• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

49340
Tổng số truy cập:49340
Khách đang online: 116
Mẹo viết các kỹ năng trong CV, NTD chỉ muốn phỏng vấn bạn ngay
Ngày đăng tin: 30/04/2024 11:22

Bạn đã bao giờ tự hỏi CV xin việc cần có những kỹ năng gì để thu hút nhà tuyển dụng chưa? Kỹ năng là một phần không thể thiếu trong bất kỳ CV nào. Hãy tạo ra một CV ấn tượng với cách viết các kỹ năng trong CV dưới đây.

Nhiều ứng viên biết rằng kỹ năng là một phần quan trọng của CV, nhưng họ thường gặp khó khăn khi phải xác định những kỹ năng cụ thể nào cần ghi trong CV của mình. Mỗi ngành nghề lại yêu cầu những kỹ năng khác nhau, và việc hiểu rõ điều này giúp bạn tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng.
 

Những kỹ năng nào quan trọng trong CV xin việc?
 
I. Cách xác định đúng kỹ năng "chuyên ngành" để viết vào CV
 
Ngay cả với ứng viên đã có ít nhiều kinh nghiệm cũng không dễ gì tự tin rằng mình "vung tay" là hoàn thành được một bản CV xin việc chất lượng, "trăm trận trăm thắng" cứ gửi đi sẽ nhận được lời mời phỏng vấn. Mỗi phần trong CV đều cần thiết và phải được điều chỉnh hợp lý, đặc biệt là một trong các phần quan trọng nhất - kỹ năng.
 
Để xác định đúng kỹ năng cho nhóm ngành ứng tuyển, bạn hãy bắt đầu với việc "đi săn" các tin tuyển dụng! Hãy đọc thật kỹ các tin tuyển dụng liên quan đến công việc mà bạn quan tâm. Khi đó, bạn sẽ nhận ra rằng một số kỹ năng có xu hướng xuất hiện thường xuyên. Và đừng quá ngạc nhiên khi một số vị trí khác cũng yêu cầu kỹ năng tương tự. Ví dụ, cả người làm Marketing và lập trình viên web đều cần kỹ năng phân tích dữ liệu.
 
Lời khuyên: Chỉ cần đọc kỹ JD, bạn sẽ xác định rõ về kỹ năng cần thiết cho ngành nghề của mình và lập được lộ trình học tập, rèn luyện đúng hướng.
 
II. Các kỹ năng trong CV mà NTD "rất thích" đọc
 
Lưu ý là bạn chỉ nên đề cập tới tổng cộng 4 - 6 kỹ năng trong phần kỹ năng của CV nhưng cũng có thể nhắc tới ở cả phần kinh nghiệm, hoạt động chẳng hạn. Các kỹ năng trong CV xin việc gồm có:
 
1. Kỹ năng chuyên môn/ Kỹ năng kỹ thuật/ Nghiệp vụ
 
Bởi vì mỗi ngành nghề sẽ cần kỹ năng chuyên môn khác nhau và khi viết vào CV, bạn tự quyết định liệt kê kỹ năng chuyên môn nào theo nghề nghiệp cụ thể. Bạn hãy hiểu rằng đây là các kỹ năng bắt buộc, không có nó sẽ không thể hoàn thành công việc. Ví dụ nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ ngân hàng đối với nhân viên kế toán hay nhân viên ngân hàng.
 
2. Kỹ năng ngoại ngữ
 
Tiếng Anh, tiếng Nhật, Hàn, Trung, Đức, Pháp,... nếu bạn thành thạo một vài ngoại ngữ thì nhất định phải viết vào CV xin việc. Ở nhiều nghề nghiệp, kỹ năng ngoại ngữ giúp bạn deal lương tốt hơn. Trường hợp mẫu CV cung cấp lực chọn mức độ thành thạo kỹ năng, ví dụ từ 1 - 5 điểm hoặc từ 10 - 100% thì bạn nên chọn tối thiểu ở mức 2/3 trở lên - nghĩa là rất thành thạo. Ngược lại, nếu ngoại ngữ chỉ dừng ở chào hỏi thì không nên đưa vào CV.
 
3. Kỹ năng tin học/ Kỹ năng CNTT
 
Ngày nay, rất nhiều công việc đều đang áp dụng tự động hóa, quản lý và hoàn thành bằng phần mềm, chẳng hạn như nhân viên kho cũng có thể được yêu cầu biết về phần mềm quản lý kho. Do đó, kỹ năng tin học cũng là một trong các kỹ năng cần có trong CV và thường là kỹ năng tin học văn phòng như thành thạo MS Office. Bạn cũng có thể viết rõ mình thành thạo sử dụng các phần mềm cần thiết cho công việc (ví dụ phần mềm kế toán, phần mềm quản lý kho...).
 

