• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

81189
Tổng số truy cập:81189
Khách đang online: 35
Kỹ năng truyền thông là gì? Cần rèn luyện những kỹ năng truyền thông nào?
Ngày đăng tin: 22/03/2024 14:42

Truyền thông là một trong những ngành đang phát triển và mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ. Tuy nhiên, để thành công trong nghề này, bạn chắc chắn cần phải sở hữu những kỹ năng và kiến ​​thức chuyên môn nhất định. Vậy kỹ năng truyền thông là gì? Bạn cần rèn luyện kỹ năng này như thế nào? Hãy đọc bài viết sau của Cevn để tìm hiểu nhé.

 
1. Kỹ năng truyền thông là gì?
 
Kỹ năng truyền thông được hiểu đơn giản là những kỹ năng giúp truyền tải, trao đổi thông tin giữa hai hay nhiều người. Nhờ khả năng này, bạn có thể dễ dàng thông tin, lan tỏa thông điệp,… đến mọi người, đồng thời giúp mọi người thay đổi tư duy, hành vi của họ. 
 

Kỹ năng truyền thông là gì? Cần rèn luyện những kỹ năng truyền thông nào?
 
2. Vai trò của kỹ năng truyền thông
 
Ngày nay, truyền thông đã trở thành một yếu tố quan trọng trong các chiến lược và kế hoạch phát triển marketing của doanh nghiệp. Đây là những hoạt động, phương tiện để quảng bá thương hiệu của bạn, tạo ra hình ảnh và giá trị tốt nhất cho doanh nghiệp. Và với kỹ năng truyền thông tốt, bạn có thể quảng bá thông điệp hiệu quả, tăng thêm giá trị tuyệt đối cho thương hiệu của mình. Từ đây, công ty có thể phát triển lớn mạnh và bền vững hơn. Ngược lại, nếu không có kỹ năng này, truyền thông trở nên lạc hậu và kém hiệu quả. Ví dụ, bạn muốn thu hút một lượng lớn khán giả tại một sự kiện quảng bá sản phẩm, nhưng bạn thiếu tính sáng tạo, ý tưởng của bạn quá cũ, gây nhàm chán, thiếu thu hút sự chú ý của mọi người. Lượng khách đến với sự kiện được tổ chức chắc chắn sẽ giảm sút và hoạt động truyền thông này là một thất bại.
 

Vai trò của kỹ năng truyền thông 

3. Kỹ năng truyền thông bao gồm những gì?
 
Các bạn nên nắm vững những kỹ năng cơ bản sau:
 
3.1 Kỹ năng giao tiếp, đàm phán 
 
Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin và tương tác giữa con người với nhau. Vì vậy, một trong những kỹ năng cần thiết chính là giao tiếp và đàm phán. Bởi vì cần có sự khéo léo, kết nối và sự hiểu biết về tâm lý con người thì mới có thể truyền tải thông điệp, dễ dàng tiếp cận đối tượng mục tiêu. Ngoài ra, trong lĩnh vực truyền thông, hầu hết mọi người đều phải thường xuyên tiếp xúc và trao đổi với các đối tác, khách hàng, nhà tài trợ,… Vì vậy kỹ năng này là thật sự rất cần thiết. 
 
3.2 Khả năng ngoại ngữ 
 
Khả năng ngoại ngữ đặc biệt quan trọng để truyền thông hiệu quả. Muốn làm việc và tiếp xúc với các công ty, đối tác nước ngoài, bạn cần thông thạo ngoại ngữ, nhưng trên hết là khả năng nói và viết. Ngoài ra, kiến ​​​​thức về ngoại ngữ sẽ giúp bạn đọc và hiểu nghiên cứu tài liệu và luôn cập nhật các xu hướng mới nhất trên các phương tiện truyền thông lĩnh vực mà bạn quan tâm.
 
3.3 Khả năng lắng nghe, quan sát 
 
Trên thực tế, chúng ta có thể học được nhiều hơn bằng cách lắng nghe và quan sát. Nhiều người nghĩ rằng truyền thông chỉ cần nên sáng tạo, đổi mới và có sáng kiến riêng. Nhưng nếu biết tiếp thu, quan sát, lắng nghe và rút kinh nghiệm chúng ta có thể tiến xa hơn.
 
3.4 Kỹ năng tổ chức, quản lý 
 
Kỹ năng quản lý và tổ chức cũng rất cần thiết và quan trọng cho việc lập kế hoạch, chiến dịch truyền thông hay đơn giản là tương tác giữa mọi người với nhau. Ví dụ, chúng ta biết cách tổ chức sắp xếp các vấn đề mà mình chuẩn bị sẽ đưa ra, hay việc chúng ta biết cách lập kế hoạch và hoạch định công việc mà mọi người sẽ làm cho các sự kiện sắp tới. Chắc chắn có nhiều thứ và nhiều hoạt động liên quan đến một chiến dịch truyền thông nếu không có kỹ năng này thì bạn không thể thành công.

3.5 Khả năng sáng tạo, linh hoạt
 
Linh hoạt, sáng tạo và nhạy bén là yếu tố tiên quyết trong giao tiếp. Kỹ năng này giúp bạn sáng tạo nội dung hấp dẫn, cách triển khai phát triển độc đáo, mới lạ và “lan truyền” mạnh mẽ. Sự lặp lại là điều cấm kỵ, đặc biệt là trong lĩnh vực này và sự sáng tạo là điều bắt buộc đối với người là truyền thông.
 
