Những cách trấn an tinh thần, vượt qua nỗi sợ khi phỏng vấn xin việc
Ngày đăng tin: 06/08/2022 22:02
Sau những tháng ngày khổ cực tìm việc, cuối cùng bạn cũng nhận được lời mời phỏng vấn cho vị trí mà bạn hằng mơ ước. Chắc hẳn lúc này niềm vui cũng có mà lo lắng cũng có. Đơn giản vì bạn phải nghĩ đến việc làm sao để trở thành ứng viên được công ty chọn vào làm việc. Vậy làm thế nào để xóa đi những nỗi lo giúp bạn tự tin nhất để thể hiện kỹ năng phỏng vấn tốt?
Bạn có tất cả những kỹ năng mềm, kinh nghiệm cần thiết phục vụ cho công việc sắp ứng tuyển nhưng thứ duy nhất bạn thiếu là sự tự tin. Có thể nói sự tự tin quyết định đến 90% kết quả của cuộc phỏng vấn, vì thế việc rèn luyện sự tự tin là vô cùng quan trọng. Ngoài việc chuẩn bị kỹ càng các kỹ năng, chuẩn bị tâm lý, đầu óc thoải mái để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn thì bạn cũng cần phải thể hiện thái độ tự tin của mình trước nhà tuyển dụng. Trong bài viết này Cevn sẽ đưa ra cho bạn đọc lời khuyên để trấn an tinh thần, vượt qua nỗi sợ khi phỏng vấn xin việc, cùng theo dõi nhé.
Vượt qua nỗi sợ khi đi phỏng vấn bằng cách nào?
Bí quyết giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi phỏng vấn
1. Đặt niềm tin vào chính mình
Không đặt niềm tin vào bản thân đồng nghĩa với việc bạn chưa đủ quyết tâm để đảm nhận công việc sắp tới. Hãy nhớ rằng bạn là người đến phỏng vấn, chính vì thế trung tâm cuộc phỏng vấn chính là bạn. Vậy còn chần chờ gì mà không tin tưởng vào chính mình và tỏa sáng nhất để ghi điểm tuyệt đối với chuyên viên tuyển dụng.
Bất cứ ánh mắt hay cử chỉ thiếu tự tin nào của bạn cũng dễ bị các nhà tuyển dụng nhìn ra. Vì thế cứ thoải mái và tin tưởng bản thân mình thì không gì có thể làm khó bạn.
2. Hiểu rõ điểm mạnh, động cơ làm việc của bản thân
Điều khiến bạn không cảm thấy sợ hãi hay lo lắng khi phỏng vấn thực ra rất đơn giản, đó chính là hiểu rõ bản thân bạn đang ở đâu, bạn có kỹ năng hay kinh nghiệm gì nổi bật cho vị trí ứng tuyển, động lực hay mục tiêu công việc của bạn là gì. Khi bạn nắm rõ tất cả điều đó, bạn có thể bước vào cuộc phỏng vấn với phong thái tự tin nhất và thuyết phục hoàn toàn các nhà tuyển dụng.
3. Chuẩn bị kỹ càng trước phỏng vấn
Việc chuẩn bị kỹ lưỡng luôn là chìa khoá mở ra sự thuận lợi và ấn tượng đẹp cho buổi phỏng vấn. Bạn nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu về công ty mình sẽ tham dự phỏng vấn, cách thức tổ chức, văn hóa công ty, vị trí công việc của bạn. Một khi nắm rõ được về công ty bạn sẽ tự tin hơn trước những câu hỏi hóc búa của nhà tuyển dụng. Hơn thế nữa, bạn còn có thể tạo ấn tượng tốt đến nhà tuyển dụng rằng bạn là
một ứng viên thật sự yêu thích việc làm này.
4. Linh hoạt trong mọi tình huống
Kể cả khi bạn nghĩ mình đã chuẩn bị rất tốt, bạn vẫn không thể lường trước được
cuộc phỏng vấn sẽ như thế nào. Bạn luôn cần để ý đến
tình huống thực sự đang diễn ra. Một ứng viên giỏi sẽ biết cách biến hóa tùy theo hoàn cảnh. Sự linh hoạt và chủ động của bạn là yếu tố giúp bạn vượt qua các câu hỏi hóc búa nhất mà chuyên viên tuyển dụng nhân sự đưa ra.
Hãy đơn giản hóa cách nghĩ về một cuộc phỏng vấn, coi nó như một cuộc trò chuyện nhóm, điều đó đủ khiến bạn cảm thấy thoải mái và bình tĩnh xử lí mọi tình huống trớ trêu phát sinh trong cuộc phỏng vấn.
5. Đừng coi phỏng vấn là một cuộc lựa chọn
Biết rằng mục đích cuối cùng của một cuộc phỏng vấn là để tuyển dụng nhân viên phù hợp với công ty, nhưng đừng lấy đó làm lựa chọn "Vào" hay "Loại". Điều đó chỉ làm gia tăng gánh nặng và áp lực lên bạn. Là người tham gia phỏng vấn nên bạn sẽ không thể hiểu rõ được tiêu chí nào để công ty
tuyển chọn nhân viên.
Nắm vững cách trấn an tinh thần để có cuộc phỏng vấn đạt kết quả cao
Với những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát như vậy, bạn không nên bận tâm quá nhiều. Quan trọng là bạn đã cố hết sức để thể hiện bản thân với
nhà tuyển dụng. Sau này dù được chọn hay không thì bạn cũng không cảm thấy nuối tiếc. Cơ hội này mất đi còn có cơ hội khác, hãy coi đây là một bước đệm cho bạn trong những cuộc phỏng vấn tiếp theo.
6. Có kế hoạch dự phòng
Trong bất kì một cuộc phỏng vấn nào, việc nhà tuyển dụng đặt thêm câu hỏi cho bạn là điều dễ thấy. Để đối phó với tình huống này, cách tốt nhất là chuẩn bị trước những phương án dự phòng. Với những câu hỏi khó khi phỏng vấn, đừng chỉ chuẩn bị một câu trả lời duy nhất, thay vào đó, hãy có những câu trả lời phòng thủ khác. Điều này sẽ giúp bạn có tự tin để đối phó linh hoạt với các tình huống khó của nhà tuyển dụng.
Như vậy bài viết trên của Cevn vừa chỉ dẫn bạn các cách trấn an tinh thần, vượt qua nỗi sợ khi
phỏng vấn xin việc. Nỗi sợ hãi không chỉ khiến bạn mất cơ hội trong phỏng vấn mà ngay cả sự nghiệp cũng có thể bị giảm sút. Vì vậy, bạn hãy cố gắng đừng để nỗi sợ hãi đánh mất cơ hội thăng tiến của bản thân nhé.