Bật mí kinh nghiệm xin việc làm nhân viên kinh doanh
Ngày đăng tin: 16/02/2024 08:46
Kinh nghiệm xin việc làm nhân viên kinh doanh luôn là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ lo lắng. Năng lực có, kỹ năng đủ song các thiếu các kinh nghiệm xin việc ở vị trí này khiến các bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội. Vậy đâu là những điều các bạn cần chú ý khi xin việc làm nhân viên kinh doanh, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.
Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến là nhân viên sale. Trên thực tế, nhân viên kinh doanh là những người có kiến thức, am hiểu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bằng những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp tích lũy được, nhân viên sale sẽ tìm kiếm, thu hút, trình bày, thuyết phục khách mua hàng nhằm đem đến doanh số cao nhất cho doanh nghiệp. Nói cách khác, họ chính là cầu nối quan trọng giữa công ty và khách hàng trong quá trình Marketing và cạnh tranh trên thị trường.
Nhân viên kinh doanh hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến là nhân viên sale. Trên thực tế, nhân viên kinh doanh là những người có kiến thức, am hiểu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bằng những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp tích lũy được, nhân viên sale sẽ tìm kiếm, thu hút, trình bày, thuyết phục khách mua hàng nhằm đem đến doanh số cao nhất cho doanh nghiệp. Nói cách khác, họ chính là cầu nối quan trọng giữa công ty và khách hàng trong quá trình Marketing và cạnh tranh trên thị trường.
Kinh nghiệm xin việc làm nhân viên kinh doanh
Nhiều người có quan niệm công việc nhân viên kinh doanh thực chất chỉ là bán hàng nên đơn giản và ai cũng có thể làm được. Không những vậy, cũng có nhiều ý kiến tiêu cực nhận định làm nhân viên kinh doanh không cần trình độ và người không thể tìm kiếm công việc tốt mới đi làm sale. Tuy nhiên, sự thực lại hoàn toàn ngược lại.
Nhân viên kinh doanh là những người có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thuyết phục rất tốt. Đây là khả năng không phải ai cũng có được. Chính vì vậy, để trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, điều đầu tiên bạn cần quan tâm chính là nghiên cứu kỹ kinh nghiệm xin việc.
Kinh nghiệm xin việc làm nhân viên kinh doanh
Tìm kiếm việc làm trên các mạng xã hội tuyển dụng, trang tuyển dụng uy tín
Khi bắt đầu tìm việc nhân viên kinh doanh, nhiều bạn trẻ gặp khó khăn vì không biết
ứng tuyển thông qua nguồn nào. Hiện nay, có rất nhiều trang tuyển dụng uy tín được doanh nghiệp lựa chọn đăng tin tuyển dụng như Cevn hay mạng xã hội tuyển dụng như LinkedIn, bạn có thể theo dõi để không bỏ lỡ các công việc hấp dẫn.
Chuẩn bị một bản CV nhân viên kinh doanh tốt
Nhân viên kinh doanh là vị trí thường được doanh nghiệp tuyển dụng nhiều với số lượng rất lớn. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bất kỳ ai tham gia apply, nộp CV cũng có thể trở thành nhân viên kinh doanh. Vì vậy, để có khởi đầu suôn sẻ, bạn sẽ cần làm đẹp bản CV cá nhân. Trong quá trình chuẩn bị CV, bạn hãy lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:
CV đầy đủ thông tin về kinh nghiệm, kỹ năng, chứng chỉ,…
Trình bày vấn đề ngắn gọn, có mục tiêu rõ ràng.
Thể hiện rõ thái độ, tinh thần của một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp như cầu tiến, nhiệt huyết, năng lượng,…
CV được đặt tên rõ ràng với tên thật, vị trí ứng tuyển đồng thời đặt định dạng PDF, Doc,…
Email gửi CV là tên thật, chuyên nghiệp và cần có Cover Letter khi gửi CV.
Tìm hiểu trước về công ty trước khi tham gia phỏng vấn
Việc làm này không mất quá nhiều thời gian nhưng lại có thể giúp bạn ghi những điểm cộng rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Càng tìm hiểu kỹ chứng tỏ bạn càng quan tâm và nghiêm túc với công việc đang ứng tuyển.
Nghiên cứu các câu hỏi thường gặp khi xin việc làm nhân viên kinh doanh
Để chuẩn bị tốt nhất khi
xin việc làm nhân viên kinh doanh, bạn nên nghiên cứu trước các câu hỏi để có thể đưa ra câu trả lời thông minh khi phỏng vấn. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và gợi ý trả lời, bạn có thể tham khảo:
Hãy kể 3 thành tựu đáng tự hào của bạn trong lĩnh vực bán hàng?
Đây là câu hỏi đánh giá sự tự tin, khả năng trình bày vấn đề và kinh nghiệm thực tế của ứng viên.
Gợi ý trả lời:
Với
ứng viên có kinh nghiệm: Kể 3 thành tích nổi bật nhất, chú ý nhấn mạnh về doanh số và đưa ra số liệu thực tế để xác thực.
Với ứng viên chưa có kinh nghiệm: Trình bày về các thành tích, giải thưởng nổi bật và khéo léo thể hiện kỹ năng thuyết trình, ứng biến, học hỏi, giải quyết vấn đề nhanh thông qua các cuộc thi. Đồng thời khẳng định quyết tâm học hỏi và biến công việc tại công ty (đang phỏng vấn) trở thành thành tựu đáng tự hào nhất.
Thất bại mà bạn đã gặp trong quá trình làm nhân viên kinh doanh?
Đây là câu hỏi đánh giá sự khéo léo, nhanh nhạy và trung thực của ứng viên. Vì vậy, bạn không nên trả lời: “Tôi/ em chưa từng thất bại” khiến nhà tuyển dụng không ưng ý và đánh giá bạn đang tự tin thái quá.
Ngược lại, bạn cũng tránh việc liệt kê một loạt các thất bại trong quá trình làm việc. Điều này vô tình khiến doanh nghiệp dè chừng, đắn đo trong việc lựa chọn bạn.
Bạn đã gặp áp lực trong công việc bao giờ chưa?
Với câu hỏi này, bạn nên trả lời về những áp lực đã gặp phải đồng thời đưa ra cả cách thức vượt qua. Đừng quên chốt lại vấn đề bạn đã học được gì sau tất cả những gì đã trải qua.
Tương tác với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn
Các doanh nghiệp thường không đánh giá cao những ứng viên chỉ biết trả lời khi được đặt câu hỏi. Trong trường hợp này, trả lời, đặt các câu hỏi liên quan là cách giúp bạn dễ vượt qua vòng sơ tuyển ban đầu.
Phong thái tự tin, ngoại hình gọn gàng
Phong thái tự tin, ngoại hình gọn gàng
Bên cạnh việc học tập, chuẩn bị tốt các kỹ năng, bạn đừng quên chuẩn bị cho mình phong thái tự tin để gây ấn tượng với nhà
tuyển dụng. Cùng với đó, hãy giữ cho bản thân tâm trạng ổn định, không bộc lộ lo lắng hay sợ hãi dù có khó khăn như thế nào. Cuối cùng, một bộ trang phục nền nã, lịch sự và kiểu tóc gọn gàng sẽ là những điểm cộng tuyệt vời mà bạn có thể ghi được trong mắt
nhà tuyển dụng. Hy vọng các thông tin chia sẻ về kinh nghiệm xin việc làm
nhân viên kinh doanh trong bài viết có thể hữu ích với bạn.