• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

54371
Tổng số truy cập:54371
Khách đang online: 87
Kỹ năng giao tiếp: Bước đệm tạo đà thăng tiến trong sự nghiệp
Ngày đăng tin: 31/08/2022 21:59

Chẳng phải bỗng dưng người ta nói rằng "giỏi ăn nói có được cả thiên hạ". Kỹ năng giao tiếp thực sự quan trọng trong hầu hết các công việc, vai trò, giúp bạn kết nối, xây dựng mối quan hệ cả trong cuộc sống và công việc. Hiểu được tầm quan trọng và biết cách nâng cao kỹ năng này, bạn sẽ dễ dàng thăng tiến hơn.

Có một câu ngạn ngữ như thế này: "Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cũng nhau". Nếu lúc nào cũng đơn thương độc mã làm việc một mình, bạn sẽ không thể tiến xa trong sự nghiệp. Vì vậy, nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt thì sẽ mở rộng mối quan hệ và hợp tác được nhiều người. Dưới đây là những lợi ích mà kỹ năng giao tiếp mang đến cho bạn trong quá trình làm việc. Bản thân ai trong số chúng ta cũng phải luôn không ngừng củng cố và học tập. Bạn đọc cùng theo dõi những chia sẻ của chuyên trang tuyển dụng https://cevn.com.vn nhé.
 

Để thành công trong công việc, bạn bắt buộc phải có kỹ năng giao tiếp
 
I. Kỹ năng giao tiếp không chỉ là khéo nói
 
Với nhiều người, giao tiếp giỏi có nghĩa là khéo ăn khéo nói, thế nhưng thực chất, kỹ năng giao tiếp không phải khả năng để bạn nói những lời "chót lưỡi đầu môi", treo những lời xã giao với bất kỳ ai. Thực chất, kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng mềm tổng hợp mà trong đó bạn vừa biết nói chuyện, vừa biết lắng nghe tích cực lại giỏi diễn đạt bằng văn bản. Ngoài ra, bạn cũng có sự đồng cảm với đối phương, điều chỉnh ngôn ngữ, thái độ của mình để sao cho xây dựng sự kết nối với họ.
 
Kỹ năng giao tiếp tốt là một yếu tố rất quan trọng trong công việc, là kỹ năng mềm mang đến cho bạn những cơ hội thành công trong sự nghiệp mà không ai nghĩ tới. Bạn cần khả năng giao tiếp khi làm việc theo nhóm, ngay cả khi làm việc một mình thì bạn cũng cần báo cáo kết quả công việc với giám đốc của mình. Nếu bạn điều hành kinh doanh, bạn cần truyền đạt kỳ vọng và yêu cầu của mình đến nhân viên. Giao tiếp kém sẽ dẫn đến hiểu lầm và sai sót không đáng có.
 
II. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong quản lý, lãnh đạo nhân viên​
 
Giao tiếp tốt là điều kiện tất yếu dẫn đến thành công vì vậy cần phải giao tiếp hiệu quả và khéo léo. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ giúp chúng ta tạo nên nhiều mối quan hệ, đặc biệt là những lúc khó khăn sẽ nhận được sự giúp đỡ từ mọi người.
 
1. Phát triển làm việc nhóm
 
Giao tiếp hiệu quả, trung thực sẽ gắn kết nhân viên lại với nhau. Nếu nhân viên trò chuyện với nhau về công việc, đó là bước quan trọng để xây dựng một nhóm xuất sắc. Nhân viên luôn mong chờ nói chuyện với đồng nghiệp sẽ có hứng thú đi làm hơn. Nếu họ biết giám đốc sẽ chịu lắng nghe những khó khăn và vấn đề họ gặp phải, họ sẽ gắn bó với công ty lâu dài. Giao tiếp hiệu quả chính là nền tảng để phát triển làm việc nhóm và tăng mức độ trung thành của nhân viên.
 
2. Minh bạch quyền lợi và trách nhiệm
 
Chỉ dẫn rối rắm và các nguyên tắc mơ hồ không những khiến nhân viên khó chịu, hoang mang mà còn làm làm hiệu suất làm việc. Khi giao tiếp với nhân viên, quản lý cần hiểu rõ họ muốn gì và kỳ vọng điều gì. Mọi thứ cần được truyền đạt rõ ràng bất kể là trong cuộc họp, các chỉ dẫn, bản đánh giá hiệu quả làm việc hay sổ tay nhân viên. Nếu người lao động nắm rõ công việc và trách nhiệm của mình thì mới có thể làm tốt nhiệm vụ được phân công từ người quản lý của mình.
 
