Tổng hợp các kỹ năng trong CV IT mà người ứng viên cần phải biết
Ngày đăng tin: 18/01/2024 18:13
1. Kỹ năng trong CV IT có tầm quan trọng như thế nào?
Như các bạn cũng đã biết, hầu hết những nhân viên IT thành công đều đang cực kỳ phát triển nhờ vào kỹ năng chuyên môn mà họ sở hữu. Bởi trong quá trình làm việc hay trong cuộc sống, bạn sẽ gặp phải vô số các tình huống thực tế khác nhau. Lúc này, bạn sẽ phải sử dụng những kỹ năng mà mình tích lũy được hay đơn giản là rèn luyện chúng.
Chính vì điều này mà rất nhiều nhà tuyển dụng thường ưu tiên ứng viên có kỹ năng trong mẫu CV IT của mình. Nhất là khi, những kỹ năng này còn có thể giúp nhân viên IT có cơ hội trở thành người quản lý hay nhà quản trị.
Có thể thấy, kỹ năng trong CV IT sẽ giống như một loại cơ hội dành cho công việc của ứng viên. Bên cạnh đó, IT còn là một ngành đổi mới liên tục nên việc sở hữu chúng sẽ giúp bạn tiếp cận và nắm bắt nhanh chóng những cơ hội quan trọng phía trước.
Kỹ năng trong CV IT có tầm quan trọng như thế nào?
2. Tổng hợp một số kỹ năng trong CV IT
Rất nhiều sinh viên IT mới ra trường đều đang rất tò mò, không hiểu rõ công việc này sẽ cần có các yêu cầu gì. Cũng giống như rất nhiều công việc khác, kỹ năng trong CV cũng sẽ được yêu cầu giống nhau. Thông thường, CV xin việc IT sẽ thường nên có các kỹ năng cơ bản sau:
2.1. Nắm bắt rõ ngoại ngữ
Một người làm công việc IT sẽ thường xuyên được tiếp xúc với máy tình. Điều này đã bắt buộc phải quan tâm, nhất là đối với ngôn ngữ tiếng Anh. Bởi ngôn ngữ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc mà mình thực hiện. Đồng thời, nó còn trở thành một loại công cụ để giúp bạn liên tục mở rộng kiến thức, khám phá những điều mới mẻ.
Đặc biệt là khi, ngôn ngữ này còn có thể giúp bạn nâng cao được trình độ bằng cách đọc các loại tài liệu khác nhau. Đồng thời, kỹ năng đọc và hiểu ngoại ngữ còn có tác dụng làm cầu nối để giúp bạn thực hiện công nghệ thông tin.
2.2. Thêm kỹ năng tin học trong CV IT
Người làm lĩnh vực IT sẽ bắt buộc phải trang bị cho mình kỹ năng tin học văn học. Các kỹ năng này sẽ được liên quan trực tiếp đến Microsoft Office như excel, word, PowerPoint. Nhờ những kỹ năng này, bạn sẽ có được sự thuận lợi hơn trước khi tiến hành phỏng vấn công việc.
Thêm kỹ năng tin học trong CV IT
2.3. Ghi kỹ năng giao tiếp trong CV
Bất kỳ bạn thuộc một lĩnh vực nào trong máy tính như chuyên viên kiểm thử, lắp đặt máy tính hay thiết kế tính năng thì đều cần một kỹ năng giao tiếp tốt. Nhất là khi, người làm IT sẽ luôn phải liên tục xử lý tất cả các sự cố liên quan trực tiếp tới máy tình. Điều này khiến người ứng viên phải liên tục sử dụng đến kỹ năng này khi tiếp xúc với nhiều người xung quanh.
Không chỉ vậy, kỹ năng giao tiếp còn có thể giúp bạn kết nối, giao lưu với các bộ phận, nhân viên khác. Ngoài ra, bạn còn thường xuyên làm việc với đối tác và khách hàng. Bạn sẽ phải sử dụng kỹ năng này để hướng dẫn, phổ biến cách sử dụng dịch vụ công nghệ được được cung cấp hay hỗ trợ khách hàng khi đã xảy ra sự cố.
Ghi kỹ năng giao tiếp trong CV
2.4. Kỹ năng làm việc nhóm đối với ứng viên IT
Nếu bạn làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì chắc hẳn, bạn cũng sẽ biết ngành này có đặc điểm là phân chia các dự án cho các team khác nhau. Điều này sẽ khiến bạn bắt buộc phải vận dụng kỹ năng làm việc nhóm của mình để kết nối, tạo sức mạnh đối với các thành viên trong team.
