• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

115049
Tổng số truy cập:115049
Khách đang online: 520
Cách lập kế hoạch dài hạn cho sự nghiệp của bạn chỉ trong 5 bước
Ngày đăng tin: 21/08/2024 09:24

Kế hoạch dài hạn là một trong những con đường bền vững nhất dẫn đến thành công trong sự nghiệp của bạn. Trong bài viết này, Cevn sẽ hướng dẫn bạn cách lập kế hoạch dài hạn đơn giản chỉ với 5 bước, giúp bạn tạo tiền đề xây dựng sự nghiệp vững chắc.

Lập kế hoạch dài hạn là gì?
 
Lập kế hoạch dài hạn là việc tạo ra hàng loạt các mục tiêu chiến lược mà bạn sẽ phải dành một khoảng thời gian khá dài, tối thiểu là 1-2 năm, để có thể hoàn thành. Kế hoạch dài hạn nhằm đạt được và duy trì sự thành công về lâu dài, giúp xác định phương hướng chung cho các mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp của bạn. Loại kế hoạch này cũng liên quan đến việc phát triển và thực hiện các chiến lược giúp doanh nghiệp tăng trưởng chuyên nghiệp hơn.


Lập kế hoạch dài hạn là việc thiết lập các mục tiêu cần thời gian dài để thực hiện
 
Tại sao cần lập kế hoạch sự nghiệp dài hạn?
 
Trong sự nghiệp, kế hoạch dài hạn đóng vai trò định hướng, thiết lập các mục tiêu cụ thể cần tập trung vào để bạn có thể phấn đấu và đạt được. Lợi ích mà cách lập kế hoạch dài hạn có thể mang lại cho bạn là:
 
Có được định hướng rõ ràng cho tương lai.
 
Gia tăng động lực làm việc và phấn đấu.
 
Nâng cao lòng tự tôn và sự tự tin mỗi khi hoàn thành kế hoạch, đạt được mục tiêu.
 
Mở rộng các kỹ năng làm việc.
 
Có cơ hội khám phá nhiều lĩnh vực và con đường sự nghiệp khác nhau.
 

Kế hoạch dài hạn giúp định hướng sự nghiệp của bạn
 
Cách lập kế hoạch dài hạn cho sự nghiệp của bạn
 
Sau đây là 5 bước đơn giản trong cách lập kế hoạch dài hạn, sẽ giúp bạn khởi đầu sự nghiệp của mình một cách suôn sẻ hơn:
 
Xác định mục tiêu dài hạn trong sự nghiệp
 
Mục tiêu sự nghiệp dài hạn thể hiện khát vọng của bạn trong hiện tại và những lợi ích mà bạn muốn có được trong tương lai. Mục tiêu dài hạn có thể thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào cách nhìn nhận và sự phát triển của cá nhân bạn qua từng thời điểm.
 
Một ví dụ phổ biến của mục tiêu dài hạn là đạt được một chức danh công việc nhất định trong vòng 3-5 năm. Nghĩ về vai trò mà bạn muốn theo đuổi trong tương lai có thể giúp định hướng những kỹ năng, kiến thức, kỹ thuật mà bạn cần học.
 
Ví dụ khác là bạn muốn tìm một kiểu môi trường làm việc cụ thể mà bạn thích, như văn hóa làm việc tốc độ, hoặc quy trình đào tạo quy củ, hoặc ít thủ tục hành chính, v.vv.. Sở thích đó định hướng bạn chọn loại công ty mà bạn muốn gắn bó, như startup, SMEs hay tập đoàn lớn.
 
Dưới đây là một số ví dụ khác về mục tiêu dài hạn trong sự nghiệp có thể truyền cảm hứng cho bạn:
 
Làm việc trong một lĩnh vực cụ thể.
 
Trở thành người lãnh đạo.
 
Làm việc với một công nghệ cụ thể mà bạn thích.
 
Chuyển từ ngành kinh tế sang kỹ thuật hoặc ngược lại.
 
Làm việc tại công ty ABC mà bạn rất quan tâm.
 

Mục tiêu dài hạn trong sự nghiệp thể hiện khát vọng của bạn trong hiện tại và lợi ích muốn có trong tương lai
 
Chia từng mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu ngắn hạn
 
Đặt ra các mục tiêu cụ thể và hoàn thành chúng là nền tảng cốt lõi của một kế hoạch dài hạn hoàn hảo. Để làm được điều này, bạn cần chia từng mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu ngắn hạn. Sử dụng phương pháp SMART để tạo dựng mục tiêu:
 
S - Specific - Tính cụ thể: Đảm bảo những gì bạn cần đạt được trong một thời điểm phải thực sự chi tiết, rõ ràng, cụ thể.
 
