Quản lý nhà hàng - Kinh nghiệm vàng giúp quản lý hiệu quả
Ngày đăng tin: 10/08/2022 10:52
Ngày nay, một vị trí giữ vai trò quan trọng trong các nhà hàng đó là quản lý. Họ là người trực tiếp chỉ đạo tham gia trực tiếp vào việc vận hành hoạt động của nhà hàng. Vậy công việc của quản lý nhà hàng là gì? Mức lương quản lý nhà hàng cao hay thấp?
Quản lý nhà hàng còn được gọi với tên tiếng Anh là Restaurant Manager. Đây là vị trí nhiều bạn trẻ ao ước trong top việc làm nhà hàng bởi vừa có thu nhập tốt lại mở rộng được mối quan hệ cũng như cơ hội lớn để phát triển bản thân. Để tìm hiểu cụ thể về Restaurant Manager là gì? Lương quản lý nhà hàng bao nhiêu? Kinh nghiệm để quản lý nhà hàng hiệu quả như thế nào, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.
Quản lý nhà hàng là làm gì? kỹ năng cần có?
1. Quản lý nhà hàng khách sạn là gì?
Quản lý nhà hàng được hiểu đơn giản là người trực tiếp điều hành toàn bộ các hoạt động diễn ra trong nhà hàng. Mọi công việc lớn nhỏ đều qua quản lý nhà hàng. Vậy công việc của quản lý nhà hàng là gì?
2. Quản lý nhà hàng cần làm những gì?
Công việc của người đảm nhận vị trí quản lý nhà hàng hiện nay bao gồm:
2.1. Quản lý nhân sự
- Sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên, giám sát và đôn đốc nhân viên thực hiện các công việc.
- Thực hiện việc chấm công cho các bộ phận trong nhà hàng.
- Khích lệ, khuyến khích tạo động lực cho nhân viên làm việc.
- Nhắc nhở nhân viên thực hiện nội quy của nhà hàng.
- Báo cáo lên cấp trên những phản ánh của nhân viên về dịch vụ nhà hàng.
- Tham gia vào việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên phù hợp với những tiêu chuẩn của nhà hàng.
- Đề xuất những đóng góp khen thưởng của nhà hàng cho nhân viên.
- Tổ chức, đánh giá những kết quả đào tạo của nhân viên trong nhà hàng.
- Đề xuất những khen thưởng cho nhân viên.
- Ra quyết định cho những nhân viên có ý muốn nghỉ việc.
2.2. Quản lý chất lượng phục vụ
Bên cạnh công việc quản lý con người, người quản lý nhà hàng còn có nhiệm vụ là quản lý chất lượng phục vụ. Công việc cụ thể như sau:
- Theo dõi, giám sát những công việc dựa theo những quy trình, tiêu chuẩn của nhà hàng.
- Đảm bảo thực đơn đạt tiêu chuẩn, hương vị phù hợp với khách hàng.
- Đảm bảo các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đề xuất những giải pháp phù hợp để cải tiến nhà hàng.
- Báo cáo các công việc hàng ngày cho ban lãnh đạo cấp trên.
Các vị trí quản lý nhà hàng phổ biến
2.3. Quản lý tài chính
Về công việc quản lý tiền bạc, người quản lý nhà hàng cần biết những điều sau:
- Hiểu rõ báo cáo tài chính về nguyên vật liệu, doanh thu mỗi ngày.
- Lên kế hoạch, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về doanh số, lợi nhuận.
- Tham gia việc ký kết, hủy hợp đồng theo sự phân công của cấp trên.
- Đưa ra các giải pháp nhằm tiết kiệm tiền, thúc đẩy doanh số bán hàng.
- Liên hệ với các đối tác khác để đàm phán hợp đồng liên quan đến hoạt động của nhà hàng.
- Báo cáo thống kê tài chính của nhà hàng.
- Theo dõi số doanh thu hàng ngày.
2.4. Quản lý cơ sở vật chất
Về công việc quản lý cơ sở vật chất, người quản lý nhà hàng cần thực hiện những công việc sau:
- Theo dõi số lượng, chất lượng nguyên vật liệu, công cụ của nhà hàng.
- Kiểm kê, bổ sung những nguyên vật liệu cần thiết cho nhà hàng.
- Theo dõi số lượng hàng hóa xuất, tồn kho của nhà hàng.
- Lên kế hoạch để bảo trì, sửa chữa, thay thế những dụng cụ, máy móc của nhà hàng.
2.5. Giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng
Trong quá trình sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ có những thắc mắc không được hài lòng. Nhiệm vụ của người quản lý nhà hàng lúc này đó là:
- Trực tiếp giải đáp những thắc mắc của khách hàng khi nhân viên phục vụ không giải quyết được.
- Tổ chức, theo dõi sự không hài lòng của khách hàng cho nhà hàng.
- Xây dựng, duy trì quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm tạo ấn tượng tốt trong mắt khách hàng.
Quản lý nhà hàng là công việc đòi hỏi cần sự chỉn chu, nghiêm túc mỗi lần đưa ra quyết định. Đây là công việc cần có sự phối hợp giữa các bộ phận khác để hoạt động nhà hàng diễn ra suôn sẻ nhất.
3. Những kỹ năng quản lý nhà hàng cần có là gì?
Trở thành một người quản lý giỏi thực sự không quá khó khăn nếu bạn biết sử dụng những kỹ năng dưới đây.
3.1. Kỹ năng giao tiếp
Trong bất kỳ công việc nào thì cũng cần đến kỹ năng giao tiếp. Đặc biệt, đối với người quản lý nhà hàng thì việc sử dụng kỹ năng này quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi trong quá trình làm việc với nhân viên, người quản lý phải biết truyền đạt ý tưởng đến nhân viên cấp dưới. Đồng thời là người giải quyết những thắc mắc, băn khoăn của khách hàng một cách tốt nhất.
3.2. Kỹ năng làm việc dưới áp lực cao
Đây là một trong những kỹ năng một người quản lý nhà hàng cần có hiện nay. Họ là người bao quát các công việc của nhà hàng, lên chiến lược quảng bá hình ảnh đến với khách hàng,... Rất nhiều công việc mà người quản lý nhà hàng phải đảm nhiệm. Bên cạnh đó, những áp lực về công việc, về thời gian cũng khiến cho người quản lý gặp phải những khó khăn nhất định. Vì vậy, một người quản lý giỏi là người biết cách kiểm soát, chịu được áp lực cao trong công việc.
3.3. Kỹ năng quản lý, tổ chức và lãnh đạo
Nằm trong số những kỹ năng cần quan tâm đối với người làm quản lý nhà hàng đó là kỹ năng lãnh đạo, quản lý và tổ chức. Họ là người điều phối, sắp xếp các bộ phận sao cho hoạt động của nhà hàng diễn ra một cách suôn sẻ nhất. Một quản lý giỏi là người biết cách tận dụng tối đa những nguồn lực của nhân viên để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất trong nhà hàng. Bên cạnh đó, người quản lý sẽ nắm rõ được thế mạnh của từng người từ đó giao đúng việc để nâng cao năng suất làm việc của mỗi nhân viên, giúp cho nhà hàng phát triển hơn.
Kỹ năng cần có của quản lý nhà hàng
4. Kinh nghiệm vàng trong cách quản lý nhà hàng ăn uống
Theo các chuyên gia về lĩnh vực quản lý nhà hàng khách sạn cho biết "Cứ 100 doanh nghiệp hoặc những công ty trên thế giới lâm vào tình cảnh phá sản thì có đến 85% trong đó là do quản lý của người đứng đầu." Trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng cũng vậy, để doanh nghiệp đó phát triển tốt nhất thì phụ thuộc khá nhiều vào năng lực của người quản lý nhà hàng. Dưới đây là những kinh nghiệm vàng từ những chuyên gia lâu năm đúc kết khi làm quản lý qua những vấp ngã của họ. Đó là:
4.1. Lắng nghe những ý kiến của khách hàng
Trong quá trình nhà hàng hoạt động sẽ xảy ra những va chạm, khúc mắc từ phía khách hàng. Lúc này yêu cầu người quản lý nhà hàng biết cách giải quyết những phàn nàn đó từ khách hàng. Vậy với tư cách là người quản lý của nhà hàng bạn sẽ làm thế nào? Câu trả lời đó là hãy đặt mình vào suy nghĩ của khách hàng, coi khách hàng là thượng đế và giải quyết một cách tốt nhất. Chỉ khi bạn đặt vị trí của mình vào khách hàng bạn mới có thể hiểu được họ, nhận sự tin tưởng từ họ và đưa ra phương án phù hợp nhất.