Mặt khác, cho dù bạn đang nắm giữ bất kỳ thuộc vị trí nào thì bạn cũng cần có cho mình khả năng lập kế hoạch và đề xuất phương án thực hiện. Đặc biệt là khi, kỹ năng này cần có sự kết hợp với kỹ năng làm việc nhóm để phát huy hiệu quả ở mức tốt nhất.
Cùng với đó, dưới tác động không ngừng của khoa học công nghệ, khi bất kỳ dự án nào đã triển khai thì cũng sẽ phải đảm bảo đúng tiến độ đã được yêu cầu. Có như vậy, công việc của bạn mới trở nên thuận lợi và đạt được năng suất tốt hơn.
Kỹ năng làm việc nhóm đối với ứng viên IT'
2.5. Kỹ năng tự học kiến thức và kỹ năng mới
Không chỉ đối với công nghệ thông tin mà bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ phải cập nhật kiến thức và liên tục nâng cao trình độ bản thân. Được biết đến là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và nhanh nhất, người ứng viên sẽ phải tự học không ngừng nghỉ để có thể phát triển liên tục.
Nếu vẫn chưa có kỹ năng tự học, bạn sẽ phải bổ sung nhanh chóng kỹ năng này để dành cho bản thân mình. Vì vậy, chính kỹ năng tự học sẽ giúp bạn có một tương lai tươi sáng, biết được một số kỹ năng khác để hoàn thiện bản thân. Chỉ như vậy, bạn mới có thể bắt kịp xu hướng và luôn luôn hoàn thiện mỗi ngày.
Kỹ năng tự học kiến thức và kỹ năng mới
3. Hướng dẫn cách viết kỹ năng trong CV IT
Những ứng viên IT có nhiều kỹ năng hữu ích trong công việc luôn là nhân viên sáng giá dễ ghi trong mắt của các nhà tuyển dụng. Họ thực sự sẽ tạo nên bước đột phá so với những người ứng viên khác.
Mặc dù vậy, nếu như các thông tin trong CV không thực sự đúng thì người ứng viên sẽ thực sự mắc sai lầm khi được nhận vào. Điều quan trọng ở đây là các kỹ năng trong CV IT sẽ phải vừa chân thực vừa thể hiện năng lực thực sự của người ứng viên. Đồng thời, kỹ năng này cũng phải tạo nên sức hút đối với nhà tuyển dụng.
Để làm được điều này, các bạn hãy liệt kê những kỹ năng có liên quan trực tiếp đến vị trí mà mình ứng tuyển, tránh lan man hay ghi một vài kỹ năng không cần thiết. Khi bạn ghi đúng những kỹ năng theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng thì tỷ lệ được phỏng vấn và trúng tuyển dụng của bạn sẽ tăng cao.
Liên quan đến cách trình bày, các kỹ năng của ứng viên IT thường được viết sau mục kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Ngay khi đã nắm bắt kỹ về năng lực ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ tiếp tục chú đến mục kỹ năng.
Viết kỹ năng IT sau mục chuyên môn và kinh nghiệm làm việc
Ở đây, nếu bạn thể hiện được chính xác những điểm nổi bật của mình về các kỹ năng phù hợp mà nhà tuyển dụng mong muốn thì CV của bạn sẽ đạt được số điểm cực kỳ cao. Thông thường, mục kỹ năng của CV IT sẽ được trình bày dưới 2 dạng là liệt kê để phân chia kỹ hoặc đánh giá bằng số điểm.
Đối với dạng phân chia kỹ năng, các bạn sẽ cần phải gạch đầu dòng để thể hiện từng kỹ năng liên quan đến vị trí tuyển dụng. Những kỹ năng nổi bật nhất sẽ cần được đưa ở đoạn đầu. Bạn nên nêu chi tiết các kỹ năng cần thiết như kỹ năng teamwork, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày,…
Còn với dạng đánh giá bằng điểm số, bạn hoàn toàn có thể tự nhận xét năng lực của mình trên thang điểm 10 hoặc bằng số sao. Tuy nhiên, cách thức thường sẽ không được khuyến nghị bởi cơ sở đánh số điểm không rõ ràng cũng như không thể hiện một cách chi tiết bằng dạng trình bày để hiểu rõ hơn mức độ kỹ năng của người ứng viên.
Như vậy, Cevn đã giúp bạn nắm bắt chính xác các kỹ năng trong CV IT. Hy vọng rằng, với những thông tin đã được chia sẻ, bạn sẽ có một bộ CV IT đẹp mắt, phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển.