• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

115538
Tổng số truy cập:115538
Khách đang online: 188
Để tạo môi trường làm việc tích cực, chuyên nghiệp
Ngày đăng tin: 11/07/2022 16:04

Một yếu tố then chốt của bất cứ công ty thành công nào nằm ở môi trường làm việc. Một công ty cuối cùng sẽ bị giới hạn trong thành công của chính mình nếu người lãnh đạo khiến cho nơi làm việc trở nên khó chịu, tiêu cực hay căng thẳng. Theo dõi những chia sẻ của Blog Cevn dưới đây để cố gắng tạo được cho mình một môi trường văn hóa công sở tích cực và chuyên nghiệp nhé

Để tạo và duy trì một môi trường làm việc tích cực không phải dễ, nhất là khi tìm kiếm sự cân bằng và tránh rơi vào kết cục thiếu chuyên nghiệp và không hiệu quả. Do vậy, các vị lãnh đạo, nhà quản lý cần nắm rõ bí quyết giúp nhân viên cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc. Dưới đây là 6 bí quyết cho nhà quản lý để tạo ra sự cân bằng đúng đắn, khơi gợi khả năng sáng tạo và động lực cho nhân viên để đạt hiệu suất công việc cao trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.


Bạn hiểu như thế nào là môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động
 
Làm thế nào để tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp?

1. Nhớ rằng không ai hoàn hảo cả
 
Con người định sẵn là có khiếm khuyết, chẳng có ai hoàn hảo cả, nhân viên không phải cỗ máy hay tài sản của công ty. Chấp nhận và tha thứ cho sai lầm và sự bất cẩn ở mức độ nào đó. Rủi ro vẫn luôn sinh ra trong công việc, ngay cả khi mọi người đã nỗ lực hết sức mình. Bạn cần cho phép sự linh hoạt có chừng mực và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên để tránh họ chán nản và bất mãn. Sự tôn trọng lẫn nhau là chìa khóa để có một môi trường làm việc hài hòa.

Dù bạn đang đảm nhận vai trò quản lý hay giám đốc cũng sẽ không thể tránh khỏi những lần mắc sai lầm hay làm việc không được như đúng ý, do vậy hãy biết thông cảm và luôn nỗ lực để có được kết quả làm việc tốt nhất. Vậy nên để hoàn thành tốt công việc của mình, chính bản thân bạn phải luôn học cách quản lý thời gian, cải thiện hiệu suất công việc, có như vậy hiệu quả và năng lực của bản thân bạn trong quá trình làm việc mới không ngừng được nâng cao, khắc phục được những yếu kém của bản thân.
 
2. Công nhận và chú ý đến đóng góp của nhân viên
 
Nhân viên sẽ ít khi làm việc chăm chỉ nếu thành tích làm việc của họ không được ghi nhận. Nếu quản lý chỉ quan tâm nhân viên đi làm đúng giờ hay không, làm đủ thời gian quy định hay không thì nhân viên sẽ không thấy bất cứ động lực nào để làm hết sức mình, điều này sẽ dẫn đến tình trạng tiêu cực ở nơi làm việc. Ghi nhận sự cố gắng của nhân viên, khen ngợi, khích lệ bằng các ưu đãi và phần thưởng nhỏ nhỏ để họ biết nỗ lực của mình không phải vô ích.
 
3. Không quản lý quá khắt khe
 
Tinh thần của nhân viên sẽ xuống dốc không phanh khi họ cảm thấy mình bị quản lý quá gắt gao. Trao quyền cho nhân viên đưa ra quyết định và hoàn thành nhiệm vụ mà không cần sự giám sát khắt khe từ quản lý. Cái bạn cần quan tâm không phải họ làm việc ra sao mà kết quả làm việc của họ như thế nào. Nếu nhân viên cảm thấy được tin tưởng, họ sẽ làm việc siêng năng hơn và khéo léo hơn. Bản thân mỗi nhân viên hay mỗi người quản lý cần xác định được ngày làm 8 tiếng, quản lý thời gian như thế nào cho hiệu quả, từ đó đặt được mục tiêu quản lý thời gian tốt hơn, triển khai kế hoạch cũng như ưu tiên công việc quan trọng... Như vậy chắc chắn công việc của bạn sẽ đạt được những kết quả tốt, đáng móng đợi.
 
4. Vượt qua nỗi sợ hãi
 
Sự sợ hãi là kẻ thù của một môi trường làm việc hăng hái và tích cực. Cố gắng để nhân viên hiểu rằng sai lầm là cơ hội và không nên sợ rủi ro hay đương đầu với thử thách. Sợ thất bại sẽ không có đổi mới cũng không có sáng tạo, nỗ lực và không sợ thất bại chắc chắn sẽ mang lại thành công đáng kinh ngạc.
 

Cách tạo dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, năng động
 
5. Trở thành một cố vấn thông thái
 
Để cho nhân viên không gian tự do để làm việc và sáng tạo không có nghĩa là bỏ mặc họ, bạn cần dành thời gian theo sát tiến độ hoàn thành công việc cũng như hỗ trợ khi cần, bao gồm cả đề xướng ý tưởng và hướng dẫn nhân viên. Cung cấp cho nhân viên kiến thức chuyên môn và tư vấn của bạn nhưng không dùng quyền hạn để áp đặt và vẫn thể hiện lòng tin của bạn vào mỗi thành viên trong nhóm.
 
6. Tương tác với nhân viên
 
Nếu bạn không chắc chắn môi trường làm việc bây giờ ra sao, đừng ngần ngại hỏi "nhân vật chính". Xem nhân viên của bạn nghĩ gì và có điều gì cần thay đổi để họ làm việc vui vẻ và hiệu quả hơn. Tương tác tốt với nhân viên có thể coi là một kỹ năng mềm mà bất kỳ một người quản lý nào cũng đều phải làm được, nếu thiếu đi kỹ năng mềm này chắc chắn quá trình quản lý của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn. Hay cả khi bạn là nhân viên, bạn cũng cần phải có sự tương tác tốt với quản lý, có như vậy năng lực, tư duy trình độ của bạn mới được nhà quản lý nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan.

Việc làm quen với môi trường mới khi bạn chuyển việc luôn khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn không phải là người duy nhất rơi vào tình huống này. Điều quan trọng bạn cần làm là nên tìm hiểu cách lấy lại sự tự tin ở môi trường làm việc mới ra sao, có như vậy thì bạn mới có thể phát huy hết khả năng và năng lực làm việc của mình.
Số lượt đọc: 308 -