• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

115733
Tổng số truy cập:115733
Khách đang online: 220
Phân biệt vai trò Chuyên viên Marketing và Điều phối viên Marketing
Ngày đăng tin: 30/06/2022 10:47

Có nhiều vai trò liên quan tới việc làm tiếp thị, trong đó nổi bật là Chuyên viên Marketing và Điều phối viên Marketing. Hai vị trí này có những điểm giống và khác nhau khiến nhiều người tìm việc làm dễ nhầm lẫn. Nắm được cách phân biệt Cevn chia sẻ, ứng viên sẽ có thể lựa chọn được việc làm Marketing như ý muốn.

Khi nói đến các vị trí công việc trong ngành tiếp thị, đa số mọi người đều nghĩ ngay đến Nhân viên/Chuyên viên Marketing. Tuy nhiên, Điều phối viên Marketing cũng là một vai trò khác có những điểm giống và khác với Chuyên viên Marketing. Vậy cụ thể thì đặc điểm của hai vai trò này là gì? Khác nhau như thế nào?
 

So sánh sự khác nhau giữa Chuyên viên Marketing và Điều phối viên Marketing

1. Công việc của Chuyên viên Marketing
 
Chuyên viên Marketing (Marketing Specialist) làm việc trong các agency hoặc bộ phận tiếp thị của doanh nghiệp. Công việc của Chuyên viên Marketing chủ yếu là phối hợp với các thành viên trong nhóm hoàn thành các chiến dịch tiếp thị, hợp tác với bộ phận bán hàng và phát triển kinh doanh để xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
 
Nhiệm vụ chính của một Chuyên viên Marketing là sử dụng kiến thức, chuyên môn cá nhân cũng như các chiến lược SEO để thu hút khách hàng tiềm năng truy cập trang web, mạng xã hội của công ty. Họ cũng có thể chịu trách nhiệm viết content trên blog hoặc thiết kế đồ họa thông tin (infographic) để sản xuất tài liệu phục vụ cho chiến dịch tiếp thị. Cụ thể:
  • Tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định xu hướng khách hàng, chiến lược của đối thủ cạnh tranh và dữ liệu về nhân khẩu học (demographic).
  • Đề xuất ý tưởng xây dựng thương hiệu, thiết kế đồ họa, tài liệu quảng cáo và bản sao quảng cáo.
  • Khám phá các kênh tiếp thị và quảng cáo hiệu quả, bao gồm cả những nền tảng truyền thông được sử dụng để truyền tải thông điệp sản phẩm đến khách hàng.
  • Đánh giá hiệu suất của các chiến lược tiếp thị thông qua những chỉ số đánh giá hiệu quả công việc.
  • Xây dựng các chiến dịch tiếp thị sáng tạo dựa vào nguồn dữ liệu cũng như trình bày những đề xuất này lên cấp trên.
  • Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng mới và hiện tại thông qua mạng lưới tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
  • Thiết lập mục tiêu dài hạn nhằm tiếp cận khách hàng thông qua các kênh tiếp thị phù hợp.
Trước khi gửi CV xin việc Chuyên viên Marketing hay Điều phối viên Marketing thì ứng viên cần nắm rõ về yêu cầu công việc của từng vị trí. Tùy theo khả năng cũng như sở thích mà ứng viên lựa chọn cho mình việc làm phù hợp. Các mẫu CV ứng tuyển chuyên viên marketing được Cevn cập nhật mới nhất, bạn hãy tham khảo và sử dụng để quá trình ứng tuyển đạt hiệu quả cao nhé.
 
2. Công việc của Điều phối viên Marketing
 
Trong khi đó, Điều phối viên Marketing (Marketing Coordinator) có nhiệm vụ hỗ trợ cho kế hoạch tiếp thị toàn diện của một công ty hoặc thương hiệu nào đó. Ví dụ, đó có thể là quản lý phương tiện truyền thông, tiếp thị trực tiếp, tiếp thị sự kiện và xây dựng trang web. Ngoài ra, họ còn cung cấp tài liệu để phát triển nội dung, hỗ trợ xác minh dữ liệu và bố trí các sản phẩm quảng cáo.
 