Nếu có những kỹ năng thiết yếu cho công việc, CV xin việc của bạn sẽ được đánh giá cao
 
4. Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin
 
Nghe hiểu, xử lý thông tin nhanh và chính xác, đưa ra phản hồi nhanh chóng và chính xác chắc chắn là kỹ năng cần có của bất kỳ ai, trong bất kỳ vai trò công việc nào. Lắng nghe tích cực, tập trung và phân tích trong thời gian ngắn, xác nhận lại,... Hãy khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bạn có kỹ năng này, cả trong CV và trong phỏng vấn nhé.
 
5. Kỹ năng giao tiếp và tương tác
 
Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, thế giới của hợp tác cùng phát triển và tiến bộ - nói cách khác, không ai có thể làm việc một mình hoàn toàn, không tương tác với người khác. Mặc dù ngày nay, giao tiếp không có nghĩa là mặt đối mặt nhưng giao tiếp gián tiếp cũng có ý nghĩa tương tự. Với hầu hết vị trí thì NTD đều muốn ứng viên giao tiếp tốt hoặc ít nhất là giao tiếp hiệu quả.
 
6. Kỹ năng đàm phán, thuyết trình
 
Kỹ năng này giúp bạn tự tin khi trình bày vấn đề, hợp đồng, thỏa thuận,... và thực tế là kỹ năng có ích ngay từ khi bạn phỏng vấn xin việc, deal lương. Tùy vào tính chất công việc bạn làm nhưng nhìn chung đây cũng là một trong các kỹ cần có năng trong CV.
 
7. Kỹ năng làm việc nhóm
 
Không phải tất cả các công ty, bộ phận, nghề nghiệp đều chia nhân sự thành các nhóm nhưng nhìn chung mỗi nhân sự đều sẽ thuộc về một phòng ban, một nhóm nhất định. Cách bạn lắng nghe, đóng góp ý kiến, điều phối công việc trong nhóm có thể thể hiện chính xác năng lực, cá tính, khả năng thích nghi và hòa đồng.
 
8. Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề
 
Bên cạnh đó, sẽ luôn có những tình huống phát sinh trong công việc. Những ứng viên nhanh nhẹn, phản ứng nhanh và có nhiều ý tưởng hướng hiệu quả sẽ luôn được nhà tuyển dụng đánh giá tích cực. Đây cũng là lý do vì sao trong nhiều JD, NTD liệt kê rõ ràng rằng họ tìm ứng viên có khả năng giải quyết vấn đề. Bạn có thể đề cập trong CV nếu có kỹ năng này (và công việc yêu cầu).
 
9. Kỹ năng lãnh đạo
 
Không hoàn toàn bắt buộc nhưng leadership skills vẫn là một trong các kỹ năng cần có trong CV. Kỹ năng này giúp bạn trở thành người dẫn dắt, tạo động lực thúc đẩy chính mình và những người xung quanh, đồng thời quyết định khả năng thăng tiến của bạn.
 
10. Kỹ năng lập kế hoạch, sắp xếp công việc
 
Không khó để thấy, rất nhiều công việc, nghề nghiệp yêu cầu khả năng đa tác vụ và gần như ai trong chúng ta cũng cần đảm nhiệm "multi-task" thay vì một nhiệm vụ duy nhất. Lập kế hoạch, sắp xếp các mục tiêu, giai đoạn trong công việc, quản lý dự án từ tổng quan tới chi tiết,... là những kỹ năng cực kỳ có ý nghĩa với hầu hết vai trò, vị trí việc làm.
 
Ngoài ra, các kỹ năng như lập báo cáo, kỹ năng quản lý thời gian, khả năng thích nghi, kỹ năng phân tích, tư duy sáng tạo, tư duy phản biện hay làm việc dưới áp lực,... cũng đều quan trọng với hầu hết công việc. Vì thế, chúng là các kỹ năng cần có trong CV ở hầu hết các ngành.
 

Hướng dẫn cách viết kỹ năng chuẩn trong CV xin việc
 
III. Mẹo viết các kỹ năng trong CV, NTD chỉ muốn phỏng vấn bạn ngay
 
Bước 1. Đọc kỹ JD, tìm hiểu về công việc mà bạn ứng tuyển
 
Các kỹ năng trong CV đều quan trọng, thế nhưng như đã nói, bạn không thể vì thế mà đưa hết chúng vào CV theo cách "ôm đồm" và không hề có ý nghĩa gì. Tốt nhất, Cevn khuyên bạn nên đọc kỹ mô tả công việc, đồng thời tìm kiếm thông tin liên quan để xem thực tế công việc bạn ứng tuyển sẽ cần bạn thành thạo bộ kỹ năng nào - ví dụ, bạn có thể tìm các kỹ năng của kế toán, kỹ năng cần có của nhân viên biên tập nội dung,...
 
Nhìn chung, mục đích của CV nói chung và phần kỹ năng nói riêng là để nhà tuyển dụng nhận ra rằng bạn là ứng viên phù hợp nhất với vai trò họ đang tuyển. Bạn không thể nói dối thông tin, viết kỹ năng mình không có, tuy nhiên nhất định phải đảm bảo các kỹ năng đề cập là kỹ năng nhà tuyển dụng cần.
 
