• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

110508
Tổng số truy cập:110508
Khách đang online: 176
Nói dối khi ứng tuyển - bạn có an toàn trụ lại?
Ngày đăng tin: 18/07/2022 20:30

Việc mọi người "chém gió" hơi quá về khả năng của mình khi đi phỏng vấn là chuyện phổ biến hơn bạn nghĩ. Nhưng đâu là ngưỡng mà nhà tuyển dụng chấp nhận được? Và đâu là ngưỡng khiến bạn sẽ mắc sai lầm khi nhận việc?

Một cuộc khảo sát trên 629 nhà tuyển dụng cho thấy: cứ 5 người thì có 4 người nhìn thấy ứng viên nói dối. Ấn tượng khác biệt quá xa giữa CV và thực tế dẫn đến một cuộc trò chuyện khó khăn khi phỏng vấn và quyết định cuối thường là loại ngay ứng cử viên.
 
 
Nên suy nghĩ kỹ trước khi đưa thông tin sai vào CV
 
Những lời nói dối không thể chấp nhận thường là về:
 
- Bằng cấp
- Tình trạng luật pháp (có đang trong thời gian thi hành án hay không)
- Giấy chứng nhận và giấy phép hành nghề
- Kinh nghiệm làm việc
- Kỹ năng và kinh nghiệm
 
Các công ty có cách để kiểm tra lý lịch và lịch sử công việc của ứng viên. Nhưng kể cả khi không bị phát hiện trong thời gian tuyển dụng, thì việc nói dối 1 trong 5 vấn đề trên cũng sớm gây hậu quả nghiêm trọng.
 
Tôi có nên tiếp tục nói dối không?
 
Chỉ có 2% trường hợp bị phát giác sau khi nói dối mà được bỏ qua và tiếp tục được phỏng vấn. Khoảng một nửa số nhà tuyển dụng còn lại (48%) kiên quyết loại ứng viên ngay lập tức. Đặc biệt nếu lời nói dối là về chứng chỉ chuyên môn cần thiết. Vì chỉ nơi giấy phép được pháp luật công nhận mới có giá trị, nên các nhà tuyển dụng không khoan nhượng đối với hành vi xuyên tạc.
 
Khoảng một nửa các nhà tuyển dụng còn lại cho phép một chút khả năng linh hoạt trong những trường hợp nhất định. Ví dụ ứng viên nói mình thông thạo tiếng Pháp, mặc dù kỹ năng này không bắt buộc trong công việc. Nếu sau đó cô ấy không nói được tiếng Pháp, nhưng lại có trình độ tốt, cô ấy vẫn có thể được đi tiếp. Hoặc một thành tích thể thao, học tập… không có thật. 
 
Tuy vậy, rất khó để biết nhà tuyển dụng cảm thấy ra sao về mỗi lời nói dối. Đôi khi một lời nói dối tạo thêm ấn tượng không đáng kể nhưng lại khiến ứng viên bị đánh trượt.
 

Nhà tuyển dụng sẽ sớm “nói chuyện” với bạn nếu phát hiện ra thông tin không đúng
 
Chỉ nên trung thực?
 
Với 5 điểm nêu trên, câu trả lời vẫn là “Đúng”.
 
Từ bằng cấp học vấn đến chứng chỉ, giấy phép chuyên môn, tiền án tiền sự, chức vụ và kỹ năng chuyên môn cần thiết cho công việc, tốt nhất là hãy nói thật. Bạn nên kiểm tra kỹ tất cả các ngày tháng và chi tiết chính trong CV để chắc chắn rằng không vô tình sai sót (chứ chưa nói đến những lời nói dối táo tợn).
 
Một số ứng viên có thể cảm thấy phải ngụy tạo sự thật vì sợ không vượt được qua “vòng gửi xe”, chứ đừng nói đến việc vào vòng phỏng vấn. Có lẽ lý lịch của họ quá trống ở một khoảng thời gian nào đó, hoặc đã bị sa thải và không muốn liệt kê ra.
 
Để giải quyết cảm giác này, hãy tự hỏi “Điều gì đặc biệt khiến CV của mình không đủ tốt?”. Có thể trình độ chuyên môn của bạn không đủ cho vị trí này, điều đó khách quan có thể mang lại bất lợi cho bạn. Tuy nhiên, cũng có thể bạn đang ảo tưởng rằng CV của người khác có thể ấn tượng hơn của bạn. Thì thực tế là các chuyên gia nhân sự và giám đốc tuyển dụng không mong đợi sự hoàn hảo rực rỡ. Ngoài một số điều kiện tiên quyết nhất định phải đáp ứng về chuyên môn, các chuyên gia cũng hướng đến những người cầu tiến, tỏ rõ sự đam mê trong công việc.
 
Nói dối không phải cách hiệu quả để có được công việc. Nếu không tự tin với CV của mình, hãy tham khảo cách mà Cevn hướng dẫn trình bày CV hiệu quả nhất, hoặc liên hệ với Cevn để được hỗ trợ. Ít nhất, bạn sẽ không phải chịu rủi ro và hậu quả lâu dài vì việc nói dối trong tương lai.
Số lượt đọc: 257 -