• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

110276
Tổng số truy cập:110276
Khách đang online: 199
Check-list giúp bạn chuẩn bị phỏng vấn hoàn hảo nhất
Ngày đăng tin: 17/08/2022 10:31

Bạn có lịch hẹn phỏng vấn trong thời gian tới? Xin chúc mừng bạn, bạn đã bước tới gần hơn với cánh cửa việc làm mà mình yêu thích. Vậy bạn đã biết làm sao để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn chưa? Nếu chưa, bài viết này của Cevn sẽ đưa ra một số hướng dẫn cho bạn tham khảo để có kỹ năng phỏng vấn ấn tượng nhé.

Đầu tư thời gian và công sức chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn không bao giờ là thừa, kỹ năng phỏng vấn tốt giúp bạn tăng khả năng được mời làm việc. Trong bài viết trước, bạn đọc đã biết được 3 điều cần làm trước buổi phỏng vấn lấy thông tin một cách chi tiết. Ở bài viết này, Cevn sẽ giới thiệu tới bạn những thứ cần làm để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn từ việc phân tích vị trí tuyển dụng và công ty, cách luyện tập câu hỏi, câu trả lời phỏng vấn cho đến cách lựa chọn trang phục.


Bạn nên chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn

Ứng viên cần chuẩn bị gì trước buổi phỏng vấn

1. Phân tích vị trí tuyển dụng
 
Một phần quan trọng trong chuẩn bị cho buổi phỏng vấn là dành thời gian phân tích tin tuyển dụng cho vị trí đó. Khi xem lại phần mô tả công việc, hay xem xét công ty tìm kiếm điều gì ở một ứng viên. Sau đó, lập danh sách kỹ năng, kiến thức, phẩm chất nghiệp vụ và tính cách cá nhân mà nhà tuyển dụng yêu cầu đồng thời đóng góp quan trọng vào thành công trong công việc.
 
2. Lý do bạn phù hợp với vị trí tuyển dụng
 
Sau khi tạo danh sách kỹ năng mềm, bằng cấp dành cho vị trí đó, lập danh sách 10 lợi thế hay ưu điểm của minh đáp ứng yêu cầu công việc. Lợi thế này có thể gồm kỹ năng mềm, phẩm chất, chứng nhận, kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng máy tính và cơ sở kiến thức khác. Bạn có thể sẽ cần đến khi giải thích với nhà tuyển dụng tại sao bạn là ứng viên phù hợp với vị trí đó. Kỹ năng mềm luôn đóng vai trò quan trọng, có được những kỹ năng mềm cần thiết giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực. Vậy nên ngay từ bây giờ, bạn hãy luôn trau dồi kỹ năng mềm của bản thân mình nhé.
 
Ngoài ra, hãy chuẩn bị một vài ví dụ về kinh nghiệm làm việc trong quá khứ thể hiện những phẩm chất này của bạn để luôn sẵn sàng khi người phỏng vấn yêu cầu bạn minh chứng cho một kỹ năng cụ thể. Công tác chuẩn bị sẽ giúp bạn trả lời tốt câu hỏi phỏng vấn vì mục đích của các câu hỏi chung quy để xác định xem liệu bạn có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết để làm việc hay không.
 
3. Tìm hiểu về Công ty
 
Trước buổi phỏng vấn, tìm hiểu về công ty tuyển dụng cũng quan trọng như nghiên cứu về công việc đó vậy. Tuy không thể đảm bảo "trăm trận trăm thắng" nhưng "biết mình biết ta" sẽ giúp bạn chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn cũng như trả lời phỏng vấn câu hỏi về công ty, tăng khả năng tương tác với nhà tuyển dụng đồng thời tăng cơ hội được mời làm việc. Ngoài ra, quá trình tìm hiểu về công ty còn cho bạn cơ hội xác định công ty và văn hóa của họ có thực sự thích hợp với mục tiêu và sở thích của bạn hay không.
 
Để hiểu ngắn gọn về công ty, hãy truy cập vào website chính thức của họ, nhất là trang "About Us" (Về chúng tôi). So sánh công ty bạn ứng tuyển với các tổ chức khác trong cùng ngành thông qua các bài viết về công ty trên báo, tạp chí hay website trong ngành. Bạn cũng có thể tham khảo các đánh giá về công ty từ khách hàng và nhân viên hiện tại cũng như nhân viên từng làm việc ở đó.


Chuẩn bị trước buổi phỏng vấn sẽ giúp gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

4. Luyện tập phỏng vấn
 
Chuẩn bị các câu hỏi thường gặp hoặc bạn nghĩ nhà tuyển dụng sẽ hỏi trong buổi phỏng vấn và dành thời gian tập trả lời. Điều này giúp bạn tránh bị lúng túng khi không biết trả lời ra sao hoặc ấp úng vì quá hồi hộp và thời gian quá gấp. Sự chuẩn bị sẽ khiến bạn bình tĩnh, tự tin hơn khi ngồi trên "ghế nóng".
 
Luyện tập trước cho buổi phỏng vấn với bạn bè hoặc người thân sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn đi phỏng vấn thực sự. Tuy nhiên, khéo quá hóa vụng; chẳng nhà tuyển dụng nào muốn nghe câu trả lời từ một cái máy hoặc giống như nghe học sinh trả bài cũ đâu. Chuẩn bị thì chuẩn bị nhưng đừng quá máy móc hoặc trả lời quá nhanh vì dễ bị phản tác dụng.
 
5. Chuẩn bị trang phục
 
Đừng đợi đến phút cuối cùng mới chuẩn bị trang phục cho buổi phỏng vấn. Việc chuẩn bị sớm sẽ giúp bạn không cần phải suy nghĩ về việc mặc gì vào hôm đó nữa, còn nhiều thứ khác quan trọng hơn cần chuẩn bị, đừng khiến cản thân căng thẳng và bối rối hơn. Dù là phỏng vấn cho vị trí nào thì ấn tượng đầu tiên đều rất quan trọng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí mà ứng tuyển để bạn lựa chọn trang phục cho phù hợp. Hãy tạo cho mình cảm giác thật thoải mái, dễ chịu, đừng để nỗi sợ chung của người tìm việc ảnh hưởng tới bạn, hãy luôn là người chủ động, không ngừng học hỏi và thể hiện bản thân mình.
 
Tốt nhất là bạn chọn trang phục sao cho "an toàn" nhất: Áo sơ mi, quần hoặc chân váy tối màu. Ứng viên nữ có thể chọn mặc váy liền hoặc trang phục điệu đàng hơn một chút nhưng nhìn chung là bạn hãy lịch sự và nghiêm túc, tránh mặc đồ như đi chơi. Việc mặc vest hay đồ quá cứng nhắc có thể là không cần thiết (chỉ hợp lý nếu đặc thù công việc hoặc bạn ứng tuyển vào các vị trí quản lý, giám sát). Các phụ kiện bạn mang theo như khuyên tai, đồng hồ, túi hay ví nên đơn giản, nhẹ nhàng. Ứng viên nữ có thể make up nhẹ.
 
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến kiểu tóc của chính mình vì bên cạnh trang phục, kiểu tóc cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ấn tượng của nhà tuyển dụng với bạn.
Số lượt đọc: 398 -