• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

57678
Tổng số truy cập:57678
Khách đang online: 137
Knockout Question là gì? Sử dụng câu hỏi đánh giá trước phỏng vấn sao cho hiệu quả?
Ngày đăng tin: 15/08/2022 09:44

Nếu bạn là một ứng viên, đã tối ưu CV của mình theo tất cả những gì mà nhà tuyển dụng nêu trong bản mô tả công việc nhưng vẫn không nhận được phản hồi từ phía họ thì rất có thể bạn đã không vượt qua các câu hỏi Knockout Question. Vậy Knockout Question là gì? Sử dụng Knockout Question như thế nào cho hiệu quả?


Tìm hiểu chi tiết về Knockout Question

1. Knockout Question là gì?
 
Knockout question là những câu hỏi được đặt ra ngay từ những bước đầu tiên của quy trình tuyển dụng nhằm loại bỏ những ứng viên không thể hoặc chưa sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu công việc chính, không có đầy đủ các kỹ năng cần thiết hoặc là vi phạm những điều cấm kỵ khác. Knockout Question được thiết kế để giúp các nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian đánh giá và phỏng vấn những ứng viên ít có khả năng trúng tuyển.
 
Knockout Question còn được gọi là Screening Question hay Pre-Interview Question và thường có nhiều định dạng khác nhau như:
  • Hỏi đáp ngắn.
  • Trả lời có hoặc không.
  • Đánh giá từ 1 - 5.
  • Câu hỏi lựa chọn đáp án.
Nếu bạn là một ứng viên, đã tối ưu CV xin việc của mình theo tất cả những gì mà nhà tuyển dụng nêu trong bản mô tả công việc nhưng vẫn không nhận được phản hồi từ phía họ thì rất có thể bạn đã không vượt qua những câu hỏi Knockout Question này.

2. Knockout Question và Auto-rejection
 
Sử dụng từ "knockout" đối với loại câu hỏi này quả không sai. Trong khi những câu hỏi trả lời ngắn sẽ được đánh giá bởi người thực thì các câu hỏi lựa chọn (câu trả lời đã được lập trình sẵn) có thể sẽ dẫn đến việc ứng viên tự động bị loại ngay lập tức (Auto-rejection). Hệ thống theo dõi ứng viên (Applicant tracking system - ATS) sẽ đưa các ứng viên có câu trả lời không phù hợp vào danh sách "Not Hired" thay vì danh sách ứng viên mới.

3. Các loại câu hỏi kiểm tra ứng viên trước phỏng vấn
 
Knockout Question có thể giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu về tất cả các khía cạnh liên quan đến ứng viên, từ kỹ năng, trình độ cho tới văn hóa làm việc, ứng xử.

3.1. Câu hỏi thông tin cơ bản
 
Hãy cùng xét ví dụ dưới đây:


Sử dụng Knockout Question thế nào để cho kết quả cao nhất?

Knockout Question ở đây chính là "Can you work weekends?" (Bạn có thể làm việc vào cuối tuần được hay không?) Làm việc cuối tuần là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với công việc này vì vậy những ai không thể đáp ứng được yêu cầu này sẽ bị loại.
 
Với tư cách là một ứng viên, kể cả khi bạn rất thích công ty và công việc này nhưng lại không thể đáp ứng yêu cầu trên thì cơ hội trúng tuyển cũng gần như bằng 0. Trả lời "Không" (No) sẽ đồng nghĩa với việc ứng tuyển của bạn thất bại. Còn trả lời "Có" (Yes) thì có nghĩa là bạn đang nói dối và rất có thể bị phát hiện sau khi vào làm việc chính thức.
 
Nếu như bạn không thể đáp ứng các yêu cầu như trong mô tả công việc thì tốt nhất hãy dừng quá trình ứng tuyển lại ở đây và dành thời gian, công sức tìm kiếm một công việc khác.
 
Knockout Question thuộc loại này thường bao gồm:
  • Bạn có sẵn sàng làm thêm giờ/vào cuối tuần/di chuyển nhiều/chuyển đến một chi nhánh khác hay không?
  • Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
  • Bạn có sẵn sàng nộp giấy khám sức khỏe hay không?
3.2. Câu hỏi về trình độ ứng viên
 
Nếu chỉ dựa vào những gì ứng viên thể hiện trong CV, nhà tuyển dụng sẽ rất có thể chọn nhầm người. Để tránh điều này, nhà tuyển dụng thường sử dụng Knockout Question để đảm bảo ứng viên có đầy đủ các điều kiện được nêu trong mô tả công việc.
 
Ví dụ, nếu mô tả công việc yêu cầu 3 năm kinh nghiệm làm thiết kế đồ họa, nhiều ứng viên có thể viết vào CV rằng họ có khoảng 2.5 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, khi sử dụng Knockout Question "Bạn có đủ 3 năm kinh nghiệm làm thiết kế đồ họa hay không?" thì ứng viên sẽ không thể sử dụng chiêu trò này.
 