4.2. Giám sát, điều hành nhân viên
Một người quản lý nhà hàng giỏi là người biết cách tuyển được những nhân viên phù hợp có tài năng và mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Một bảng mô tả công việc trong đó ghi những yêu cầu, trách nhiệm của từng bộ phận sẽ giúp người quản lý nhà hàng tìm ra được đối tượng phù hợp. Hãy:
- Phân công việc cho từng nhân viên một cách rõ ràng, cụ thể và minh bạch.
- Đào tạo, nâng cao trình độ năng lực cho toàn thể nhân viên nhà hàng từng giai đoạn nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
4.3. Lưu ý đến việc quảng bá nhà hàng
Có thể nói, hiện nay quảng cáo là một nhiệm vụ hàng đầu không thể thiếu đối với các nhà hàng. Đó là việc xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh của nhà hàng mình đến với thị trường. Điều này đòi hỏi người làm Marketing thực sự giỏi và nhanh nhạy. Và người đằng sau chỉ đạo, xem xét không ai khác là người quản lý nhà hàng. Họ sẽ xem xét, đánh giá để nhắm vào khoảng 10% thị trường nhằm phục vụ dịch vụ tốt nhất.
4.4. Phần mềm quản lý nhà hàng
Công nghệ ngày nay ngày càng phát triển đã cho ra đời những phần mềm quản lý nhà hàng phù hợp với từng quy mô, hình thức khác nhau. Thay vì bạn sử dụng việc quản lý bằng việc "chạy cơm" hãy lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng phù hợp. Những phần mềm quản lý có độ chính xác cao và dễ dàng sử dụng giúp tối ưu quy trình quản lý trong nhà hàng. Từ đó, mọi hoạt động của nhà hàng diễn ra một cách suôn sẻ nhất. Vậy phần mềm quản lý nhà hàng nào tốt?
Đó là:
- Joy Provider.
- iPOS.
- Cukcuk.
- Maybanhang.net.
- Kiotviet.
Bí kíp quản lý nhà hàng hiệu quả cao
4.5. Kinh nghiệm trong việc lựa chọn địa điểm, bố trí nhà hàng
Đây là điều quan trọng mà người quản lý nhà hàng cần lưu ý khi đảm nhiệm công việc. Lựa chọn địa điểm, bài trí nhà hàng một cách phù hợp giúp thu hút một lượng khách hàng chất lượng. Hãy lưu ý một số điều dưới đây khi lựa chọn kinh doanh. Đó là:
- Lượng bán hàng được dự kiến.
- Lưu lượng người qua lại nhiều, địa điểm thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng.
- Thuận lợi trong việc dừng đỗ xe.
- Quan sát những nhà hàng xung quanh để đánh giá những tác động liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
Ngoài ra, việc thiết kế không gian sẽ đóng góp vào sự thành công của nhà hàng. Theo khảo sát của chúng tôi có:
- 50% - 60% diện tích cho khu khách ăn.
- 30% diện tích cho khu vực bếp nấu và chế biến thực phẩm.
- 10% còn lại dành cho khu văn phòng và dự trữ.
4.6. Kinh nghiệm trong việc lên thực đơn cho nhà hàng
Người ta thường ví von rằng "Món ăn là linh hồn của nhà hàng". Quả đúng là như vậy. Tuy nhiên về bộ mặt của nhà hàng thì sao? Đáp án chính là quyển menu của nhà hàng. Vậy ai là người xây dựng? Không ai khác là người quản lý nhà hàng. Một quyển thực đơn sáng tạo sẽ để lại những ấn tượng tốt đẹp với khách hàng. Những hình ảnh bắt mắt về các món ăn với những cái tên thú vị giúp thu hút khách hàng.