3. Quản lý trong môi trường đa văn hóa
 
Giao tiếp càng trở nên quan trọng hơn trong môi trường làm việc đa văn hóa. Với sự pha trộn của nhân viên với nguồn gốc, màu da, quốc tịch, giới tính và tín ngưỡng khác nhau cùng làm việc ở một nơi, rất dễ khiến mọi người vô ý xúc phạm nhau vì sự khác biệt về văn hóa. Nếu các quy tắc thăng chức và đánh giá nhân viên không rõ ràng, một số người có thể cảm thấy họ bị phân biệt đối xử. Chính sách của công ty cần chỉ rõ công ty áp dụng thưởng phạt ra sao, các nguyên tắc rõ ràng sẽ cho nhân viên biết cách cư xử với nhau và tránh những xung đột không mong muốn.
 

Giao tiếp tốt giúp bạn dễ dàng trong quá trình trao đổi công việc
 
4. Giải quyết vấn đề
 
Mọi vấn đề phát sinh đều từ quá trình tương tác mà ra. Hai nhân viên nhận được hướng dẫn mâu thuẫn nhau. Phòng nhân sự đưa ra cảnh báo nhưng không tìm ra vấn đề thực sự là gì. Giám sát viên không trả lời các thắc mắc và tránh bàn về vấn đề nhân viên gặp phải. Đây đều là ví dụ về trường hợp giao tiếp kém. Trái lại, kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp tốt sẽ giúp giải quyết tình huống hoặc ngăn ngừa xung đột ngay từ đầu.
 
III. Làm gì để phát triển kỹ năng giao tiếp, thăng tiến sự nghiệp?
 
Có những người trời sinh đã khéo léo, giỏi ăn nói, bạo dạn nên cho dù gặp người lạ hay vào môi trường chưa quen thuộc cũng rất dễ thích nghi. Họ hợp với các công việc cần giao tiếp nhiều như marketing, bán hàng, kinh doanh, tư vấn, chăm sóc bán hàng hay hành chính nhân sự, khối ngành dịch vụ... Nếu bạn không có năng khiếu trong giao tiếp thì cũng đừng lo lắng, đa số mọi người vẫn mất thời gian để rèn luyện, phát triển kỹ năng này.
 
Để nâng cao kỹ năng giao tiếp cả bằng văn bản và lời nói, bạn hãy thử một số cách sau:
  • Chú ý lắng nghe: Một người giao tiếp giỏi chắc chắn không phải người nói "thao thao bất tuyệt" về một chủ đề, thay vào đó, họ sẽ chú ý lắng nghe đối phương rồi đáp lời hoặc dẫn dắt sao cho hợp lý, thuyết phục mà không khiến đối phương phản cảm, khó chịu.
  • Đưa ra phản ứng phù hợp: Sẽ thật tệ nếu bạn giao tiếp với một người đang không vui nhưng bạn lại liên tục cười và tỏ ra quá vui vẻ. Với tâm lý và cách thể hiện như vậy, bạn sẽ không thể nào kết nối với họ và chắc chắn, kết quả cuối cùng sẽ là giao tiếp thất bại.
  • Rèn luyện giọng nói, phát âm, ngữ điệu: Những người có giọng nói hay, phát âm chuẩn và tạo cảm giác dễ chịu cho người nghe sẽ thường thu hút hơn. Đặc biệt, nếu bạn nói đặc giọng địa phương, nói ngọng thì hãy sửa nhé.
  • Có sự đồng cảm: Sự thấu hiểu, cảm thông với người đang giao tiếp cùng bạn sẽ giúp 2 bên có niềm tin với nhau và dễ chia sẻ, hợp tác hơn.
  • Tinh tế, điều chỉnh giao tiếp theo từng tình huống: Nhạy cảm, khéo léo và tinh tế cũng là những tiêu chí quan trọng khác quyết định hiệu quả của quá trình giao tiếp. Bạn có thể rèn luyện bằng cách biết cách nhìn nét mặt của người đối diện, nhận ra sự thay đổi nhỏ nhất trong giọng nói, ánh mắt của họ...
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống và công việc. Những người thành công thường rất khéo léo khi trò chuyện, trao đổi và có được sự tin tưởng của những người xung quanh. Hiểu rõ về vai trò của giao tiếp, bạn có thể điều chỉnh kịp thời và dựa vào đó để phát triển bản thân và thăng tiến.

 

Số lượt đọc: 311 -