• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

65175
Tổng số truy cập:65175
Khách đang online: 89
Muốn xin việc, bạn nhất định phải tránh phạm lỗi cơ bản trong thư ứng tuyển
Ngày đăng tin: 22/11/2021 11:16

Để xin được việc làm như ý, bạn cần bỏ ra nhiều công sức vào tất cả các bước trong quy trình, từ tạo CV xin việc chuyên nghiệp đến viết thư ứng tuyển ấn tượng, hấp dẫn. Thật không may, nếu bạn vô tình phạm phải những lỗi cơ bản ngay trong thư ứng tuyển thì bạn đang tự tay đánh mất cơ hội việc làm của mình.

Thực chất mà nói, thư ứng tuyển mang sức mạnh biểu đạt và truyền đạt cảm xúc cực kỳ lớn. Có thể nội dung vấn đề cập tới những thông tin tương tự CV, nhưng chính cách diễn đạt lời văn lại khiến những thông tin đó càng trở nên thuyết phục và có sức lay động. Nhận thức được điều này cộng với những vấn đề Cevn sắp chia sẻ dưới đây, bạn thực sự sẽ lĩnh hội được "bí kíp" viết một bức thư ứng tuyển ấn tượng đấy!
 

Những lỗi cần tránh khi viết thư ứng tuyển là gì?

I. Lỗi trình bày thông tin khi viết thư ứng tuyển
 
1. Không tìm hiểu trước về công ty
 
Trong thời buổi mà ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận với mạng Internet như vậy thì chẳng có lý do gì ứng viên lại không thể tìm hiểu đôi nét về công ty mình ứng tuyển. Một khi đã có những hiểu biết nhất định thì dù ít dù nhiều đều sẽ được phản ánh qua cách ứng viên viết thư ứng tuyển. Điển hình là việc nắm được yêu cầu và tinh thần làm việc của công ty, hay chỉ đơn giản là ở chi tiết thưa gửi đúng người khi viết thư ứng tuyển.
Không nắm được những thông tin cơ bản như thế sẽ vô hình chung truyền đi một thông điệp rằng bạn thiếu nghiêm túc, chân thành và không tôn trọng cơ hội việc làm cũng như công ty tuyển dụng. Đừng để những lỗi nhỏ nhặt như vậy trở thành lý do để nhà tuyển dụng loại bạn ra khỏi cuộc đua nhé!

2. Quá máy móc và cứng nhắc
 
Như đã nói, việc tìm hiểu trước về văn hóa công ty, về đối tượng người nhận còn giúp bạn rất nhiều trong việc xác định cách viết sao cho phù hợp và đạt hiệu quả nhất. Đôi khi, viết thư ứng tuyển quá máy móc, dập khuôn, sử dụng kiểu văn hành chính quá mức trang trọng như "Kính thưa quý công ty", "Kính thưa bà A",.... tạo cho người đọc cảm giác không được thoải mái, gò bó và khá cứng nhắc. Vì vậy, hãy thả lỏng bản thân

3. Chỉ tập trung "quảng cáo" bản thân
 
Dẫu biết mục đích của việc viết CV và thư ứng tuyển là để "chào hàng", để chứng minh bản thân phù hợp với vị trí tuyển dụng. Tuy nhiên bạn chớ quên một mục đích khác mà đối với nhà tuyển dụng còn quan trọng hơn cả, đó là công ty được lợi ích gì nếu tuyển dụng bạn vào làm việc. Có tập trung thể hiện năng lực thế nào thì cuối cùng điều bạn cần làm nổi bật được khi viết thư ứng tuyển là nhấn mạnh những giá trị bạn có thể tạo ra cho công ty nhé!

4. Sao chép y nguyên nội dung CV
 
Nhà tuyển dụng không cần một bức thư ứng tuyển với nội dung y hệt CV. Nội dung thư xin việc nên nêu lên được những hiểu biết của bạn về vị thế và nhu cầu và mục tiêu công ty, làm nổi bật tài nguyên kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm bạn có để cống hiến cho công ty, phục vụ những mục tiêu đó. Cách diễn đạt cũng cần thể hiện sự nghiêm túc và nhiệt huyết của ứng viên với công việc. Đây mới là tinh thần một bức thư ứng tuyển nên có chứ không phải chỉ đơn giản tóm tắt lại nội dung CV.