Cụ thể những công việc chính của một điều phối viên Marketing là:
  • Thực hiện nghiên cứu bối cảnh cạnh tranh, xu hướng thị trường, hành vi khách hàng rồi chuẩn bị báo cáo bằng cách thu thập, tóm tắt và phân tích dữ liệu.
  • Hỗ trợ Trưởng phòng/Giám đốc Marketing trong việc thiết lập và đánh giá kế hoạch tiếp thị bằng cách phân tích và tập hợp các dự báo bán hàng, cập nhật lịch trình cũng như tổ chức và lập kế hoạch các buổi thuyết trình quảng cáo.
  • Truyền đạt sản phẩm bàn giao, mục tiêu và kế hoạch chi tiết cho mọi người trong nhóm.
  • Lập kế hoạch và quản lý các cuộc triển lãm thương mại, hội nghị, sự kiện bằng cách xác định yêu cầu, điều phối nhiệm vụ và lịch trình, liên hệ với các đối tượng hướng đến.
  • Duy trì danh mục tài liệu hỗ trợ bán hàng để đảm bảo mọi nguồn lực đều chính xác và cập nhật; xây dựng tài liệu mới khi cần thiết.
  • Liên tục tìm kiếm và nghiên cứu các nguồn khách hàng tiềm năng, đồng thời đưa ra nhiều đề xuất cho cấp trên và đội ngũ bán hàng.

Nhiệm vụ thường làm của Điều phối viên Marketing là gì?
 
3. Điểm khác biệt giữa Chuyên viên Marketing và Điều phối viên Marketing
 
3.1. Về công việc
 
Có thể thấy, các nhiệm vụ chủ yếu của Chuyên viên Marketing và Điều phối viên Marketing đều xoay quanh công việc tiếp thị, nhằm xây dựng thương hiệu, quảng bá, truyền thông hiệu quả cho các sản phẩm và dịch vụ, từ đó thúc đẩy nhận diện cũng như nâng cao hiệu suất kinh doanh. Tuy nhiên, 2 vị trí này cũng có nhiều điểm khác biệt nhất định.
 
Sự khác biệt lớn nhất của hai vị trí này nằm ở thâm niên và phạm vi công việc của họ. Cụ thể, các Chuyên viên Marketing thường nắm giữ vai trò cao hơn so với Điều phối viên Marketing. Họ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và giám sát các chiến dịch tiếp thị. Ngược lại, Điều phối viên Marketing sẽ cung cấp hỗ trợ về mặt hành chính cho chuyên viên Marketing cũng như các bên liên quan bằng cách thực hiện nghiên cứu thị trường, liên hệ với chuyên gia freelance và sắp xếp danh sách email cho các chiến dịch email marketing.
 
3.2. Về mức lương
 
Mức lương trung bình của Chuyên viên Marketing là từ khoảng 8 - 14 triệu/tháng, cao nhất có thể lên tới gần 34 triệu/tháng. Trong khi, Điều phối viên Marketing có thu nhập khoảng 7 - 9 triệu/tháng, với những người có kinh nghiệm là khoảng 10 - 15 triệu/tháng và cao nhất sẽ lên đến khoảng 25 triệu/tháng.
 
Như vậy, thực tế thì mức lương của 2 vị trí này không chênh nhau quá nhiều nhưng các yêu cầu và triển vọng nghề nghiệp của từng vai trò sẽ khác biệt. Nhìn chung, dù bắt đầu với vị trí nào, bạn cũng sẽ có cơ hội thăng tiến nếu như chứng minh được năng lực.
 
Cả hai vị trí Chuyên viên Marketing và Điều phối viên Marketing đều đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của một công ty. Điểm khác biệt lớn nhất chính là thâm niên và phạm vi nhiệm vụ giữa hai chức vụ này. Do đó, nắm chắc trách nhiệm của từng công việc sẽ giúp bạn xác định được đâu là ngành nghề phù hợp với bản thân mình nhất.
Số lượt đọc: 385 -