• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

65169
Tổng số truy cập:65169
Khách đang online: 87
Nhà tuyển dụng yêu cầu và kỳ vọng gì khi tuyển phụ bếp?
Ngày đăng tin: 23/11/2021 16:32

Trở thành phụ bếp cũng là một trong những cách để bạn tiếp cận tới công việc đầu bếp mình hằng mơ ước. Bởi những đầu bếp giỏi, nổi tiếng trên thế giới đều phải làm những công việc nhỏ nhất, đặc biệt họ cũng từng trải qua vị trí phụ bếp này. Nếu bạn có ý định ứng tuyển phụ bếp thì cần biết được yêu cầu của nhà tuyển dụng ra sao, từ đó chuẩn bị hành trang kỹ lưỡng để đạt kết quả tốt.

Là một phụ bếp (commis), trước hết bạn cần phải thật kiên trì, thành công sẽ không đến trong ngày một ngày hai. Có rất nhiều thứ mà bạn phải học và đôi khi, bạn sẽ phải làm cả những công việc mà mình chưa bao giờ nghĩ tới. Thế nhưng, hãy nhớ rằng, các đầu bếp nổi tiếng đều bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Khi học được nhiều điều mới và tích lũy nhiều kinh nghiệm, bạn dần dần sẽ được giao nhiều trọng trách hơn và bạn sẽ cứ thế mà thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong nghề.


Công việc của phụ bếp thường làm hằng ngày là gì?
 
Bài viết dưới đây của Cevn sẽ cùng các bạn tìm hiểu về công việc phụ bếp và những yêu cầu của nhà tuyển dụng khi tuyển phụ bếp nhé.

I. Phụ bếp là làm gì?
 
Phụ bếp là người hỗ trợ, phụ giúp công việc cho bếp trưởng trong các nhà hàng, khách sạn, quán ăn,... Công việc của người phụ bếp không cố định mà sẽ thay đổi từ ngày này qua ngày khác. Làm phụ bếp, bạn sẽ được học những kiến thức cơ bản như cách sử dụng dao, nấu những món đơn giản, làm salad, món khai vị, chế biến các món ăn kèm và rất nhiều các công việc khác theo sự chỉ đạo của bếp trưởng.
 
Bạn thậm chí sẽ phải làm những công việc chẳng liên quan gì đến nấu nướng như quản lý đồ dùng nhà bếp, bưng bê, kiểm tra thức ăn, vứt bỏ nguyên liệu đã hết hạn,... Trong quá trình làm việc, bạn sẽ học được rất nhiều nguyên tắc về nấu nướng, cách pha chế các loại nước chấm, cách lựa chọn nguyên liệu hay gia vị,... Càng chịu khó lắng nghe và chăm chỉ học hỏi bao nhiêu thì cơ hội để thành công của bạn lại càng lớn bấy nhiêu. Thông thường, bạn sẽ làm công việc phụ bếp khoảng 4 - 5 năm thì sẽ tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm để ngồi vào vị trí cao hơn.

II. Yêu cầu khi tuyển dụng phụ bếp
 
1. Về bằng cấp
 
Trên thực tế, việc tuyển dụng phụ bếp không phụ thuộc vào bằng cấp. Điều mà nhà tuyển dụng cần là kinh nghiệm làm việc và ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Ứng viên càng có nhiều năm kinh nghiệm thì sẽ càng được ưu tiên. Những người có kỹ năng tốt và thực sự ham học hỏi cũng sẽ được nhà tuyển dụng tạo điều kiện.
 
Làm phụ bếp, bạn sẽ được đào tạo mọi kỹ năng và kiến thức liên quan trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, nếu như đã trải qua các khóa học về nấu ăn hoặc có bằng trung cấp nghề thì sẽ được ưu tiên hơn. Những ứng viên có chứng chỉ về vệ sinh an toàn thực phẩm hay am hiểu văn hóa ẩm thực cũng sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
 
Dù ứng tuyển phụ bếp hay đầu bếp thì bạn cũng cần có CV xin việc chuyên nghiệp để gửi tới nhà tuyển dụng. Tham khảo các mẫu CV xin việc Đầu bếp, nấu ăn được Cevn cập nhật trên website để áp dụng khi bạn có nhu cầu ứng tuyển lĩnh vực này nhé.

2. Về kỹ năng
 
2.1. Kỹ năng làm bếp cơ bản
 
Hầu hết nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên của mình phải có những kỹ năng cơ bản về làm bếp hay nấu ăn nhờ kinh nghiệm làm việc hoặc được trải qua một khóa học đào tạo nghề. Phụ bếp phải nắm được những công thức nấu ăn cơ bản, thành thạo cách sử dụng các dụng cụ nhà bếp. Kỹ năng dùng dao cũng vô cùng quan trọng.


Yêu cầu về nằng cấp và kỹ năng đối với phụ bếp

2.2. Kỹ năng quản lý nguyên liệu trong nhà bếp
 
Sau một thời gian làm việc, phụ bếp cần phải rèn luyện được các kỹ năng liên quan đến quản lý nguyên phụ liệu trong nhà bếp, bao gồm việc như thu mua, bảo quản và sơ chế nguyên liệu cũng như khi nào thì nên bổ sung nguyên liệu mới. Đối với thức ăn thừa, nguyên liệu đã hết hạn thì nên xử lý như thế nào? Mỗi loại thực phẩm có thể bảo quản trong thời gian bao lâu? Tất cả những kiến thức này người làm phụ bếp đều phải nắm rõ.

2.3. Tự giác, chủ động
 
Công việc trong nhà bếp không chỉ có nấu nướng mà còn bao gồm sơ chế nguyên liệu, dọn dẹp khu vực bếp, vệ sinh dụng cụ nấu ăn, .... Bạn cần phải chủ động thực hiện những công việc này mà không chờ đợi sự nhắc nhở hay thúc giục của quản lý. Những việc này nghe qua có vẻ đơn giản nhưng lại chiếm rất nhiều thời gian và nhiều khi đến dồn dập cùng một lúc. Do đó, sự nhanh nhẹn, chịu được áp lực cao trong công việc và tâm lý bình tĩnh là điều không thể thiếu nếu như bạn muốn ứng tuyển vào vị trí phụ bếp.

2.4. Cẩn thận, tỉ mỉ
 
Bếp trưởng cần phải cẩn thận bao nhiêu thì phụ bếp cũng phải tỉ mỉ bấy nhiêu. Họ phải đảm bảo mọi không gian trong nhà bếp đều được dọn dẹp sạch sẽ; thức ăn được sơ chế đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,... bởi những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món ăn và cả sức khỏe của khách hàng.

2.5. Ham học hỏi
 
Nếu muốn trở thành bếp trưởng, bạn phải là người ham học hỏi và có sự quan sát tinh tế cũng như kỹ năng ghi nhớ những kiến thức được người khác truyền đạt lại. Những điều này cũng với niềm đam mê ẩm thực và ý thức phấn đấu hết mình, bạn sẽ trở thành đầu bếp nổi tiếng một ngày không xa.
 
Phụ bếp là công việc không đòi hỏi bạn có trình độ học vấn cao nhưng cần có một số kỹ năng nhất định. Đây là nghề được đánh giá cao về triển vọng phát triển nên nếu bạn có ý định theo học thì cũng yên tâm phần nào về vấn đề xin việc làm sau khi kết thúc các khóa đào tạo. Hy vọng với những thông tin Cevn chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ có sự lựa chọn sáng suốt cho con đường sự nghiệp của mình.
Số lượt đọc: 677 -