Một vài Knockout Question khác thuộc loại này có thể kể đến:
  • Bạn có bằng X hay không?
  • Bạn có chứng chỉ X hay không?
  • Bạn đã có kinh nghiệm sử dụng phần mềm/công cụ X hay chưa?
  • Nếu chấm điểm từ 1 - 5 thì kỹ năng sử dụng công cụ X của bạn đang ở mức mấy?
3.3. Câu hỏi về tính cách và văn hóa
 
Knockout Question thường rất đơn giản và chỉ nhằm mục đích đánh giá sơ bộ ứng viên có đủ điều kiện hay không. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng có thể sử dụng loại câu hỏi này để đánh giá tính cách và phong cách làm việc của họ. Ví dụ như:
  • Bạn thích làm việc độc lập hay làm việc nhóm?
  • Bạn có dễ bị mất tập trung trong môi trường ồn ào không?
  • Hãy mô tả phong cách làm việc của bạn?
  • Bạn có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi không?
  • Động lực làm việc của bạn là gì?
4. Sử dụng câu hỏi đánh giá trước phỏng vấn sao cho hiệu quả?
 
Là một nhà tuyển dụng, nếu như bạn đợi đến tận giữa hoặc cuối quy trình rồi mới đưa ra Knockout Question thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng ứng viên? Bên cạnh việc cảm thấy mình đã làm rất tốt, bạn đã bao giờ thử đo hiệu suất của quá trình tuyển dụng hay chưa? So sánh việc đặt ra những câu hỏi này ngay từ đầu và trong quá trình phỏng vấn thì quá trình nào tiết kiệm thời gian hơn, chất lượng ứng viên tốt hơn?
 
Nhiều công ty chờ đợi quá lâu rồi mới đưa ra các Knockout Question khiến cho cả hai bên đều lãng phí rất nhiều thời gian. Ở những bước đầu tiên, nhiều người không ngừng đặt ra những câu hỏi về học vấn, kinh nghiệm làm việc và các sở thích khác; vậy tại sao lại phải đợi đến tận khi phỏng vấn rồi mới đưa các Knockout Question như trên?
 
Nếu chỉ yêu cầu ứng viên nộp CV mà không có thêm bất cứ một thứ gì khác thì sẽ rất khó để nắm bắt được các thông tin thực tế quan trọng bởi vì CV nào thì cũng đều được "đánh bóng" trước khi gửi cho nhà tuyển dụng.
 
Vì vậy, ngay sau khi ứng viên ứng tuyển vào hệ thống ATS, hãy ngay lập tức đưa ra yêu cầu họ trả lời những câu hỏi này. Một mặt, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá và chấm điểm ứng viên theo những tiêu chuẩn đã định trước. Mặt khác, ứng viên có thể biết được cơ hội trúng tuyển của mình đến đâu và có kế hoạch chuẩn bị cho phù hợp.

5. Những lưu ý đối với ứng viên khi trả lời Knockout Question
 
5.1. Trung thực
 
Bạn có thể nói dối và tiến sâu hơn vào quy trình tuyển dụng nhưng đến một lúc nào đó, sự thật sẽ bị bại lộ và mọi công sức của bạn coi như đổ sông đổ biển. Do đó, cách tốt nhất để trả lời Knockout Question là phải thật trung thực. Nếu như bạn thấy mình không thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng, hãy dành khoảng thời gian quý báu phía trước tìm kiếm một công việc khác.
 
Nếu bạn quyết định phải trả lời những câu hỏi này bằng mọi giá thì cũng hãy trung thực hết mức có thể và giải thích cho nhà tuyển dụng thấy lý do tại sao họ nên chọn bạn mặc dù bạn không phải là người có trình độ cao như mong đợi. Đây có lẽ là cách tốt nhất để được nhà tuyển dụng chú ý.

5.2. Nghiên cứu kỹ trước khi trả lời
 
Các câu hỏi về văn hóa hay phong cách làm việc sẽ có độ xê dịch nhất định. Nếu bạn không chắc chắn câu trả lời của mình có đúng hay không thì hãy tìm hiểu về văn hóa công ty cũng như những gì nhà tuyển dụng mong đợi ở ứng viên của họ trong mô tả công việc, website công ty, Fanpage công ty trên Facebook,... trước khi đưa ra câu trả lời.
 
5.3. Tự đánh giá bản thân
 
Nếu bạn thường xuyên bị loại bởi các Knockout Question về trình độ của bản thân thì có lẽ đã đến lúc bạn cần phải nhìn lại chính mình. Thay vì tiếp tục tìm kiếm một công việc khác, hãy nghĩ đến việc lùi lại một bước để đi học thêm chứng chỉ để củng cố profile.
 
Tìm việc làm cũng là một công việc và đòi hỏi bạn phải thực sự nghiêm túc với nó. Bỏ qua các yêu cầu của nhà tuyển dụng hay coi thường Knockout Question sẽ chỉ khiến bạn phải nhận những thất bại liên tiếp mà thôi. Hy vọng với các cách thức đặt câu hỏi và trả lời Knockout Question trên đây của Cevn, cả các nhà tuyển dụng và ứng viên sẽ hình thành cho mình những chiến lược phù hợp nhất cho quy trình tuyển dụng sắp tới.
Số lượt đọc: 279 -