• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

110232
Tổng số truy cập:110232
Khách đang online: 182
Cách đối phó với nỗi sợ hãi, lo lắng khi tham gia phỏng vấn xin việc
Ngày đăng tin: 12/08/2022 10:06

Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thành công của buổi phỏng vấn là tâm lý của các ứng viên. Sự sợ hãi, lo lắng có thể khiến bạn phạm lỗi và mất đi cơ hội việc làm của mình một cách đáng tiếc.

Khi nhận được email hẹn lịch phỏng vấn, bạn vừa vui mừng vừa lo lắng bởi không biết cần chuẩn bị những gì. 3 điều cần làm trước buổi phỏng vấn lấy thông tin bạn nên tìm hiểu để tự tin thể hiện trước nhà tuyển dụng và cho họ thấy bạn là người xứng đáng với vị trí công việc. Kinh nghiệm xương máu cho các ứng viên là trước khi bước vào buổi phỏng vấn nên để đầu óc, tâm lý đươc thoải mái, đừng suy nghĩ vấn đề gì cả. Tâm lý càng thoải mái bao nhiêu, tỷ lệ thành công càng cao. Dưới đây là một số lời khuyên để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn.
 

Để tìm việc làm dễ dàng kỹ năng phỏng vấn đóng vai trò đặc biệt quan trọng
 
Cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
 
1. Lên kế hoạch chuẩn bị trước
 
Lên kế hoạch chuẩn bị trước không bao giờ là thừa cả. Bằng cách chuẩn bị trước cho mình kế hoạch mặc trang phục gì cho buổi phỏng vấn, tìm hiểu rõ vị trí công ty, phương tiện đi lại để không bị muộn giờ, thử hình dung trong đầu, suy nghĩ về các câu trả lời và chuẩn bị kỹ càng trước buổi phỏng vấn để cảm thấy tự tin hơn. Hơn nữa một khi đã tự tin rồi bạn sẽ tập trung, không còn bị thụ động, không bị lắp bắp trong cách trả lời câu hỏi phỏng vấn nữa.
 
2. Điều chỉnh hơi thở
 
Cố gắng kiểm soát hơi thở, hít một cái thật sâu sẽ giúp bạn thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn, không còn cảm giác lo lắng, căng thẳng và hồi hộp nữa. Nếu bắt đầu cảm thấy hồi hộp, hãy tạm dừng một lát, hít thở nhẹ nhàng và đồng thời lắng nghe những gì mà nhà tuyển dụng đang đề cập. Bằng cách này, bạn có thể kết nối với nhà tuyển dụng tốt hơn đồng thời kết quả cuộc phỏng vấn cũng khả quan hơn.
 
3. Cố gắng giữ tâm lý thoải mái​
 
Trong buổi phỏng vấn, cố gắng giữ tâm lý thoải mái, không nên nghĩ quá nhiều đến vấn đề các ứng viên khác có nhiều kinh nghiệm hơn mình hay giỏi hơn mình. Nhà tuyển dụng tìm kiếm những người phù hợp nhất chứ không hẳn là những người giỏi nhất. Coi như cuộc phỏng vấn là cơ hội để bạn cọ xát, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân tốt hơn, không nên đặt nặng quá vấn đề mình có được tuyển hay không vì vô hình nó sẽ tạo áp lực và căng thằng cho bạn.
 
Việc lo lắng và hồi hộp trong buổi phỏng vấn sẽ là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên, đó sẽ là cơ hội giúp bạn có thể vượt qua được những thử thách để thành công, hãy luôn biết rằng còn trẻ đừng sợ thất bại mà không dám làm. Hãy luôn cố gắng và nỗ lực để có được cơ hội tốt nhất cho bản thân. Hãy tưởng tượng cuộc phỏng vấn giống như cuộc trò chuyện giữa bạn với người thân hoặc bạn bè để giảm bớt cảm giác áp lực và căng thẳng, có như vậy bạn mới có thể trả lời các câu hỏi phỏng vấn một cách tốt nhất.
 

Các ứng viên có kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp, tự tin chắc chắn sẽ có cơ hội việc làm lớn
4. Thể hiện thái độ tự tin
 
Khi bước vào cuộc phỏng vấn, hãy thể hiện thái độ tự tin, trả lời các câu hỏi một cách trung thực, bạn biết gì, giỏi về mảng nào, yếu mảng nào. Một người không thể hoàn hảo đến mức không có điểm yếu vì vậy đừng quên đề cập đến những điểm yếu của mình. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao các ứng viên có thái độ trung thực nhiều hơn, chứ không phải các ứng viên "thùng rỗng kêu to" chỉ biết nói nhiều nhưng làm không được việc.
 
Quan trọng nhất phải giữ lập trường của mình vì nhà tuyển dụng có thể thử các ứng viên trong các vị trí khác không liên quan đến chuyên môn. Nếu bạn tỏ ra bình tĩnh và giữ vững lập trường khi trả lời các câu hỏi cũng khéo léo xử lý các thử thách, nhà tuyển dụng có thể ngầm hiểu bạn là người có khả năng quyết đoán và nhanh nhạy trong công việc chứ không phải gió chiều nào xoay theo chiều ấy.
 
Bài viết trên đây Cevn vừa chia sẻ cho bạn một số lời khuyên để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn. Hãy nhớ không nên quá đặt nặng vấn đề có được tuyển hay không, coi như đây là cơ hội để cọ xát, trau dồi kinh nghiệm phỏng vấn cho bản thân. Có như vậy bạn mới có thể thoải mái tâm lý, đầu óc mà bước vào buổi phỏng vấn. Đặc biệt, khi đã nhận lời mời phỏng vấn mà bạn có việc đột xuất không thể đến được thì hãy liên hệ để đổi sang ngày khác. Những cách xin đổi lịch phỏng vấn sao cho lịch sự bạn cần nắm rõ để thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của bản thân với công việc ứng tuyển.
Số lượt đọc: 298 -