• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

91919
Tổng số truy cập:91919
Khách đang online: 97
Kỹ năng ứng xử khéo léo & tạo thiện cảm tốt
Ngày đăng tin: 22/07/2024 21:15

Đứng trước cùng 1 hoàn cảnh, sự việc, đối tượng, nhưng mỗi người sẽ có góc nhìn, suy nghĩ và hành động đáp lại khác nhau, điều này liên quan tới khả năng tư duy và kỹ năng ứng xử của từng cá nhân. Nhưng ai ứng xử khéo léo thì đương nhiên sẽ được mọi người yêu quý, có thiện cảm, ngược lại, người hành xử thiếu tinh tế thì có thể bị đánh giá xấu, không được lòng người khác. Trong bài viết này, hãy cùng Cevn tìm hiểu về kỹ năng ứng xử khéo léo & tạo thiện cảm tốt với mọi người xung quanh nhé!

 
Kỹ năng ứng xử có phải là kỹ năng xử lý tình huống?
 
Kỹ năng ứng xử là một trong những kỹ năng mềm mà chúng ta cần rèn luyện, để giúp bản thân có thể hành xử một cách đúng mực và phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh cụ thể, tránh để xảy ra những hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ, khiến bản thân bị đánh giá không tốt, bị cho là kém duyên. Đây là một kỹ năng mềm, nên cũng có nhiều người sẽ so sánh nó với các kỹ năng khác, rồi cho rằng sao thấy quen quen, liệu kỹ năng ứng xử có phải là kỹ năng xử lý tình huống không? Xét về tính chất, thì cả 2 kỹ năng này đều liên quan tới việc ứng xử, cách hành động, đó là điểm tương đồng, nhưng khi nhìn nhận kỹ hơn thì vẫn có sự khác biệt giữa kỹ năng ứng xử và kỹ năng xử lý hành động.
 
Xử lý tình huống là khi có một tình huống nào đó xảy ra, tác động tới bạn, tự dưng bạn lại phải đối diện với nó và cần phải xử lý nhanh chóng, kịp lúc nhưng vẫn phải chuẩn chỉnh, chứ không được làm đại, làm bừa khiến mọi chuyện bị rối tung lên, và thường ứng dụng với các tình huống bất ngờ, phức tạp, khó xử lý. Còn kỹ năng ứng xử thiên về cách mình đối nhân xử thế, sao cho mọi người hiểu rõ tính cách và đánh giá tích cực về cách bạn giao tiếp, hành động với những người xung quanh, nếu ai khéo trong kỹ năng ứng xử thì sẽ được mọi người quý mến, có thiện cảm, chứ cũng không cần đó phải là những tình huống bất ngờ, phức tạp như kỹ năng xử lý tình huống.

Làm sao để đánh giá rằng mình có kỹ năng ứng xử tốt chưa?
 
Để xác định & tự đánh giá xem rằng mình có kỹ năng ứng xử tốt chưa, thì bạn hãy hỏi thăm những người xung quanh, họ sẽ đưa ra những đánh giá khách quan, nhận xét chính xác nhất về khả năng ứng xử của bạn, hãy hỏi những người thân quen, trong gia đình hoặc bạn bè/đồng nghiệp thân thiết, để họ có câu trả lời chân thật nhất, để mình còn biết bản thân mình tốt/xấu thế nào để còn khắc phục, chứ không nên hỏi những người chưa đủ thân, vì có thể họ sẽ trả lời xã giao, chứ chưa đi sâu, đi đúng vào vấn đề.
 
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể quan sát xem trong những lần gần đây, chẳng hạn như khoảng 1 tuần đổ lại, có những tình huống nào mà bạn phải ứng xử với người khác, trong học tập/công việc hoặc trong đời sống, và sau khi bạn ứng xử như thế thì phản ứng của những người liên quan thế nào, họ có vui, có thoải mái, hài lòng không, hay là họ tự dưng bị xịt keo, cảm thấy không khí bị chùng xuống, mất vui? Dựa vào đó, bạn cũng có thể tự đánh giá một cách khá chính xác, nếu thấy rằng mình ứng xử vẫn còn đang bị xu, bị kỳ, thì hãy tìm hiểu cách để rèn luyện kỹ năng ứng xử sao cho khéo léo và tạo thiện cảm tốt với mọi người, cụ thể sẽ được giải đáp trong phần tiếp theo.

Cách rèn luyện kỹ năng ứng xử khéo léo & tạo thiện cảm tốt
 
Để rèn luyện kỹ năng ứng xử khéo léo, thì đầu tiên, bạn phải đảm bảo rằng mình luôn nhìn nhận các vấn đề, các đối tượng liên quan một cách chính xác & đầy đủ thông tin nhất, đó sẽ là cơ sở quan trọng để bạn phân tích và tìm cách ứng xử với họ, tránh trường hợp khi chưa nhận thức rõ, hiểu sai vấn đề, hiểu lầm đối phương, rồi lỡ đưa ra những cách hành xử kỳ quặc, kém duyên. Tiếp theo, bạn hãy học cách ứng xử khéo léo trong các trường hợp phổ biến, thường gặp trong học tập/công việc và đời sống, chẳng hạn như khi bắt chuyện với người mới gặp lần đầu, khi mua đồ ăn, khi vào quán cafe, khi ngồi làm việc trong văn phòng, khi học trong lớp, khi ăn trưa/ăn tối với gia đình,… hầu như ngày nào bạn cũng sẽ đối mặt với các hoàn cảnh ấy, thì bạn cần tìm hiểu xem lúc đó có các quy tắc hoặc lời khuyên nào mà bạn cần lưu ý khi ứng xử không, hãy ghi nhớ và cố gắng làm đúng theo như thế.
 
Đương nhiên, bạn cũng cần linh hoạt theo từng hoàn cảnh cụ thể mà bạn gặp phải, chứ không nên rập khuôn rằng sách vở bảo làm thế nào thì làm y chang vậy, vừa khó cho bạn, vừa khiến bạn bị đơ, bị sượng, không được tự nhiên, thoải mái khi ứng xử. Dù sao bạn cũng là người, cũng có suy nghĩ, có cảm xúc, nên hãy linh hoạt một tí, chứ không nên tự lập trình bản thân như một cái máy, như một robot ứng xử. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý ứng xử/đối xử với mọi người xung quanh một cách chân thành, cho dù đó là người thân thiết hay chỉ là bạn bè, đồng nghiệp xã giao, thì cũng phải đối tốt với họ, không được lợi dụng/lừa gạt họ hoặc có những hành vi gây thiệt hại cho đối phương chỉ vì muốn cái lợi cho bản thân mình. Khi bạn chân thành với mọi người, thì đó cũng là cách rất tốt để bạn rèn luyện kỹ năng ứng xử một cách khéo léo và tự nhiên nhất.
 
Bài viết này đã giúp bạn nắm được cách rèn luyện kỹ năng ứng xử khéo léo & tạo thiện cảm tốt với mọi người xung quanh. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Số lượt đọc: 87 -