3.6 Khả năng làm việc nhóm
 
Không một cá nhân nào, dù có năng lực đến đâu luôn có thể làm việc một mình, đặc biệt là công việc đa cấp độ như truyền thông. Bạn hòa nhập như thế nào với các thành viên trong nhóm của mình? Làm thế nào để bạn tìm ra những ý tưởng phù hợp, sáng tạo nhất và nhận được sự đồng thuận của mọi người? Sử dụng tốt kỹ năng làm việc nhóm sẽ đảm bảo rằng bộ phận truyền thông nội bộ của công ty bạn hoạt động trôi chảy và hiệu quả.
 
3.7 Kỹ năng thông tin
 
Truyền thông nội bộ bao gồm nhiều lĩnh vực chẳng hạn như: cập nhật tất cả thông tin của công ty, ghi nhận những nhân viên xuất sắc và nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên,…Vấn đề là làm sao để thông tin được cập nhật kịp thời nhưng không bị loãng khiến người xem khó theo dõi. Điều này đòi hỏi người đảm nhiệm vai trò truyền thông nội bộ phải có sự tư duy logic, có hệ thống, thông tin phân cấp từ dưới lên và chia nhỏ thông tin đó thành các phần nội dung thích hợp.
 
3.8 Kỹ năng giải quyết vấn đề
 
Khi nói đến kỹ năng truyền thông tốt đòi hỏi bạn phải có khả năng xử lý và giải quyết vấn đề xuất sắc. Chúng ta không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, những sự kiện và kế hoạch sẽ diễn ra suôn sẻ hay không. Chúng ta có thể chỉ dự đoán được một số yếu tố tác động và làm thay đổi hoạt động truyền thông. Do đó, khả năng nắm bắt vấn đề và giải quyết tình huống là kỹ năng cần thiết đối với người làm truyền thông.
 

Khi nói đến kỹ năng truyền thông tốt đòi hỏi bạn phải có khả năng xử lý và giải quyết vấn đề xuất sắc
 
4. Các yếu tố tác động tới quá trình truyền thông

4.1 Nội dung của người nói
 
Bạn nên thiết lập nội dung thông điệp ý nghĩa giúp người nghe hiểu, tiếp thu và chia sẻ ý kiến ​​một cách tích cực. Thông điệp người nói được thể hiện thông qua từ ngữ, văn bản, hình ảnh, video hoặc bất kỳ phương tiện nào khác mà nội dung có thể được trình bày.
 
4.2 Phương tiện truyền thông đại chúng
 
Có thể truyền đạt thông tin bằng lời nói hoặc thông qua các kênh truyền thông kỹ thuật số như truyền hình, đài phát thanh và Internet. Việc tìm kiếm các kênh truyền thông hiệu quả phụ thuộc nhiều vào đối tượng mục tiêu của bạn là ai, nơi ở và độ tuổi của họ. Chọn đúng kênh và phương tiện truyền thông là rất quan trọng đối với quá trình truyền thông.
 
4.3 Người nghe
 
Điều rất quan trọng của truyền thông là lắng nghe và phản hồi từ các cộng đồng mà bạn muốn tiếp cận. Thái độ, phản hồi của mọi người giúp bạn đánh giá khách quan thông tin bạn đang cung cấp cho họ. Hãy xem xét tất cả các phản hồi có giá trị để cải thiện doanh nghiệp của bạn mỗi ngày.
 
5. Làm sao để rèn luyện kỹ năng truyền thông tốt?

5.1 Tập trung quan sát, học hỏi từ người khác
 
Luôn quan sát và học hỏi kỹ năng truyền thông của người khác. Đó có thể là sếp, đồng nghiệp, những người dày dặn kinh nghiệm. Từ đây, bạn sẽ phát hiện ra mình còn thiếu sót ở điểm nào, học hỏi để cải thiện, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực này.
 
5.2 Lắng nghe, thay đổi những gì chưa phù hợp
 
Biết lắng nghe, thay đổi những gì chưa phù hợp. Mỗi người đều có những ý tưởng và sáng kiến ​​riêng và muốn bảo vệ chúng. Tuy nhiên, nếu nó không phù hợp, lỗi thời và đã có nhiều người góp ý  thay đổi thì chúng ta cần lắng nghe và thay đổi.

5.3 Tham khảo ý kiến của người khác về kỹ năng truyền thông của bạn
 
Tham khảo ý kiến người khác về kỹ năng kỹ năng truyền thông của bạn. Đây là một cách rất hiệu quả để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu, thực hành và phát triển các kỹ năng của bạn. Nhiều người tự coi mình là người làm truyền thông tốt, nhưng trong con mắt của các chuyên gia giàu kinh nghiệm, điều đó có thể là chưa đủ.
 
5.4 Thử nhiều cách truyền thông khác nhau
 
Cố gắng thử truyền thông theo những cách khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra những phương pháp truyền thông hiệu quả cho từng chiến dịch và đối tượng mục tiêu. Bạn không nhất thiết phải luôn đi theo một hướng nhất định nên biết cách linh hoạt trong nghề này.

5.5 Học hỏi kỹ năng truyền thông trực tiếp trước công chúng
 
Bạn cần phải tự tin khi nói trước đám đông, nên có thế mạnh để phản biện và thuyết phục công chúng. Để xây dựng niềm tin với mọi người trong khi đánh giá mức độ quan tâm của họ với thái độ và lời kêu gọi hành động của bạn, bạn cần dẫn chứng các ví dụ cụ thể.
 

Những yếu tố giúp bạn rèn luyện kỹ năng truyền thông tốt
 
Bài viết trên phần nào đã giúp trả lời câu hỏi “Kỹ năng truyền thông là gì?” cùng các giải đáp liên quan đến ngành này. Chúng tôi hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho những ai có niềm đam mê theo đuổi ngành nghề này có thể được học hỏi và phát triển các kỹ năng tốt nhất.

 

Số lượt đọc: 135 -