• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

126313
Tổng số truy cập:126313
Khách đang online: 106
Cách báo giá cho khách hàng hiệu quả
Ngày đăng tin: 10/08/2023 08:45

Báo giá là một bước không thể thiếu trong kinh doanh, bán hàng. Khách hàng cần biết chính xác giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi ra quyết định mua hay không. Biết cách báo giá cho khách hàng hiệu quả sẽ giúp bạn tăng đơn hàng, tăng doanh thu.

Có một số hình thức báo giá cơ bản như báo giá trực tiếp, báo giá qua inbox/tin nhắn/chatbot và báo giá cho email. Hình thức đầu tiên được sử dụng rộng rãi tại các cửa hàng, khu chợ; tiếp theo là khi bán hàng trực tuyến và báo giá qua email thì thường là làm việc với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng lớn.
 

Cách báo giá cho khách hàng đơn giản nhất

I. Báo giá là gì? Vì sao cần nhanh chóng gửi báo giá cho khách?
 
Báo giá có thể là một thông báo ngắn gọn hoặc một tài liệu chính thức, đề cập đến mức giá của sản phẩm, dịch vụ mà bạn sản xuất và phân phối. Nếu khách hàng yêu cầu bạn báo giá, bạn nên gửi thông tin nhanh nhất có thể vì điều đó có nghĩa là họ đang nghiêm túc xem xét các cơ hội mua bán, kinh doanh với bạn. Tất cả các nỗ lực bán hàng và tiếp thị của nhân viên marketing, nhân viên sales đã được đền đáp, chỉ còn một bước nữa là kết thúc giao dịch.
 
Tuy nhiên, nếu để xảy ra sai lầm ở bước này thì chưa chắc bạn đã chốt được đơn. Quy trình báo giá nghe có vẻ giống như một thủ tục nhưng không phải vậy, điều quan trọng nhất vẫn là bạn phải làm đúng và thật khéo léo.
 
Trên thực tế, ngày nay người mua ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và không khoan dung nếu phát hiện các chiến thuật làm lệch giá hay phản hồi chậm. Quan điểm của họ là "Người bán phải trả lời đầy đủ các câu hỏi của tôi và cung cấp thông tin có liên quan, kịp thời, hữu ích". Không một ai muốn hỏi giá để cân nhắc đặt mua nhưng chỉ nhận được những lời vòng vo. Họ muốn mọi thứ rõ ràng, một con số thực tế, khả thi khi nói về giá cả. Do vậy, sử dụng các mẫu bảng báo giá cũng trở nên phổ biến với bộ phận kinh doanh ở các doanh nghiệp.

II. Cách báo giá cho khách hàng qua inbox, tin nhắn
 
Trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay, đặc biệt là với bán hàng online, nếu bạn chậm thì khách sẽ mất kiên nhẫn và dễ bị thu hút bởi các đối thủ cạnh tranh. Để báo giá nhanh nhất, tốt nhất là bạn sử dụng tin nhắn tự động ngay khi khách có hành động để lại bình luận hoặc gửi tin nhắn hoặc phản hồi "thủ công" bằng cách nhắn lại từng người.
 
