Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng dự án
Ngày đăng tin: 03/10/2022 22:05
Xin việc làm Trưởng phòng dự án muốn thành công thì ứng viên cần trau dồi cho mình kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn cũng như tạo CV chuẩn, chuyên nghiệp. Những ứng viên trang bị kỹ lưỡng các yếu tố này, cơ hội có được vị trí Trưởng phòng dự án sẽ tăng cao.
Vai trò của trưởng phòng dự án (Project Manager) trong mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tùy thuộc vào quy mô của công ty và loại hình dự án. Tuy nhiên, về cơ bản, họ sẽ phải chịu trách nhiệm chung với những công việc như lên ý tưởng, lập kế hoạch triển khai, hoạch định ngân sách, giám sát quá trình thực hiện và nghiệm thu dự án. Vị trí này thực sự phù hợp với những người tỉ mỉ, cẩn thận có thể theo sát từng bước của một quy trình phức tạp. Vậy làm thế nào để xin việc làm trưởng phòng dự án một cách nhanh và hiệu quả nhất, đặc biệt là khi chưa có kinh nghiệm làm việc?
Xin việc làm trưởng phòng dự án cần chú ý những gì?
Những lưu ý khi xin việc làm trưởng phòng dự án
1. Tìm hiểu những kỹ năng cần có của Trưởng phòng dự án
Muốn làm tốt công việc trưởng phòng dự án, bạn nhất định phải thành thạo các
kỹ năng mềm bao gồm
kỹ năng giao tiếp, đàm phán và lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý rủi ro, kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian một cách hiệu quả.
Trưởng phòng dự án sẽ phải phối hợp với rất nhiều bộ phận khác nhau để hoàn thành một hoặc nhiều dự án cùng lúc. Điều này có nghĩa là nếu không có kỹ năng giao tiếp và phân công công việc một cách hiệu quả, mọi việc sẽ không thể diễn ra suôn sẻ.
Trong quá trình làm việc, sẽ có rất nhiều trở ngại và vấn đề phát sinh. Trưởng phòng dự án giỏi không chỉ là người giỏi giải quyết những khó khăn đó mà còn phải dự đoán trước được và sẵn sàng các phương án dự phòng. Chỉ có như vậy mới có thể hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình làm việc.
2. Tích lũy bằng cấp và rèn luyện kỹ năng
Trưởng phòng dự án cần có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành mà mình theo đuổi (xây dựng, quản trị kinh doanh, marketing, kiến trúc, ...) và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm điều hành, quản lý các dự án. Những có chứng chỉ từ các khóa học trực tuyến cũng có thể được chấp nhận nếu như chứng minh được thành tích và năng lực của bản thân.
Đặc biệt, trong thời đại công nghệ như hiện nay, trưởng phòng dự án sẽ không thể làm việc thủ công mà phải vận dụng càng nhiều công cụ, phần mềm vào quá trình làm việc càng tốt. Các công cụ như Asana, Dropbox, Basecamp và Trello thực sự rất hữu ích đối với những người làm công tác quản lý dự án. Thành thạo những phần mềm này, bạn chắc chắn sẽ ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Tìm việc làm trưởng phòng dự án có khó không?
3. Tìm việc làm và ứng tuyển
3.1. Tùy chỉnh lại CV
Việc đầu tiên mà bạn nên làm khi muốn tìm việc làm trưởng phòng dự án là tùy chỉnh lại CV xin việc để làm nổi bật các kỹ năng liên quan đến quản lý dự án. Nếu đã có nhiều năm làm việc trong nghề thì việc này sẽ chẳng có gì khó khăn. Bạn chỉ việc liệt kê tất cả những kỹ năng mà mình có, lựa chọn những kỹ năng phù hợp nhất với yêu cầu công việc và viết vào CV.
Ví dụ, bạn hiện đang làm nhân viên marketing và muốn ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng dự án trong một công ty chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo, tiếp thị thì có thể khiến bản thân trở nên nổi bật hơn bằng chính những công việc mà bạn đang làm, phong cách làm việc của bạn có gì khác biệt cũng như những thành tích mà bạn đã đạt được.
3.2. Ứng tuyển vào những công ty nhỏ nếu chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc
Có rất nhiều công ty nhỏ tuyển dụng trưởng phòng dự án và đây sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời nếu như bạn mới vào nghề hoặc đang muốn chuyển hướng sang một lĩnh vực khác. Trong trường hợp này, bạn vẫn cần một bản CV thật chuyên nghiệp, nêu ngắn gọn những kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích cá nhân.
Bạn cũng có thể ứng tuyển vào một vị trí cấp thấp hơn trưởng phòng dự án như phó phòng hay quản lý dự án trong các công ty lớn. Dù khác biệt về chức danh nhưng những vị trí này vẫn tạo điều kiện để bạn thực hiện và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho vị trí trưởng phòng. Bạn có thể vừa làm việc, vừa tích lũy kinh nghiệm và tìm kiếm một cơ hội tốt hơn.
Khi ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng dự án, bạn không nên chỉ tập trung vào mức lương mà hãy cân nhắc đến nhiều yếu tố khác nhau như môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, các chế độ phúc lợi khác, ... Hãy lựa chọn một công việc phù hợp với mình nhất để bạn luôn cảm thấy hạnh phúc và có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân.
Trở thành trưởng phòng dự án, với sự nỗ lực, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên làm Giám đốc dự án hoặc có lợi thế khi ứng tuyển chức vụ cao hơn. Trong CV xin việc Giám đốc dự án, những kinh nghiệm từng làm trưởng phòng dự án sẽ là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá, xem xét bạn có phù hợp để đảm nhận vị trí lãnh đạo này hay không.