M - Measurable - Có thể đo lường: Hãy đặt ra các số liệu cụ thể hoặc KPI để đo lường mức độ thành công của bạn trong hành trình đạt được mục tiêu và đảm bảo sau khi hoàn thành mỗi mục tiêu, bạn đều có sự tiến bộ hơn trước.
 
A - Achievable - Có thể đạt được: Mặc dù những mục tiêu bạn đặt ra có thể thách thức, nhưng hãy đảm bảo bạn có đủ nguồn lực, điều kiện và khả năng để đạt được chúng.
 
R - Realistic - Có tính thực tế: Điều quan trọng là mục tiêu của bạn phải thực tế, phù hợp với tầm nhìn, khả năng và sở thích của bạn.
 
T - Time-bound - Có tính ràng buộc về thời gian: Bạn có thể rơi vào trạng thái trì hoãn, trì trệ nếu như không có cảm giác cấp bách. Vì thế hãy đặt ra các deadline cụ thể cho từng mục tiêu, chắc chắn rằng bạn sẽ nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu đó trong thời hạn.
 

Sử dụng công thức SMART trong thiết lập mục tiêu

Xác định những điều kiện và hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó
 
Sau khi thiết lập mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được, hãy liệt kê danh sách những hành động mà bạn cần làm, cùng điều kiện hỗ trợ bạn thực thi kế hoạch nhằm đạt được từng mục tiêu đó.
 
Ví dụ bạn cần có được bằng tiếng anh IELTS để ứng tuyển vào tập đoàn đa quốc gia ABC, thì hành động bạn cần làm đăng ký khóa học và đăng ký thi IELTS, điều kiện để làm điều đó là 5 triệu đồng phí thi, 10 triệu đồng học phí và 2 tiếng học mỗi tối trong vòng 2 tháng chẳng hạn.

Tạo các cột mốc quan trọng để từng bước đạt được mục tiêu
 
Các mục tiêu lớn thường bao gồm một vài cột mốc mà bạn cần đạt được. Hãy mở lịch ra và ghi chú vào từng thời điểm mà bạn bắt buộc phải đạt được một cột mốc nào đó.
 
Giả sử bạn đã tốt nghiệp đại học và mục tiêu của bạn là lấy bằng thạc sĩ. Đầu tiên, bạn chia mục tiêu đó thành 2-3 mục tiêu nhỏ hơn (tùy thuộc vào số năm): “Hoàn thành năm thứ nhất”, “hoàn thành năm thứ hai”, v.vv.. Để làm được điều đó, bạn cần vượt qua các bài nghiên cứu và thi cử. Mỗi bài thi sẽ trở thành cột mốc nhỏ hơn nữa. Để vượt qua mỗi bài thi, bạn cần hoàn thành những mục tiêu phụ: viết tiểu luận, làm biên bản nghiên cứu, thuyết trình, v.vv.. Sau đó, bạn chia nhỏ chúng thành các bước cụ thể: nghiên cứu, viết bản nháp, chỉnh sửa, v.vv.. Bằng cách thực hiện những bước nhỏ với những cột mốc - deadline cụ thể, dần dần bạn sẽ đạt được mục tiêu dài hạn của mình.
 

Đặt ra deadline cụ thể cho từng hành động và mục tiêu
 
Đánh giá và sắp xếp lại các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên
 
Cuối cùng, bạn hãy xem lại danh sách các mục tiêu của mình và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu ngắn hạn trước và phân bổ thời gian, sức lực, tiền bạc một cách đúng đắn.
 
Nếu bạn vẫn đang loay hoay chưa tìm ra được điểm khởi đầu cho kế hoạch sự nghiệp dài hạn của mình, hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu về chính bản thân mình trước! Bạn hãy sử dụng công cụ Trắc nghiệm đa trí thông minh MI, Trắc nghiệm tính cách MBTI, làm các bài thi đánh giá năng lực theo kỹ năng ngành nghề Cevn Skills và xác định khung năng lực ứng tuyển qua Cevn Contest phát triển bởi Cevn - Công ty HR Tech hàng đầu tại Việt Nam. Những công cụ này sẽ giúp bạn tìm ra thế mạnh của bản thân để bắt đầu cho sự nghiệp dài hạn của mình!
 