Quy luật có đi có lại sẽ bắt đầu khi bạn gửi thông tin nhanh: Bởi vì bạn đang cung cấp thông tin hữu ích, khách hàng tiềm năng cũng sẽ như vậy. Bạn sẽ nhận được thông tin chất lượng hơn, nhanh hơn và có thể sử dụng những gì bạn học được để tạo ra nhiều giá trị hơn nữa cho họ. Để trả lời câu hỏi về giá ngay lập tức đồng thời xây dựng thương hiệu có chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, hãy thử một số giải pháp sau với giọng điệu tự tin, lịch sự và chuyên nghiệp:
  • Báo giá và đặt câu hỏi cùng lúc: "Giá của sản phẩm/dịch vụ anh chị quan tâm là [giá tiền] và bao gồm [thành phần, số lượng, nguyên liệu...]. Sản phẩm đang được giảm giá [phần trăm/số tiền giảm], còn [số tiền cuối cùng]. Anh chị có thể vui lòng cung cấp thêm thông tin để cửa hàng tư vấn được không ạ?".
  • Báo giá và kèm theo giá trị, lợi ích của sản phẩm/dịch vụ: "Chào anh chị, giá sản phẩm/dịch vụ mà anh chị quan tâm là [giá tiền]. Điều này có nghĩa là anh chị sẽ nhận được [liệt kê một số giá trị, lợi ích của sản phẩm] chỉ với [giá tiền] thôi ạ".
  • Báo giá và cá nhân hóa thông tin: "Giá dịch vụ này là [giá tiền] với 8 buổi tập/trị liệu trong vòng 2 tháng. Em nghĩ rằng đây là gói phù hợp nhất với anh chị [tên khách] vì nó sẽ giúp giải quyết hầu hết các vấn đề về tình trạng căng thẳng/tình trạng da mà anh chị đang gặp phải".
  • Báo giá và tạo cảm giác cấp bách: "Giá của sản phẩm [tên sản phẩm - Váy dạ mã DA12] là [giá tiền] sau khi đã giảm 30% theo chương trình khuyến mãi chào năm mới. Shop chỉ giảm giá trong 48 giờ thôi ạ. Bạn có muốn đặt hàng luôn không ạ?".
Qua một số gợi ý về cách báo giá cho khách hàng qua inbox, tin nhắn như trên, bạn có thể thấy rằng dù dùng cách uyển chuyển thế nào thì nội dung đầu tiên bạn đề cập tới vẫn phải là mức giá chính xác. Người mua hỏi giá và bạn ngay lập tức phản hồi về giá cả. Tiếp theo đó, bạn có thể chủ động hướng cuộc trò chuyện theo cách có lợi hơn, tiến gần hơn tới việc chốt đơn bằng cách đề cập đến những giá trị của sản phẩm, dịch vụ.
 
Khi nhắn tin lại, bạn không nên dùng ngôn ngữ ngập ngừng, bối rối hay phách lối, không lịch sự. Cách bạn nói về mức giá cũng quan trọng khi chính mức giá đó (cao hay thấp hay phù hợp). Đồng thời, bạn cần nhớ rằng không ai hỏi về giá nếu họ không quan tâm đến việc mua hàng, do đó, hãy coi những câu hỏi là giá trị về tín hiệu mua (dù không phải lúc nào cũng chốt được đơn) để cung cấp dịch vụ chất lượng.


Báo giá trực tiếp cho khách hàng sao cho khéo léo?

III. Cách báo giá trực tiếp cho khách hàng
 
So với báo giá qua inbox, tin nhắn thì báo giá trực tiếp sẽ có những sự khác biệt nhất định, chẳng hạn như cần chú ý thêm về giọng nói, thái độ. Trước khi báo giá, bạn nên kiểm tra lại một lần nữa để đưa ra thông tin chính xác nhất. Một số câu trả lời bạn có thể dùng là:
  • "Anh chị đợi em một chút ạ. Dạ, sản phẩm này có giá [giá tiền]. Anh chị có muốn thử trước/dùng thử không ạ?".
  • "Giá của sản phẩm là [giá tiền]. Anh chị mặc đẹp lắm ạ, nếu mua trong ngày hôm nay thì chỉ còn [giá sau giảm] thôi ạ. Sản phẩm cho phép đổi trả trong [số ngày]. Anh chị có muốn thanh toán không ạ?".
  • "Sản phẩm có giá gốc là [giá tiền], được giảm [số tiền giảm] nếu thanh toán bằng thẻ visa hoặc giảm 50k khi thanh toán bằng VNPay ạ. Ngoài ra, shop cũng có chương trình giao hàng miễn phí trong vòng 10km. Anh chị có muốn thanh toán ngay không ạ và muốn tự vận chuyển hay được hỗ trợ ạ?"...
Khi báo giá trực tiếp cho khách, hãy đảm bảo bạn luôn mỉm cười, tươi tắn. Nếu khi nói ra một con số cụ thể mà thấy thái độ của khách - có thể là hơi sốc vì cảm thấy giá cao hay nghi ngờ chất lượng vì giá thấp hơn họ nghĩ, bạn cũng cần giải thích thêm rằng vì sao giá lại như vậy hoặc trình bày về các mức chiết khấu nếu mua nhiều, khuyến mại (nếu có).
 
