Làm việc cho Startup, được gì và mất gì?
Ngày đăng tin: 22/08/2023 09:41
Đối với những sinh viên mới ra trường hay những người muốn nhảy việc thì điều dễ nhận thấy là suy nghĩ của người xin việc khi nhìn vào thông tin tuyển dụng nhân sự của các công ty Startup mới khởi nghiệp. Họ băn khoăn do chưa có kinh nghiệm tìm việc và đắn đo suy nghĩ làm việc cho Startup thì được gì? Mất nhiều hơn hay là được nhiều hơn?
Hầu hết, không phải tất cả người xin việc đều có suy nghĩ làm việc cho các công ty khởi nghiệp vừa lương thấp, lại còn chưa biết tương lai của mình sẽ đi đâu về đâu nếu chẳng may doanh nghiệp phá sản. Lương thấp đã đành, làm việc cho Startup còn chịu nhiều thiệt thòi đó là suy nghĩ mà mà những bạn trẻ hay nói với nhau nhất. Vậy làm việc cho Startup được gì và mất gì? Có đúng như mọi người hay nói không thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Cevn nhé!
Có khá nhiều người băn khoăn có nên tìm việc làm tại những doanh nghiệp khởi nghiệp không
Làm việc cho Startup được gì?
1. Cơ hội phát huy khả năng
Chắc chắn rồi, các công ty khởi nghiệp bao giờ cũng khuyến khích nhân viên của mình làm việc một cách sáng tạo, không gò bó, tạo cơ hội cho nhân viên phát huy hết khả năng của mình. Vì vậy, nếu làm việc cho Startup, bạn có thể hoàn toàn yên tâm được làm việc và sáng tạo hết mình, không bị dập khuôn hay gò bó, hạn chế như các doanh nghiệp lâu đời khác.
2. Được làm nhiều việc
Công ty mới thành lập nên sẽ có rất nhiều vấn đề cần giải quyết, đồng nghĩa với việc nhân viên sẽ được giao cho trách nhiệm xử lý nhiều công việc khác nhau. Xong đừng có những suy nghĩ tiêu cực như lương thấp mà phải làm nhiều việc, đây là cơ hội tốt cho bạn để bạn trau dồi, bồi dưỡng thêm kiến thức mà mình còn thiếu sót, đồng thời được học hỏi thêm được nhiều cái mới, kỹ năng và khả năng xử lý các vấn đề từ chính sếp của mình để làm bước đệm cho con đường sự nghiệp sau này.
Môi trường khởi nghiệp cũng là môi trường đáng cho chúng ta trải nghiệm
3. Đổi mới tư duy
Nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh là phải liên tục đổi mới, nếu không chịu đổi mới thì họ mãi bị đối thủ của mình bỏ lại ở phía sau mà thôi. Hơn ai hết, Startup phải là người nắm rõ điều này và họ phải là người truyền cảm hứng cho nhân viên của mình trong việc đổi mới tư duy và chiến lược. Rõ ràng nếu làm việc cho Startup thì bạn đang có thêm cơ hội để được học hỏi và phát triển khả năng tư duy sáng tạo trong công việc, chiến lược và suy nghĩ của mình còn gì.
4. Được hưởng các đặc quyền chỉ Startup mới có
Tục ngữ có câu: "thả con săn sắt bắt con cá rô", áp dụng trong trường hợp này không sai. Chấp nhận lương thấp nhưng đổi lại bạn được học hỏi, trau dồi những cái mới, được phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, bên cạnh đó lại được nhận các đặc quyền mà chỉ Starup mới có như giờ làm linh hoạt hơn, không bị gò bó về mặt thời gian và địa điểm làm việc, có thể làm việc tại nhà, đặc biệt là môi trường làm việc thuận lợi,... Đấy là còn chưa kể đến về mặt lợi ích lâu dài nếu công ty phát triển, sếp có thể cân nhắc đưa bạn lên các vị trí quản lý cao hơn.
Mất gì khi làm việc cho Startup?
Bên cạnh những cái được có thể nhìn thấy, nếu chấp nhận làm việc cho Startup cũng đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận mất
nhiều thứ.
1. Làm nhiều lương thấp
Chấp nhận làm việc cho Startup thì phải chấp nhận lương thấp, và phải làm nhiều, có thể làm thêm giờ, thậm chí là không có chủ nhật để xử lý khối công việc lớn cho kịp tiến độ. Công ty mới thành lập, bước đầu phát triển chưa có nguồn thu, vốn đầu tư họ đem đầu tư vào sản phẩm và phát triển thị trường khác hàng nên mức lương mà họ trả cho nhân viên của mình chắc chắn không thể cao như các công ty, doanh nghiệp khác được.
Thành công không bao giờ dễ dàng trừ khi bạn biết cố gắng
2. Khả năng thất nghiệp cao
Trong số 10 thì có đến 9 Startup khởi nghiệp thất bại. Như vậy đồng nghĩa với việc khả năng thất nghiệp của bạn sẽ cao hơn so với người khác.
3. Khó cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Làm việc cho các doanh nghiệp mới còn non trẻ, áp lực khối lượng công việc lớn, đòi hỏi bạn phải sẵn sàng chấp nhận làm thêm giờ, thậm chí là không có ngày nghỉ để xử lý cho xong. Kéo theo thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn cũng bị thay đổi, có ít thời gian để gặp gỡ bạn bè hơn, vì phần lớn thời gian bạn đã dành ra để xử lý công việc của mình.
Hy vọng sau bài viết trên đây của Cevn, bạn sẽ hiểu rõ hơn phần nào làm việc cho Startup, được gì và mất gì cũng như thay đổi ngay cách suy nghĩ, đánh giá của mình về làm việc cho Startup nhé. Để tìm việc làm dễ dàng bạn có thể truy cập vào Cevn để liên tục cập nhật nhiều hơn các tin đăng tuyển dụng của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp startup.