• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

54324
Tổng số truy cập:54324
Khách đang online: 41
Những kỹ năng mềm quyết định sự thăng tiến của bạn trong tương lai
Ngày đăng tin: 01/09/2022 10:11

Học tập trong trường là quá trình để bạn tích lũy cho mình kỹ năng cứng - kỹ năng chuyên môn đặc thù mà bạn cần để làm việc hiệu quả. Mặc dù đây là những kỹ năng làm việc bạn sẽ ghi vào CV xin việc nhưng ngày nay, nhà tuyển dụng đòi hỏi nhiều hơn thế. Tầm quan trọng của các kỹ năng mềm ngày càng tăng, do đó sẽ tác động không nhỏ đến sự nghiệp của bạn ở hiện tại và cả trong tương lai. Trong bài viết này, hãy cùng Cevn điểm lại các kỹ năng mềm có tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp của bạn.

Thăng tiến trong công việc không chỉ yêu cầu bạn có chuyên môn tốt mà còn đòi hỏi rất nhiều kỹ năng mềm. Khi chúng ta ở vị trí cao hơn, trách nhiệm cũng theo đó mà nhiều hơn. Kỹ năng mềm là chìa khóa để xây dựng các mối quan hệ và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các cá nhân thăng tiến trong sự nghiệp. Vì thế muốn thành công đừng xem nhẹ mà bỏ qua kỹ năng mềm. Dưới đây là những kỹ năng mềm quan trọng đối với sự nghiệp của bạn ở hầu hết các lĩnh vực.
 

Kỹ năng mềm có thật sự quan trọng đối với bạn
 
I. Kỹ năng mềm là gì?
 
Kỹ năng mềm hay Soft skills là thuật ngữ liên qua đến trí tuệ cảm xúc (EI) dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người, vì thế còn được gọi là kỹ năng thực hành xã hội. Đây là các kỹ năng mềm thuộc về tính cách con người, cho phép bạn tương tác với người khác một cách hiệu quả. Soft skills không thể đo lường hay giảng dạy trong trường học, bạn chỉ có thể tích lũy các kỹ năng thông qua sự rèn luyện có ý thức và thực hành liên tục.
Không giống với kỹ năng cứng (hay kỹ năng chuyên môn), kỹ năng mềm là vô hình và rất khó định lượng. Một số ví dụ về soft skills bao gồm kỹ năng giao tiếp (trực tiếp hoặc gián tiếp), kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phê phán, v.v...
 
II. Những kỹ năng mềm quyết định sự thăng tiến của bạn trong tương lai

1. Giao tiếp
 
Nói đến kỹ năng giao tiếp, mọi người thường nghĩ ngày đến đối thoại trực tiếp giữa người này với người khác. Tuy nhiên, phạm trù giao tiếp rộng hơn rất nhiều, nhất là trong thời đại công nghệ. Bạn trò chuyện với bạn bè qua điện thoại, video, nhắn tin bằng ứng dụng chat, gửi email và tất cả các tương tác giữa con người với nhau thông qua bất kỳ hình thức nào đều là giao tiếp.
 
Kỹ năng giao tiếp tốt giúp cải thiện hiệu suất làm việc của bạn do bạn nắm rõ những kỳ vọng của quản lý để làm việc tập trung hơn, đồng thời truyền đạt ý kiến, phản hồi của mình tới cấp trên để có được điều kiện làm việc thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, giao tiếp cũng là nền tảng không thể thiếu để hợp tác với đồng nghiệp và làm việc nhóm chất lượng.
 
2. Teamwork
 
Thành công của một công ty rất hiếm khi phụ thuộc vào một người tự mình làm tất cả mọi thứ. Thành công phải là kết quả làm việc của nhiều người trong nỗ lực hướng tới mục tiêu chung. Khi một nhóm tổng hợp nhiều tài năng ở các lĩnh vực khác nhau, nhóm đó sẽ có khả năng đương đầu với nhiều thách thức hơn. Bên cạnh đó, một khảo sát đã chỉ rằng người có bạn nơi làm việc cũng sẽ tăng mức độ hài lòng với công việc.
 
Teamwork là nền tảng để xây dựng văn hóa công sở thân thiện, lành mạnh, hỗ trợ giữ chân nhân viên đồng thời thu hút nhân tài cho công ty. Hơn nữa, việc cộng tác ăn ý với đồng nghiệp sẽ cải thiện chất lượng của cả hai. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về Teamwork trong Cv xin việc là gì? để hiểu rõ hơn về vấn đề cũng như nắm bắt được kỹ năng cần thiết này.
 
3. Khả năng thích nghi
 
Mọi thứ trong cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo kế hoạch và thích nghi với sự thay đổi trong đời sống hiện đại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhà lãnh đạo thành công là người biết cách ứng phó linh hoạt khi có vấn đề phát sinh.
 
4. Giải quyết vấn đề
 
Cùng với tốc độ thay đổi của thị trường, các vấn đề cũng theo đó mà phát sinh. Một công ty thành công không thể thiếu những nhân viên có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi cũng như suy nghĩ và đưa ra giải pháp thay vì trình bày khó khăn với quản lý. Đây cũng là một trong những kỹ năng không thể thiếu ở một người lãnh đạo.
 


Kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng đối với sự thăng tiến trong sự nghiệp
 
5. Khả năng quan sát phán đoán
 
Kỹ năng này còn được gọi là tư duy phân tích hay tư duy phê phán (phê phán ở đây có nghĩa là bình luận, xét đoán). Số liệu sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn không diễn giải được nó. Tổ chức nào cũng cần những người có óc tư duy phân tích, đưa ra quan điểm mới mẻ cũng như giải pháp, ý tưởng sáng tạo, từ đó giúp công ty nâng cao sức cạnh tranh hoặc cải tiến quy trình nội bộ. Thực tế nhà tuyển dụng thường đánh giá các kỹ năng mềm thông qua cv xin việc làm của ứng viên, vì vậy các ứng viên cần lưu ý. Còn đối với nhân viên đã làm việc lâu năm họ sẽ đánh giá trực tiếp qua công việc và tiếp xúc hàng ngày.
 
Tư duy phân tích được xếp vào phạm trù kỹ năng vì thế mỗi người có thể học hỏi và rèn luyện hàng ngày. Một cách có thể áp dụng trong cuộc sống là cố gắng nhận biết các loại ứng xử ở nơi làm việc. Chẳng hạn như, sếp của bạn có thực sự đọc báo cáo doanh thu hàng tuần không? Phản ứng của cô ấy ra sao trước tin xấu trong cuộc họp nhân viên? Thời điểm tốt nhất để đặt câu hỏi với sếp? Bằng cách quan sát cách mọi người phản ứng với luồng thông tin liên tục, bạn sẽ nắm rõ hơn kỹ năng này.
 
Thực tế kỹ năng mềm trong công việc rất quan trọng nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của mỗi người chính vì thế để hiểu rõ hơn kỹ năng mềm ảnh hưởng ra sao đến sự nghiệp của bạn thì hãy cùng tìm hiểu các yếu tố tác động của kỹ năng đến mỗi người như thế nào nhé. Việc đánh giá và rèn luyện kỹ năng cho bản thân không phải điều quá khó khăn, chính vì thế ngay sau khi biết tầm quan trọng của nó các bạn nên cố gắng học tập và trau dồi kiến thức cho mình. Đặc biệt đối với những ứng viên hiện nay có thể ứng tuyển việc làm trực tuyến thông qua cv online nhưng cũng cần biết cách viết cv. 
Số lượt đọc: 288 -