Một số mẫu kế hoạch dài hạn
 
Sau đây là một số mẫu kế hoạch dài hạn cho sự nghiệp mà bạn có thể tham khảo:
 
Mẫu kế hoạch sự nghiệp dài hạn số 1
 

Mẫu kế hoạch sự nghiệp dài hạn số 1
 
 
Mẫu kế hoạch sự nghiệp dài hạn số 2
 

Mẫu kế hoạch sự nghiệp dài hạn số 2
 
Lưu ý khi lập kế hoạch nghề nghiệp dài hạn
 
Để quá trình lập kế hoạch nghề nghiệp dài hạn diễn ra thuận lợi, bạn có thể tham khảo một số lưu ý như sau:
 
Tham khảo thị trường, học hỏi từ những người đi trước
 
Một trong những cách lập kế hoạch dài hạn khôn ngoan nhất đó là mở rộng tầm nhìn của bản thân qua việc nghiên cứu con đường sự nghiệp của người khác. Điều này có thể khơi dậy ý tưởng cho những người chưa hề có bất cứ mục tiêu dài hạn nào trong sự nghiệp. 
 
Nếu bạn cũng chưa có mục tiêu nghề nghiệp của riêng mình, bạn có thể tìm những người có công việc thú vị và nghiên cứu quá trình giúp họ đạt được thành công. Đương nhiên bạn không cần phải trở thành sao y bản chính của họ, nhưng hãy góp nhặt ý tưởng từ họ.
 
Ví dụ, bạn có thể xem chức danh công việc của một người mà bạn ngưỡng mộ, xem họ đang làm việc ở công ty nào, đã tham gia vào những dự án nào và họ đã thu thập được những chứng chỉ, bằng cấp, thành tựu gì.
 
Có thể việc theo đuổi các dự án, chứng chỉ hay thành tựu tương tự sẽ giúp ích cho bạn trong việc mở rộng tầm nhìn và đào sâu tư duy. Khi bạn đã có được sự trải nghiệm đa dạng trong công việc, chắc chắn bạn sẽ nhìn ra mục tiêu sự nghiệp của riêng mình.
 

Tìm kiếm ý tưởng từ những người thành công
 
Đảm bảo mục tiêu dài hạn thúc đẩy sự cân bằng giữa công việc và đời sống
 
Thay vì nghĩ về tương lai trong 3, 5 hay 10 năm tới, bạn hãy thử tưởng tượng mình sẽ nghỉ hưu một cách tốt đẹp. Khi đó, bạn thấy cuộc sống của bạn như thế nào? Làm thế nào để bạn đạt được cuộc sống đó?
 
Đôi khi, bạn cần thử nghiệm phương pháp này để xem xét lại các mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bản thân. Xem chúng có thực sự đáng giá và ý nghĩa hay không? Chúng có ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như sức khỏe, gia đình và các mối quan hệ của bạn hay không?
 
Đây là một cách suy nghĩ toàn diện về các mục tiêu nghề nghiệp dài hạn. Chúng không chỉ là mục tiêu cuối cùng mà bạn cần đạt được trong đời, mà còn là công cụ hữu ích giúp bạn xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa và sự thỏa mãn.
 

Suy nghĩ toàn diện về mục tiêu sự nghiệp dài hạn của bạn
 
Sử dụng các phương pháp tạo động lực cho bản thân
 
Trở ngại lớn nhất của việc xây dựng kế hoạch dài hạn là rất khó để duy trì động lực trong một thời gian dài. Đôi khi bạn có thể đi chệch hướng, đi mãi mà không biết liệu bạn có đang thực sự tiến tới mục tiêu nghề nghiệp của mình không nữa.
 
Không chỉ dừng lại ở công thức SMART, lấy ý tưởng từ con đường sự nghiệp của những người đi trước hay suy nghĩ toàn diện về mục tiêu dài hạn của mình, bạn còn cần áp dụng nhiều phương pháp khác để tự tạo động lực cho bản thân:
 
Bắt đầu với những mục tiêu dễ dàng hơn để lấy đà cho những mục tiêu khó khăn hơn sau này.
 
Trò chuyện với đồng nghiệp, bạn bè, cấp trên, người cố vấn mentor, người huấn luyện coacher, v.vv.. về mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn. Họ có thể đồng hành cùng bạn, thỉnh thoảng kiểm tra xem bạn có đang đi đúng hướng không và cho bạn những lời khuyên hữu ích.
 
Hãy cảm nhận mỗi khi thành công hoàn tất một mục tiêu dài hạn, xem bạn có cảm thấy tự hào và hài lòng hay không. Nếu không, chứng tỏ mục tiêu dài hạn đó không còn phù hợp với bạn và đã đến lúc bạn cần điều chỉnh lại.
 


Cần duy trì động lực để đạt được mục tiêu sự nghiệp trong dài hạn
 
Sau tất cả, điều quan trọng nhất là tận hưởng hành trình của mình. Cách lập kế hoạch dài hạn sẽ chỉ có ý nghĩa khi trong suốt quá trình phấn đấu vì sự nghiệp, bạn đã cảm thấy vui vẻ, nhiệt huyết và nỗ lực hết mình. Bây giờ, bạn đã xác định được mục tiêu sự nghiệp dài hạn của mình chưa?

 

Số lượt đọc: 49 -