IV. Cách báo giá cho khách hàng doanh nghiệp qua email
 
Báo giá cho khách hàng doanh nghiệp là một quy trình được chuẩn bị kỹ lưỡng và thường thì mức giá này có thể được điều chỉnh, tùy thuộc vào từng khách hàng, đối tác khác nhau, lượng hàng đặt mua. Trường hợp này, báo giá sẽ được làm chuyên nghiệp nhất và gửi với sự đảm bảo tuân thủ nguyên tắc thư tín thương mại. Những nội dung cần bao gồm trong báo giá sẽ là:
  • Bản tóm tắt các cuộc thảo luận với khách hàng (nếu có), thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn dự định cung cấp.
  • Báo giá ngắn gọn, chính xác, rõ ràng về các số liệu.
  • Thông tin doanh nghiệp (tên công ty, lĩnh vực kinh doanh), thông tin chi tiết của khách hàng, số ID khách hàng và số báo giá.
  • Định giá.
  • Tổng số tiền cho từng đơn vị sản phẩm, giải thích từng thành phần giá, đảm bảo minh bạch.
  • Bao gồm các loại thuế hiện hành.
  • Thời gian áp dụng mức giá.
  • Thời hạn bàn giao sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Điều khoản thanh toán
Ngoài ra, khi báo giá qua email, bạn cũng cần có không gian cho phần chữ ký và ngày tháng, đồng thời đảm bảo trình bày đẹp, quy chuẩn. Những phần mềm kế toán hiện nay cũng thường có tính năng giúp lập bảng báo giá chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin.

V. Lưu ý quan trọng khi chuẩn bị và gửi báo giá
 
Ngoài việc tuân thủ một số phương pháp, nguyên tắc báo giá kể trên, có một số mẹo thông minh mà bạn cũng có thể áp dụng để đảm bảo đưa ra báo giá một cách hiệu quả nhất. Các mẹo đó là:

1. Đảm bảo báo giá được xây dựng đúng cách
 
Để tạo ấn tượng tốt cho khách hàng, bạn nên đưa ra báo giá một cách rõ ràng, chuyên nghiệp và toàn diện. Có thể tạo bất ngờ thú vị cho khách hàng bằng cách thêm vào một số giá trị gia tăng vượt kỳ vọng của họ. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên bao gồm lời kêu gọi hành động ở cuối và nói ngắn gọn về quy trình đặt hàng, thanh toán. Báo giá của bạn được xây dựng càng tốt, bạn càng có nhiều khả năng bán được hàng ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc với khách hàng.
 


Bán hàng online lựa chọn cách báo giá cho khách hàng hợp lý nhất

2. Gửi báo giá trong vòng 24 giờ
 
Nếu khách hàng yêu cầu báo giá, bạn hãy gửi lại thông tin cho họ một cách nhanh nhất để họ có thời gian cân nhắc và ra quyết định, yêu cầu tối thiểu là không để muộn hơn 24 tiếng. Thị trường càng cạnh tranh thì chất lượng dịch vụ càng phải được nâng cao để thu hút khách hàng. Khi bạn báo giá chậm quá, khách có thể đã lựa chọn bên khác (vì đang cần gấp chẳng hạn).

3. Sử dụng công cụ báo giá trên trang web, mạng xã hội
 
Không phải lúc nào bạn cũng sẵn sàng trả lời khách hàng, vì vậy việc thêm một công cụ vào trang web hay mạng xã hội có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và khách hàng cũng được phản hồi ngay lập tức. Phương pháp này hiệu quả nhất cho các báo giá đơn giản.
 
Hầu như tất cả người mua đều có nhu cầu tìm hiểu về giá của sản phẩm và dịch vụ ngay khi họ quan tâm. Một số người sẽ dùng báo giá của bạn để đi so sánh cũng như cân nhắc, tính toán sao cho phù hợp với khả năng chi trả, ngân sách của họ. Biết cách chuẩn bị, định giá và gửi báo giá chính xác, nhanh chóng là một điểm cộng lớn để việc kinh doanh, bán hàng của bạn diễn ra thuận lợi, có thêm cơ hội chốt đơn, ký được hợp đồng và hợp tác thành công.
Số lượt đọc: 610 -