5. Quản lý nhà hàng khách sạn lương bao nhiêu?
Quản lý nhà hàng là công việc đòi hỏi sự nhanh nhạy, giải quyết vấn đề tốt. Vậy lương của họ bao nhiêu? Theo chúng tôi khảo sát được, tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng, từng nhà hàng như Việt, Ý, Nhật,... mà lương của người quản lý sẽ dao động với các mức khác nhau.
- Đối với nhà hàng độc lập từ: 15 - 40 triệu đồng/tháng.
- Đối với nhà hàng nằm trong khách sạn từ: 15 - 45 triệu đồng/tháng.
6. Quản lý nhà hàng, khách sạn học trường nào?
Ngày nay, có rất nhiều trường học đào tạo những người có nhu cầu học quản lý nhà hàng. Ngành học mà người quản lý tham gia đó là quản trị nhà hàng khách sạn. Dưới đây chúng tôi chia sẻ các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành học này đó là:
Tại Hà Nội:
- Đại học Hà Nội.
- Đại học Văn hóa Hà Nội.
- Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Đại học Thương mại.
- Đại học Lâm nghiệp.
- Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Viện Đại học Mở Hà Nội.
Tại TP. Hồ Chí Minh:
- Đại học Tài chính - Marketing.
- Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
- Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Trở thành quản lý nhà hàng, khách sạn học trường nào?
7. Quản lý nhà hàng, khách sạn thi khối nào?
Về khối thi cho quản lý nhà hàng khách sạn bao gồm:
Khối A (Toán, Lý, Hóa); A1 (Toán, Lý, Anh); C (Văn, Sử, Địa); D1 (Toán, Văn, Anh). Thậm chí, có một số trường có xét tuyển các khối D3 (Toán, Văn, Pháp); D4 (Toán, Văn, Trung). Tùy vào từng trường mà ngành quản lý nhà hàng khách sạn được chia theo các khoa, chuyên ngành khác nhau.
8. Thời gian làm việc của quản lý nhà hàng như thế nào?
Về thời gian làm việc, quản lý nhà hàng lựa chọn 2 hình thức đó là:
9. Có nên học quản lý nhà hàng khách sạn không?
Với câu hỏi này chúng tôi nghĩ rằng bạn nên xem xét, đối chiếu bản thân để đưa ra quyết định phù hợp. Hiện nay, có khá nhiều nhà hàng, khách sạn mở rộng cần những người quản lý thực sự có năng lực về làm việc. Cơ hội nghề nghiệp khá rộng mở. Do đó, bạn có thể cân nhắc tham gia lớp học quản lý nhà hàng cấp tốc để có thể nhanh chóng đi làm.
10. Tìm việc làm quản lý nhà hàng ở đâu?
Hiện nay, có khá nhiều cách giúp người lao động tìm được công việc quản lý nhà hàng. Cụ thể, đó là:
- Trang tuyển dụng việc làm Cevn.
- Trang mạng xã hội: LinkedIn.
- Website chính của doanh nghiệp tuyển dụng vị trí quản lý nhà hàng.
Để có thể ứng tuyển vào vị trí quản lý thì sau khi thấy tin tuyển dụng phù hợp, ứng viên cần nộp CV để ứng tuyển. Việc làm quản lý đòi hỏi ứng viên phải có trình độ chuyên môn cao nên bản CV cũng cần thiết kế chuyên nghiệp, ấn tượng để "ghi điểm" với nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn có thể tham khảo các mẫu CV xin việc Quản lý Cevn cập nhật để sử dụng thuận tiện nhé.
Qua những thông tin Cevn chia sẻ trên đây, bạn đọc đã nắm được công việc của quản lý nhà hàng bao gồm những gì. Nếu thấy mình hội tụ đầy đủ các kỹ năng cần có của một người quản lý thì hãy mạnh dạn ứng tuyển nhé. Cơ hội việc làm ngành quản lý, nhà hàng luôn rộng mở với những ai có niềm đam mê và năng lực tốt. Hy vọng, bạn đọc sẽ nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với mình.