• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

49301
Tổng số truy cập:49301
Khách đang online: 85
Phân biệt Nhân viên kinh doanh và Chuyên viên kinh doanh
Ngày đăng tin: 28/05/2024 20:53

Khi tìm việc, bạn có thể thấy tin tuyển dụng cho nhân viên kinh doanh và chuyên viên kinh doanh. Bạn có tự hỏi sự khác biệt giữa hai vị trí này là gì không? Hãy cùng Cevn tìm hiểu ngay nhé.

Liệu chuyên viên kinh doanh có cao cấp hơn và yêu cầu nhiều tiêu chí hơn nhân viên kinh doanh? Mức lương và chế độ đãi ngộ của vị trí nào tốt hơn? Hãy cùng Cevn tìm hiểu và giải đáp những câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
 

Sự khác biệt giữa nhân viên kinh doanh và chuyên viên kinh doanh
 
I. So sánh nhân viên kinh doanh và chuyên viên kinh doanh
 
Về cơ bản, chuyên viên kinh doanh có thể được hiểu là cấp bậc cao hơn của nhân viên kinh doanh. Họ là những người có bằng cấp hoặc đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc (thường là 3 năm trở lên). Chuyên viên cũng được hưởng mức lương và các chế độ phúc lợi cao hơn nhân viên; đồng nghĩa với việc họ phải đảm nhiệm những công việc phức tạp hơn và yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu hơn.
 
Chuyên viên kinh doanh còn được chia thành chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính, chuyên viên tư vấn kinh doanh. Ngược lại, nhân viên kinh doanh là vị trí công việc thấp hơn, dành cho những người chưa có kinh nghiệm làm việc hoặc không có bằng cấp, chứng chỉ.
 
Tuy nhiên, sự khác biệt giữa chuyên viên và nhân viên này chưa hẳn đúng trong các môi trường công ty tư nhân hoặc công ty nước ngoài. Nhiều công ty không phân biệt rõ hai chức danh này, họ không có chuyên viên kinh doanh mà chỉ có nhân viên kinh doanh hoặc ngược lại. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức và quy định của từng công ty.
 
Nhiều khi, nhân viên kinh doanh ở công ty này còn được hưởng chế độ phúc lợi tốt hơn cả chuyên viên kinh doanh ở công ty kia. Điều này thậm chí còn có thể thay đổi trong từng chi nhánh của một doanh nghiệp.
 
Ví dụ trong một số ngân hàng, những người làm việc ở hội sở chính có thể được gọi là chuyên viên kinh doanh trong khi người làm việc ở chi nhánh khác sẽ là nhân viên kinh doanh (quyền hạn và trách nhiệm của họ là như nhau).
 
Chuyên viên là những người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc nhưng không có nghĩa là sinh viên mới ra trường thì không thể ứng tuyển vào vị trí này. Những người dù chưa có kinh nghiệm nhưng có đủ bằng cấp, trình độ và sự tự tin hoàn toàn có thể nộp đơn ứng tuyển vị trí chuyên viên kinh doanh.

II. Mô tả công việc nhân viên kinh doanh và chuyên viên kinh doanh
 
1. Nhân viên kinh doanh
 
Công việc của một nhân viên kinh doanh trong các công ty, doanh nghiệp thường bao gồm:
 
Tìm kiếm khách hàng và giới thiệu sản phẩm của công ty tới khách hàng tiềm năng.
 
Duy trì quan hệ với khách hàng mà mình phụ trách.
 
Giải quyết khiếu nại của khách hàng và báo cáo lên cấp trên thi cần thiết.
 
Thực hiện nghiên cứu thị trường để phục vụ cho các dự án kinh doanh mới.
 
Thực hiện các cuộc gọi chào hàng với khách hàng tiềm năng.
 

Yêu cầu công việc của nhân viên kinh doanh và chuyên viên kinh doanh

2. Chuyên viên kinh doanh
 
Tùy theo yêu cầu của từng tổ chức mà mô tả công việc của chuyên viên kinh doanh có thể giống hoặc khác với nhân viên kinh doanh. Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu chuyên viên kinh doanh của mình phải thực hiện những công việc như:
 
Xây dựng và phát triển kế hoạch kinh doanh cho công ty.
 
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác (chuyên viên kinh doanh có thể phụ trách khách hàng lớn như các công ty, tổ chức; trong khi đó nhân viên kinh doanh tìm kiếm khách hàng là các cá nhân).
 
Làm việc với các bộ phận khác của công ty để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thông suốt.
 
Chịu trách nhiệm về sản phẩm, dịch vụ trước khách hàng và mục tiêu doanh số đã đề ra trước cấp trên.
 
Báo cáo công việc thường xuyên lên quản lý cấp cao hơn.
 
III. Chuyên viên kinh doanh/Nhân viên kinh doanh có phải là sale không?
 
Nhân viên kinh doanh có phải là sale không? Đây là câu hỏi thường gặp của nhiều ứng viên. Thực tế, nhân viên kinh doanh chính là cách dịch từ từ "sale" trong tiếng Anh. Vị trí này thuộc bộ phận Sales và Marketing hoặc chỉ riêng bộ phận Sales, tùy vào tính chất công việc, quy mô và lĩnh vực hoạt động của công ty. Trong các công ty sử dụng tiếng Anh, nhân viên kinh doanh thường được gọi tắt là "sale".
 
Một số tên gọi khác của nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh như:
 
- Salesman (nhân viên kinh doanh nam)
 
- Saleswoman (nhân viên kinh doanh nữ).
 
IV. Trở thành nhân viên kinh doanh/chuyên viên kinh doanh có khó không?
 
Nhân viên/chuyên viên kinh doanh đều là những vị trí có nhu cầu tuyển dụng rất cao ở thời điểm hiện tại. Vì thế, sẽ không quá khó nếu như bạn muốn tham gia vào ngành này. Tuy nhiên, cho dù muốn trở thành nhân viên hay chuyên viên kinh doanh, thì bạn vẫn cần phải đảm bảo đầy đủ những yêu cầu sau:
 
Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng các ngành Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc ngành nghề liên quan khác.
 
Thành thạo tin học văn phòng, Internet và các công cụ hỗ trợ kinh doanh.
 
Kỹ năng giao tiếp tốt.
 
Đam mê và linh hoạt trong công việc kinh doanh.
 
Kiên trì, lạc quan và có quyết tâm cao độ.
 
Có khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.
 
Có khả năng tự tạo mục tiêu và quyết tâm theo đuổi mục tiêu.
 
Trên đây, Cevn đã giúp các bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến sự khác biệt giữa nhân viên kinh doanh và chuyên viên kinh doanh. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất khi lựa chọn vào làm nhân viên hay chuyên viên kinh doanh cho các công ty, doanh nghiệp. Dù bạn ứng tuyển vị trí nào thì việc tham khảo cách viết CV xin việc chuyên viên kinh doanh hay nhân viên kinh doanh cũng rất cần thiết để phân biệt, tránh nhầm lẫn khi có nhu cầu.
Số lượt đọc: 151 -