II. Lỗi định dạng thư ứng tuyển
 
1. Lạm dụng mẫu sẵn có
 
Đây là lỗi rất nhiều ứng viên mắc phải khi viết thư ứng tuyển. Lý do có thể bởi họ không biết cách viết hoặc có thể là vì - "tiện". Nhưng chữ "tiện" này vô hình chung trở thành thủ phạm cản đường người ứng tuyển tới vòng phỏng vấn. Dưới con mắt của nhà tuyển dụng, điều này đồng nghĩa với việc ứng viên không có sự chuẩn bị và tìm hiểu kỹ càng, và thậm chí là thiếu năng lực, không tôn trọng cơ hội tuyển dụng.
 
Như vậy, khi viết thư xin việc, trước hết cần tìm hiểu kỹ càng từ cách viết, cách trình bày, giọng văn, đến thông tin, các ý cần triển khai bao gồm kiến thức, kỹ năng, thành tích nổi bật cùng minh chứng,...

2. Không tuân thủ chỉ dẫn công ty
 
Liệu có ứng viên nào muốn bị gán cái danh không tỉ mỉ và thiếu tính kỷ luật và mất cơ hội phỏng vấn khi không thực hiện theo chỉ dẫn của công ty tuyển dụng dẫn tới sai sót trong quá trình viết và nộp thư ứng tuyển? Chắc chắn là không. Thông tin nào cần bao gồm, gửi tài liệu đi theo cách nào, gửi file gì? Bạn hãy luôn để ý và theo sát từng thông cáo và yêu cầu phía nhà tuyển dụng nhằm đáp ứng tất cả điều kiện và hướng dẫn của công ty nhé!

3. Mắc lỗi đánh máy
 
Những lỗi nhỏ nhặt như lỗi đánh máy, lỗi sai chính tả chính là hậu quả muôn thuở của việc không đọc soát lại thư ứng tuyển, khiến ứng viên mất điểm trầm trọng. Để chắc chắn nhất, ngoài việc tự mình kiểm tra lại hoặc nhờ người thân bạn bè góp ý, ứng viên cũng có thể sử dụng các công cụ kiểm tra chính tả và lỗi đánh máy online cũng rất thuận tiện và chính xác.


Thư ứng tuyển rất quan trọng. Tránh để sảy ra lỗi

4. Viết quá dài
 
6 giây là thời gian trung bình nhà tuyển dụng dùng để xem lướt qua một bản CV, vậy thì bạn nghĩ liệu họ sẽ dành bao nhiêu thời gian cho một lá thư ứng tuyển? Thời gian là không nhiều, chính vì vậy cần chớp thời cơ, thu hút sự chú ý nhiều nhất và nhanh nhất có thể để họ tiếp tục xem xét thư ứng tuyển của bạn. Để làm được điều đó thì trước hết độ dài bức thư không được phép vượt quá một trang giấy, trình bày rõ ràng, dễ theo dõi. Có như vậy mới tránh gây cảm giác nản, không muốn đọc cho nhà tuyển dụng.

5. Nội dung không thống nhất
 
Thông tin, cách dùng từ lệch lạc, không thống nhất rất dễ gây rối và cảm giác khó theo dõi cho nhà tuyển dụng. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến CV và thư xin việc của bạn bị rơi vào quên lãng. Vì vậy, khi viết thư ứng tuyển, cần chú ý đồng nhất các mục và thông tin với CV xin việc, kể cả màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ, font chữ cũng cần phải trước sau như một.

6. Giải thích khoảng trống công việc
 
Nếu bạn từng có thời gian nghỉ việc, thất nghiệp mà không đi làm vì lý do gì đó thì cũng có thể đề cập để làm rõ vì sao có khoảng trống công việc trong CV. Mặc dù thư ứng tuyển là cơ hội để giải thích về khoản trống tuyển dụng xuất hiện ở phần kinh nghiệm, kỹ năng làm việc trong CV, nhưng bạn cũng không nên quá sa đà, diễn đạt dài dòng. Nên nhớ mục tiêu khi viết thư xin việc là làm nổi bật thế mạnh bản thân và thuyết phục nhà tuyển dụng, không phải để khiến bản thân mất điểm. Thế nên, hãy chỉ kết thúc vấn đề này trong 1-2 câu và quay trở lại mục tiêu chính.
 
Trên đây là những lỗi thường gặp khi viết thư ứng tuyển mà ứng viên nên tránh. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích bạn thật nhiều trong quá trình học hỏi và nâng cao kinh nghiệm xin việc. Đừng quên chia sẻ để người thân và bạn bè cùng tham khảo nhé!
Số lượt đọc: 402 -