• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

149503
Tổng số truy cập:149503
Khách đang online: 30
Học gì ra làm nhân viên thu mua? Điều cần biết về nghề thu mua
Ngày đăng tin: 20/05/2023 17:47

Nhân viên thu mua (hay Purchaser) là người chịu trách nhiệm hoạt động thu thập hoặc mua hàng hóa và dịch vụ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều bạn học sinh, sinh viên muốn theo đuổi nghề này đang băn khoăn không biết học ngành gì để sau này làm nhân viên thu mua.

Một doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động hiệu quả nếu bộ phận thu mua làm việc không chuyên nghiệp, giá mua cao với chất lượng, nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn. Khi thương mại, hợp tác toàn cầu phát triển thì việc đặt mua hàng hóa, nguyên vật liệu từ nước ngoài cũng không còn xa lạ. Do đó, nhu cầu tuyển dụng nhân viên thu mua gia tăng khiến nhiều bạn thích thú lựa chọn theo đuổi ngành này.


Những điều cần biết về nhân viên thu mua, nhân viên mua hàng dành cho các bạn ứng viên
 
I. Học gì ra làm nhân viên thu mua?
 
Trong trường đại học không hề có chuyên ngành đào tạo riêng cho nghề Purchaser vì vị trí này đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ năng thực tế hơn là lý thuyết trên sách vở. Thông thường, nhân viên thu mua tốt nghiệp các chuyên ngành Kinh tế, Ngoại ngữ như Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tiếng Anh thương mại (hoặc ngôn ngữ khác tùy thuộc vào nhu cầu của công ty).
Ngoài khả năng ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn về lĩnh vực, nhân viên thu mua còn cần các kỹ năng như:
  • Quản lý nguồn cung ứng.
  • Theo dõi chi phí.
  • Xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp.
  • Kỹ năng tổ chức tốt.
  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng.
  • Tính toán chi phí, lập hồ sơ, báo cáo.
II. Các công việc chính của nhân viên thu mua​
  • Xác nhận nhu cầu thu mua, chuẩn bị và chuyển tiếp đơn đặt hàng, nghiệm thu hàng hóa đã mua và ủy quyền thanh toán.
  • Đối chiếu hàng hóa được yêu cầu với danh sách chính để xác nhận nhu cầu thu mua, xác thực các mục chưa rõ ràng, đề xuất giải pháp thay thế.
  • Kiểm soát hàng tồn kho để chuyển tiếp hàng có trong kho, lên lịch giao hàng.
  • Lập đơn đặt hàng trên cơ sở xác nhận các thông số và giá cả, thu thập kiến nghị từ nhà cung ứng để thay thế hàng hóa, xin phê duyệt từ bộ phận trưng thu.
  • Chuyển đơn hàng cho nhà cung ứng.
  • Đối chiếu danh mục hàng hóa đã nhận so với đơn hàng để nghiệm thu hàng, xử lý lô hàng bị lỗi với nhà cung cấp.
  • Chuyển giao tài liệu nghiệm thu để ủy quyền thanh toán mua hàng.
  • Phân loại và hoàn thiện hồ sơ để dễ dàng tìm kiếm thông tin.
  • Thu thập, phân tích và tổng hợp dữ liệu để lập kế hoách thu mua và kiểm soát thông tin.
  • Tham gia các khóa đào tạo để cập nhật kiến thức mới trong nghề.
  • Hoàn thành các nhiệm vụ thu mua và tổ chức được phân công.
III. Xin việc nhân viên thu mua có khó không? Cần lưu ý những gì?
 
Công việc nhân viên thu mua cũng nằm trong xu hướng chung của các ngành logistics và xuất nhập khẩu khác khi mà nhu cầu tuyển dụng luôn ở mức cao, đặc biệt là khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới. Bởi vậy, xin việc nhân viên thu mua không hề khó khi mà nhu cầu nhân lực được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới.
 
Để tìm được việc làm nhân viên thu mua dễ dàng thì ứng viên cần phải chuyên nghiệp ngay từ khi tạo CV. Cách viết CV xin việc Nhân viên thu mua không quá khó bạn có thể tham khảo và tìm hiểu mẫu CV xin việc nhân viên mua hàng, nhân viên thu mua cùng những hướng dẫn chi tiết trên website tuyển dụng online như Cevn để hoàn thiện hồ sơ xin việc cho mình dễ dàng nhất.
 
Nhân viên thu mua là một trong những việc làm có tỷ lệ cạnh tranh cao và đòi hỏi khá khắt khe về kiến thức thực tế, kỹ năng làm việc. Để chinh phục nhà tuyển dụng, ứng viên cho vị trí nhân viên thu mua cần phải:
  • Tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế: Mặc dù công việc không đòi hỏi chuyên môn cao về thủ tục xuất nhập khẩu, thuế quan hay nghiệp vụ ngoại thương nhưng nhân viên thu mua lại phải thành thạo các kỹ năng liên quan đến tìm nguồn hàng chất lượng, giá trẻ; đàm phán giá cả với nhà cung cấp, đối tác vận chuyển;...
  • Không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn: Bằng cách tham gia các cộng đồng về Logistics - Xuất nhập khẩu, đọc nhiều sách báo, tham gia các khóa học,...
  • Lựa chọn đúng nhà tuyển dụng tiềm năng: Điều này có nghĩa là khi mới ra trường, bạn chỉ nên ứng tuyển vào các doanh nghiệp nhỏ hoặc là vị trí thực tập sinh tại các tập đoàn lớn để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Sau đó, bạn mới nên xin vào những vị trí cao hơn, với mức lương hấp dẫn. Như vậy, cơ hội trúng tuyển của bạn sẽ cao hơn.

Ứng tuyển việc làm nhân viên thu mua cần lưu ý gì?

IV. Triển vọng nghề nghiệp của nhân viên thu mua
 
Tại Việt Nam và rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhân viên thu mua đang trở thành đối tượng được nhiều nhà tuyển dụng săn đón. Công việc của họ (tìm kiếm nguồn hàng và đàm phán giá cả) có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Nó thậm chí quyết định một doanh nghiệp sẽ kinh doanh thành công hay thất bại.
 
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vai trò của nhân viên thu mua lại càng trở lên quan trọng. Chính vì vậy mà mức lương dành cho những người làm công việc này cũng khá hậu hĩnh, trung bình khoảng trên 8 triệu đồng/tháng và cao nhất có thể lên đến hơn 20 triệu đồng/tháng. Những người có kiến thức và am hiểu về Logistics thì mức lương thậm chí còn cao hơn nữa.
 
Nhân viên thu mua là vị trí công việc được khá nhiều người ứng tuyển hiện nay, cùng với các công việc như nhân viên kho, nhân viên kế toán, nhân viên bán hàng... Mỗi vị trí công việc lại có những đòi hỏi yêu cầu về trình độ và kỹ năng khác nhau, công việc thu mua cũng khá giống với nhân viên kế toán, đòi hỏi sự chính xác, cẩn thận và tỉ mỉ. Ngoài trình độ, kỹ năng nhanh nhạy, tính toán chính xác cũng là những yếu tố vô cùng cần thiết.
Số lượt đọc: 1363 -