4 Kỹ năng mềm cần thiết khi làm bên ngành nhân sự
Ngày đăng tin: 14/05/2024 20:32
Kỹ năng mềm là hành trang cực kỳ quan trọng mà chúng ta cần chuẩn bị để tăng cơ hội việc làm cho chính mình. Trong bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực hay vị trí công việc nào, những ai thành thạo nhiều kỹ năng mềm liên quan tới công việc thì sẽ càng nhanh chóng thích nghi và tăng khả năng hoàn thành tôt những việc được giao. Trong bài viết này, hãy cùng Cevn tham khảo 4 kỹ năng mềm cần thiết khi làm bên ngành nhân sự:
1. Kỹ năng giao tiếp rất cần thiết khi làm HR
Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp khi đi làm, hầu như bất kỳ ngành nghề nào dù ít dù nhiều thì bạn cũng cần phải thường xuyên giao tiếp với mọi người xung quanh, với đồng nghiệp để phối hợp ăn ý trong công việc. Còn khi làm bên ngành nhân sự thì kỹ năng giao tiếp lại càng quan trọng hơn nữa, vì bạn phải thường xuyên giao tiếp với ứng viên, với nhân viên mới, đóng vai trò cầu nối truyền thông tin giữa công ty và toàn thể nhân viên, nên tất nhiên bạn phải giao tiếp khéo léo và tự tin thì mới hoàn thành tốt các công việc của mình. Chứ nếu làm HR mà ấp úng, nói chuyện lắp bắp, thì nhiều khi lại bị ứng viên đánh giá thấp, cho rằng bạn dở, thiếu chuyên nghiệp, gián tiếp ảnh hưởng tới hình ảnh của công ty trong mắt các ứng viên. Chẳng hạn như khi HR gọi điện thoại mời ứng viên đi phỏng vấn, nếu giao tiếp chưa tốt, thì khả năng cao rằng họ sẽ thấy cấn cấn, sẽ không tới phỏng vấn tại công ty bạn.
2. Làm ngành nhân sự cần trau dồi kỹ năng lắng nghe
Nhân sự là người trung gian giữa công ty và toàn thể
nhân viên, phải làm sao để dung hoà được quan điểm, mong muốn và lợi ích của 2 phía, và tất nhiên sẽ thường xuyên bắt gặp những lúc nhân viên bất mãn về công ty, hoặc phía công ty muốn siết chặt quản lý nhân viên,… thì HR phải là người biết lắng nghe, hiểu rõ, hiểu đúng các sự việc, và truyền đạt cho phía còn lại một cách chính xác nhất, đối với những việc trong khả năng xử lý của mình, thì tất nhiên người làm bên ngành nhân sự vẫn cần phải có kỹ năng lắng nghe tốt, để hiểu đúng bản chất vấn đề thì mới xử lý cho khéo được, tránh trường hợp không nghe kỹ, hoặc nghe xong hiểu nhầm ý, khiến nội bộ công ty bị lục đục vì HR truyền thông tin sai, xử lý vấn đề sai.
Ví dụ như nhân viên than phiền rằng công ty đang chưa tính OT khi tăng ca, đây là sự thiệt thòi cho nhân viên, mà HR lại chưa lắng nghe đúng, truyền đạt lên phía ban giám đốc một cách sai lệch, khiến cấp trên cho rằng nhân viên đòi hỏi quyền lợi, chưa làm được gì nhiều đã đòi hỏi, thì lúc này mọi chuyện sẽ rối tung lên, nội bộ sẽ bị bất đồng, xích mích,…
3. Làm HR cần có kỹ năng thuyết trình tốt & tự tin
Sau khi tuyển dụng nhân viên mới, trong những ngày làm việc đầu tiên, HR cần thực hiện onboarding, bao gồm việc giới thiệu về văn hoá công ty, nội quy lao động, quy trình làm việc, hướng dẫn các công cụ làm việc & giao tiếp mà công ty đang sử dụng, thì để làm tốt được các buổi giới thiệu/training ấy, tất nhiên người làm bên ngành nhân sự cần phải có kỹ năng thuyết trình tốt, tự tin và lưu loát.
Hãy thử tưởng tượng bạn là nhân viên mới, khi vào công ty được tham gia các buổi đào tạo, training của HR, vậy mà người đứng lớp lại lắp bắp, thường xuyên nói vấp hoặc thể hiện sự thiếu tự tin, thì chắc chắn bạn sẽ đánh giá rằng công ty này không chuyên nghiệp, thậm chí không tôn trọng nhân viên mới nên mới đưa một người thuyết trình kém đứng ra training. Để tránh bản thân mình & cả công ty bị đánh giá không tốt như thế, thì chính mỗi người HR cần lưu ý rèn luyện kỹ năng thuyết trình sao cho bài bản và tự tin hơn.
4. Kỹ năng tin học văn phòng cần thiết với ngành nhân sự
Khi làm bên ngành nhân sự, bên cạnh làm việc với con người, giao tiếp với
ứng viên & nhân viên trong công ty, thì bạn cũng sẽ thường xuyên tiếp xúc với công việc trên máy tính, thường xuyên sử dụng tin học văn phòng trong công việc. Từ khâu tìm kiếm CV trên mạng, tải về, lưu trữ trong máy, chỉnh sửa văn bản, danh sách nhân viên, in ấn tài liệu, cho tới việc làm file chấm công, các bảng Excel tính điểm/form đánh giá điểm ứng viên khi
phỏng vấn, rồi cả việc soạn thảo các email cho ứng viên, thông báo quan trọng của công ty tới toàn thể nhân viên, hoặc làm slide thuyết trình bằng PowerPoint, set up các buổi họp/training online,… sẽ có rất nhiều đầu việc phải ứng dụng tin học văn phòng.
Nếu bạn tốt nghiệp ngành nhân sự/quản trị nguồn nhân lực, mà tự cảm thấy rằng mình còn chưa rành về máy tính, còn yếu kỹ năng tin học văn phòng thì hãy nhanh chóng trau dồi ngay trước khi quá muộn. Đừng để mình bị vuột mất cơ hội việc làm vì yếu tin học, và đừng để vào công ty làm việc rồi lại lóng ngóng, không biết cách dùng các công cụ tin học cơ bản trên máy tính nhé.
Bài viết này đã giúp bạn nắm được 4 kỹ năng mềm cần thiết khi làm bên ngành nhân sự. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!