• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

108329
Tổng số truy cập:108329
Khách đang online: 453
Luôn thông cảm cho người khác, có thiệt thòi cho bạn không?
Ngày đăng tin: 15/02/2024 11:13

Lúc còn đi học, sinh viên thường muốn giảng viên thông cảm khi mình đi học trễ, khi chưa thuộc bài. Rồi khi đi làm, chúng ta cũng có những lúc cần được sếp thông cảm cho những sai sót trong công việc, hoặc công ty trả lương trễ cũng muốn được nhân viên thông cảm. Đây là cụm từ mà chúng ta nghe thường xuyên, trong nhiều trường hợp, nhưng liệu bạn đã hiểu rõ thông cảm là gì chưa? Luôn thông cảm cho người khác, có thiệt thòi cho bạn không?


 
Thông cảm là gì?
 
Thông cảm là trường hợp người khác mắc lỗi, để xảy ra sai sót, sai lầm, gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới bạn, và đối phương xác định rằng đó là trường hợp vô ý, không cố ý làm như thế, mong bạn thông cảm bỏ qua, không để bụng, không truy cứu, không đào sâu vấn đề. Tức là bạn và đối phương đều biết rằng đã xảy ra vấn đề, đối phương là người tạo ra vấn đề ấy, nhưng đôi bên thống nhất rằng sẽ bỏ qua, chứ không làm mọi chuyện nghiêm trọng hơn, chuyện nhỏ không nên xé ra to, hoặc chuyện lớn nhưng có thể bỏ qua thì hãy thông cảm cho qua. Sau khi làm rõ rằng thông cảm là gì, chúng ta sẽ tiếp tục giải đáp xem vì sao bạn nên thông cảm cho người khác?

Vì sao bạn nên thông cảm cho người khác?
 
Không ai hoàn hảo tuyệt đối, cho dù bạn cực kỳ tập trung, nghiêm túc và nỗ lực làm một điều gì đó, nhưng cũng không thể chắc chắn 100% rằng sẽ mang lại kết quả tốt đẹp, tức là vẫn có xác suất xảy ra sai sót, hoặc mang về kết quả không như mong đợi, thấp hơn kỳ vọng, rồi trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng xấu tới lợi ích của người khác.

Ai cũng hiểu được điều này, nên chuyện thông cảm cho người khác cũng giống như bạn đang chừa cho mình một đường lui trong tương lai, để lỡ sau này mình gây ra lỗi lầm, sai sót gì một cách vô tình, không cố ý, thì cũng sẽ được mọi người thông cảm, bỏ qua. Chứ bây giờ bạn cứng nhắc quá, nhất định làm lớn chuyện, làm ầm lên, khăng khăng không chịu bỏ qua, lỡ sau này tới lượt bạn gây ra lỗi lầm, thì liệu đối phương có thông cảm cho bạn không?

Hoặc cũng có một số quan điểm cho rằng thông cảm cho người khác là một hành động tốt, cho thấy bạn là người tốt bụng, vị tha, tạo nên hình tượng tốt trong mắt mọi người xung quanh, nhất là khi đang trong môi trường công việc, bạn sẽ luôn muốn cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác đánh giá tốt về mình, vì điều đó có lợi cho công việc của bạn trong tương lai. Nhưng liệu luôn thông cảm cho người khác thì có thiệt thòi cho bạn không, nó có khiến bạn trở thành một người nhu nhược, yếu đuối, không có tiếng nói, không dám nói lên quan điểm của mình không?

Luôn thông cảm cho người khác, có thiệt thòi cho bạn?
 
Thông cảm cho người khác sẽ giúp bạn cảm thấy mình là một người tốt bụng, vị tha, tuy nhiên, khi bạn quá tốt bụng thì hoàn toàn có thể bị lợi dụng, bị người khác ngồi lên đầu lên cổ, lúc nào cũng viện lý do này kia mong bạn thông cảm, rồi cuối cùng người chịu thiệt thòi nhất không ai khác ngoài bạn. Bạn luôn thông cảm cho người khác, nhưng người thiệt thòi lại là mình, thì liệu có bất công với chính bản thân mình không? Thay vì luôn mặc định rằng tôi là người vị tha, sẽ luôn sẵn sàng thông cảm cho những sai sót, lỗi lầm của người khác, thì bạn cần phải tỉnh táo hơn, phải cân nhắc, đánh giá và xác định xem lúc nào nên thông cảm, lúc nào không nên, đặt bản thân vào từng trường hợp cụ thể, quan sát thái độ, lắng nghe lời giải thích từ đối phương trước khi quyết định rằng mình sẽ thông cảm hay không?

Điều gì có thể thông cảm, điều gì không?
 
Thật ra, mỗi người sẽ có góc nhìn, quan điểm và trường hợp khác nhau, khi đặt mình vào từng trường hượp cụ thể thì bạn mới có thể tự xác định, tự quyết định được, chứ sẽ khó lòng đưa ra công thức chung để bạn làm theo y chang. Tuy nhiên, trong phần này sẽ đưa ra một số tiêu chí mà bạn có thể dựa vào để tham khảo, cân nhắc:

Đây là lần đầu tiên, hay nhiều lần đối phương yêu cầu bạn thông cảm về chuyện này? Nếu là lần đầu tiên thì bạn có thể bỏ qua, còn đã tái diễn nhiều lần thì tại sao phải nhân nhượng?
 
Đối phương có thành ý, thành tâm xin lỗi không, hay họ chỉ nói khơi khơi, hoặc thậm chí không thèm xin lỗi mà lại nhờ người khác nói giùm?
 
Đối phương có giải thích rõ ràng nguyên nhân xảy ra sự việc không, hay chỉ đưa ra một thông tin mơ hồ, khiến bạn không hiểu chuyện gì đang xảy ra, không đủ căn cứ để thông cảm?
 
Đối phương có đề xuất hướng giải quyết, khắc phục không, hay vẫn cứ để điều đó tiếp diễn, để bạn tự xử lý?
 
Mối quan hệ giữa bạn với đối phương như thế nào, đang tốt đẹp hay trước giờ không hoà hợp với nhau, hoặc trong quá khứ khi bạn lỡ sai sót thì họ có thông cảm không?
 
Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ rằng thông cảm là gì, luôn thông cảm cho người khác thì có thiệt thòi cho bạn không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Số lượt đọc: 155 -