• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

112193
Tổng số truy cập:112193
Khách đang online: 563
Đừng quá áp lực rằng bạn phải hoàn hảo tuyệt đối
Ngày đăng tin: 05/02/2024 10:48

Ai cũng muốn bản thân mình tốt hơn, hoàn thiện hơn, đó là một quan điểm tích cực, cho thấy bạn là người có ý chí cầu tiến, muốn rèn luyện, trau dồi và phát triển bản thân theo chiều hướng tốt hơn. Khi có tư duy này, bạn sẽ luôn trong trạng thái chủ động học hỏi, cố gắng hết sức để mình ngày tiến bộ hơn, sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng giậm chân tại chỗ, hoặc bị tụt lùi về phía sau. Tuy nhiên, khi quan điểm ấy trở nên khắc nghiệt hơn, bạn muốn rằng mình phải hoàn hảo tuyệt đối, thì điều đó sẽ khiến bạn phải đối mặt với nhiều áp lực và hệ quả khôn lường…


 
Sai sót là điều thường tình, không ai hoàn hảo tuyệt đối

Để hoàn thiện bản thân, bạn luôn tự nhủ trong đầu rằng mình phải hạn chế tối đa những sai sót, phải tự lường trước được những lỗi sai có thể xảy ra trong quá trình học tập, làm việc, và cố gắng điều hướng, tránh để những điều đó trở thành sự thật. Tuy nhiên, chính áp lực về chuyện hoàn hảo tuyệt đối như thế lại khiến bạn ngày càng mệt mỏi hơn, kiệt quệ hơn, và sẽ ảnh hưởng không tốt tới tinh thần của bạn. Sai sót là điều thường tình, kể cả những người có năng lực giỏi, xuất sắc, thì cũng sẽ có lúc họ mắc phải sai sót, chứ không ai hoàn hảo tuyệt đối cả.

Bạn có thể cố gắng rút kinh nghiệm, không để bản thân lặp lại những lỗi sai cũ, đó là điều khả thi. Tuy nhiên, cuộc sống muôn hình vạn trạng, sẽ có nhiều yếu tố bất ngờ đột nhiên xảy ra, và bạn khó lòng lường trước được mọi tình huống. Chúng ta chỉ có thể cố gắng làm đúng, làm đủ những bước cần làm, còn chuyện sai sót nếu được thì mình hạn chế tối đa, chứ không thể nào ép bản thân rằng không được quyền sai, không được phép mắc lỗi.

Chúng ta chưa đủ trải nghiệm để hoàn hảo tuyệt đối
 
Càng nhiều trải nghiệm thì bạn sẽ càng học hỏi được nhiều điều, rút được nhiều bài học kinh nghiệm, để bản thân mình ngày càng hoàn thiện hơn, trưởng thành và vững vàng năng lực hơn. Đó là một quá trình rất dài mà chúng ta cần trải qua để trau dồi bản thân, chứ bạn không thể tự tạo áp lực rằng mình phải hoàn hảo tuyệt đối ở thời điểm hiện tại. Chẳng hạn như bạn đang ở tầm 25 tuổi, thì sẽ chưa có nhiều trải nghiệm bằng những người 35-40 tuổi, và những người đó cũng sẽ có ít trải nghiệm hơn so với những ai 50-55 tuổi. Càng lớn, mình càng có nhiều trải nghiệm, càng trưởng thành hơn, hoàn thiện bản thân hơn, và đó là một quá trình lâu dài, hầu như không có điểm dừng, càng lúc mình càng học hỏi được nhiều hơn, chứ hiện tại, chúng ta chưa đủ trải nghiệm để hoàn hảo tuyệt đối đâu.

Kiến thức là vô hạn, ai cũng cần học hỏi thêm
 
Một trong những điều khiến bạn cảm thấy áp lực, cảm thấy bản thân mình còn chưa hoàn hảo tuyệt đối, chính là vì thấy sao có quá nhiều kiến thức mà mình chưa nắm, chưa từng biết tới. Thật ra, kho tàng kiến thức là vô hạn, ai cũng cần phải học hỏi thêm, cho dù đã ra trường đi làm, không còn học trong giáo trình, thì mình vẫn phải liên tục học hỏi, cập nhật kiến thức trong công việc, tự chủ động đọc thêm các tài liệu chuyên ngành nâng cao, để gia tăng vốn hiểu biết của bản thân, và vững vàng chuyên môn hơn. Sếp của bạn cũng chưa chắc đã biết hết mọi kiến thức, họ vẫn cần phải học hỏi thêm mặc dù hiện tại đã ngồi ở một vị trí cấp cao trong công ty, đã gặt hái được nhiều thành tựu trong ngành, huống hồ chi là bạn. Tất cả chúng ta đều cần phải luôn trong trạng thái học hỏi, mở mang kiến thức để hoàn thiện bản thân, bạn không nên cố gắng áp lực rằng mình phải hoàn hảo tuyệt đối, nhất là về mặt kiến thức. Mình cứ học, cứ trau dồi, cứ tiến bộ dần thôi, chứ đừng đặt nặng vấn đề rằng mình phải biết tuốt, phải nắm tất cả kiến thức chuyên môn ngay lập tức.

Bài viết này đã giúp bạn hiểu rằng vì sao không nên quá áp lực rằng mình phải hoàn hảo tuyệt đối. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Số lượt đọc: 149 -