Bước 2. Phân tích năng lực bản thân, các kỹ năng bạn thành thạo
 
Bước tiếp theo, bạn hãy tự hỏi và đánh giá về bản thân chính xác nhất. Mình thành thạo kỹ năng gì, ở mức độ nào và so sánh xem đó có phải là kỹ năng nhà tuyển dụng muốn thấy ở ứng viên vị trí này hay không.
 
Bước 3. Liệt kê các kỹ năng bạn sở hữu theo thứ tự ưu tiên
 
Tốt nhất, bạn có thể làm một bảng biểu, một bên là kỹ năng bạn có, một bên là kỹ năng nhà tuyển dụng cần. Sau đó, hãy đánh giá đâu là kỹ năng không thể không có, sắp xếp theo mức độ rồi chọn ra danh sách từ 4 - 6 kỹ năng để ghi vào CV.
 
Bước 4. Nhấn mạnh vào mức độ thành thạo các kỹ năng trong CV
 
Cho dù các kỹ năng bạn liệt kê trong CV là gì thì đừng quên rằng bạn phải thể hiện mình thành thạo như thế nào (thay vì chỉ "biết", "nghe nói" về các kỹ năng đó). Những cách đơn giản để thực hiện theo là: Sử dụng các tính từ trong câu như "thành thạo", "xuất sắc", "giỏi", "tốt"... và nếu chọn thang điểm theo mẫu CV thì nên chọn từ thành thạo tới cực kỳ thành thạo.
 
Bước 5. Tránh các lỗi thường gặp khi viết kỹ năng trong CV xin việc
 
Cuối cùng, bạn cũng nên tránh một số lỗi hay gặp để đảm bảo phần kỹ năng đã được viết chuyên nghiệp:
 
Viết quá dài, nhiều gạch đầu dòng toàn là kỹ năng.
 
Giải thích về các kỹ năng bạn có (không cần thiết).
 
Copy các kỹ năng nhà tuyển dụng đề cập trong JD và thông tin đăng tuyển.
 
Chỉ giữ lại duy nhất các kỹ năng có sẵn trong mẫu CV.
 
Quá khiêm tốn khi chọn mức độ thành thạo kỹ năng.
 

Lưu ý gì khi viết kỹ năng trong CV xin việc?

IV. Mẫu viết kỹ năng trong CV cho từng ngành nghề
 
1. Cách viết các kỹ năng trong CV xin việc chuyên viên HR
 
Kỹ năng giao tiếp và tương tác xuất sắc.
 
Kỹ năng ngoại ngữ tiếng Anh thành thạo cả nói và viết.
 
Kỹ năng tin học văn phòng (MS Office) và sử dụng các phần mềm quản trị nhân sự như HRIS, hệ thống sàng lọc ứng viên ATS.
 
Kỹ năng hành chính văn phòng, sử dụng các thiết bị văn phòng.
 
Khả năng làm việc nhóm tốt, dễ thích nghi và phối hợp ăn ý với đồng nghiệp.
 
Đồng cảm, thấu hiểu và nhiệt tình.
 
2. Cách viết các kỹ năng trong CV xin việc kế toán
 
Thành thạo nghiệp vụ kế toán, kế toán thuế.
 
Kỹ năng làm báo cáo: Báo cáo tài chính, báo cáo thuế, bảng cân đối kế toán.
 
Kỹ năng công nghệ: Excel và phần mềm kế toán, thư tín thương mại.
 
Kỹ năng tính toán và phân tích dữ liệu nhanh chóng, chính xác.
 
Tỉ mỉ và chi tiết, cẩn thận với số liệu.
 
Kỹ năng ngoại ngữ: Tiếng Anh giao tiếp thành thạo.
 
3. Cách viết các kỹ năng trong CV xin việc lễ tân
 
Kỹ năng giao tiếp xuất sắc.
 
Kỹ năng hành chính và tin học văn phòng.
 
Kỹ năng soạn thảo, lập báo cáo.
 
Khả năng tương tác tích cực.
 
Giải quyết vấn đề và xử lý tình huống nhanh, hiệu quả.
 
Kỹ năng sắp xếp công việc, quản lý thời gian và lập lịch.
 
4. Cách viết các kỹ năng trong CV xin việc lập trình viên
 
Thành thạo ngôn ngữ lập trình .NET.
 
Thành thạo các framework: NET Framework, .NET Core, C#, VB.NET, MVC, WPF, Web API, Web service.
 
Quen thuộc với hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL và Oracle.
 
Tỉ mỉ, chi tiết, khả năng tập trung cao độ.
 
Kỹ năng ngoại ngữ tiếng Anh thành thạo, có thể nghiên cứu, đọc viết và giao tiếp.
 
Tư duy sáng tạo, nhiều ý tưởng.
 
Có vô số kỹ năng cần thiết để chúng ta làm việc, phấn đấu và thăng tiến sự nghiệp, thế nhưng, chọn các kỹ năng trong CV sao cho chuẩn thì không dễ. Hãy cân nhắc dựa trên những tiêu chí Cevn vừa chia sẻ trên đây và điều chỉnh CV của mình thật hoàn hảo bạn nhé.
Số lượt đọc: 128 -