• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

149936
Tổng số truy cập:149936
Khách đang online: 42
Lỡ deal lương “hớ” với nhà tuyển dụng, phải xử lý thế nào?
Ngày đăng tin: 11/09/2024 16:12

Deal lương với nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn đòi hỏi ứng viên cần phải có sự chuẩn bị, tìm hiểu kỹ lưỡng và ứng xử khéo léo mới có thể đảm bảo được tối đa quyền lợi của bạn cho công việc sắp tới. 

 
Nhiều trường hợp ứng viên rất tự tin khi deal lương với nhà tuyển dụng, để rồi sau đó nhận ra bản thân đã bị “hớ”. Nếu bạn rơi vào tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?
 
Câu chuyện phỏng vấn và deal lương bị “hớ”
 
Chị Thanh Thảo (26 tuổi, Quận 10) đang làm nhân viên kế toán tại một công ty kế kiểm chia sẻ câu chuyện deal lương hớ, đồng thời cũng là bài học kinh nghiệm quý giá của chị. 
 
“Trước khi phỏng vấn, mình đã chủ động nghiên cứu về thị trường, chuẩn bị những thông tin cần thiết nhất cho việc deal lương nên cũng xác định được mức lương mình mong muốn. Vòng phỏng vấn cũng diễn ra khá suôn sẻ và nhà tuyển dụng thậm chí còn đồng ý với mức lương mình đề xuất. Lúc đó mình đã nghĩ bản thân đã thành công trong câu chuyện deal lương. 
 
Sau vài tháng làm việc, mình mới nhận ra bản thân đã bị “hớ” khi đề xuất và chấp nhận mức lương đó. Vị trí công việc này yêu cầu rất nhiều về kỹ năng, kinh nghiệm, công sức lẫn thời gian mình phải bỏ ra. Mình bắt đầu cảm thấy stress, kiệt quệ rất nhiều và đặc biệt là hối hận vì đã đề nghị mức lương đó.
 
Sau đó mình đã gặp nhà tuyển dụng để trao đổi và tìm cách giải quyết vấn đề này. May mắn thay là mọi chuyện đã ổn thoả. Nhờ vậy mà mình cũng nhận ra rằng việc deal lương không chỉ đơn thuần là về tiền bạc, mà còn về sự tôn trọng và công nhận giá trị của bản thân trong công việc. Kinh nghiệm này cũng giúp cho mình biết thêm cách bảo vệ quyền lợi của bản thân trong các tình huống khác về sau”. 
 
Mẹo xử lý khi lỡ deal lương “hớ”
 
Nếu bạn lỡ chấp nhận mức lương trong buổi phỏng vấn thấp hơn mong đợi hoặc so với khối lượng công việc thực tế và cảm thấy cần điều chỉnh, bạn có thể thử một số biện pháp sau đây để cải thiện tình hình:
 
Xem xét rõ tình hình, chia sẻ thẳng thắn
 
Trước hết, khi bạn nhận ra mình đã lỡ deal lương không như ý thì hãy dành thời gian để xem xét tình hình một cách cẩn thận. Bạn hãy tự hỏi mình tại sao lại chấp nhận mức lương thấp hơn mong đợi. Có phải là do bạn quá lo lắng về việc không tìm được công việc khác? Hay là do bạn chưa nắm rõ các thông tin về thị trường lao động và hiểu được giá trị của bản thân?
 
 
Khi đã hiểu rõ nguyên nhân, lúc này bạn mới bắt đầu chia sẻ thẳng thắn với nhà tuyển dụng. Bạn có thể liên hệ với nhà tuyển dụng hoặc quản lý và đề nghị một cách lịch sự về việc thảo luận lại mức lương. Mở đầu câu chuyện thì bạn có thể bắt đầu bằng việc chia sẻ về cảm nhận rằng mức lương hiện tại chưa phản ánh đúng giá trị của bạn. 
 
Bạn cần lưu ý rằng khi thảo luận lại về mức lương, bạn phải thể hiện được những giá trị, thành tựu và kỹ năng mà bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp, bởi những điều này là lý lẽ thuyết phục nhất chứng minh bạn xứng đáng với mức lương đó. Bạn càng đưa lý do thuyết phục và cụ thể, khả năng nhà tuyển dụng và quản lý chấp nhận đề xuất mức lương mới càng cao. 
 
Cân nhắc đến việc thương lượng về những quyền lợi khác
 
Trong trường hợp bạn không thể thương lượng thành công về đề xuất lương mới, bạn có thể cân nhắc đến đề nghị về các phúc lợi khác như thưởng, ngày nghỉ phép, thời gian làm việc linh hoạt, bảo hiểm, thăng tiến, các khoản phúc lợi khác v.v. 
 
Đây cũng là những giá trị lợi ích đáng để cân nhắc, đặc biệt là khi doanh nghiệp không thể xem xét việc tăng lương cho bạn ngay lập tức. Do đó những quyền lợi này có thể khiến bản cảm thấy cân bằng lại sự chênh lệch về lương và khối lượng công việc. Đồng thời cũng giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục công việc. 
 
Tìm hiểu các vị trí công việc hiện nay đang tuyển dụng như: tuyển dụng nhân viên marketing, mechanical engineer, tuyển dụng ngân hàng hà nội, việc làm nhân sự đà nẵng, việc làm it hải phòng, việc làm nhân viên kinh doanh,…
 
Chuẩn bị tinh thần cho các kịch bản khác nhau
 
Cuối cùng, tuy “sự thật thì mất lòng” nhưng bạn hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho những tình huống kịch bản khác. Nhà tuyển dụng có thể đồng ý tăng lương, nhưng họ cũng có thể từ chối ngay tức khắc. Nếu nhà tuyển dụng đồng ý thì đây quả là một kết quả đáng mừng dành cho bạn. 
 
 
Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng từ chối thì bạn cũng có thể cân nhắc thêm các yếu tố khác của công việc hiện tại. Rằng liệu công việc ấy có còn mang lại được cho bạn giá trị gì không? Chẳng hạn như các phúc lợi, kinh nghiệm học hỏi, kỹ năng trong công việc, v.v. Để thông qua đó, bạn có thể cân nhắc và quyết định xem liệu bạn có chấp nhận được mức lương như hiện tại không. 
 
Nếu không thể thay đổi mức lương trong lần này, bạn đừng vội chán nản mà hãy coi đây là một bài học kinh nghiệm giá trị cho tương lai. Từ đó bạn có thể chuẩn bị kỹ càng hơn về mức lương mong muốn phù hợp với bản thân và cách để thương lượng hiệu quả.
 
Lỡ deal lương “hớ” không phải là dấu chấm hết cho sự nghiệp của bạn. Bằng các biện pháp như xem xét tình hình, chia sẻ thẳng thắn và thương lượng với nhà tuyển dụng về các quyền lợi khác, bạn vẫn có thể cải thiện điều kiện làm việc, xứng đáng với giá trị thực sự của bản thân. Điều quan trọng vẫn là sự tự tin và hiểu rõ năng lực của bản thân chính là chìa khóa giúp bạn vượt qua mọi thử thách trong quá trình tìm kiếm công việc. Hãy theo dõi Cevn và Cevn để cập nhật thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích khác nhé!
Số lượt đọc: 116 -