• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

81725
Tổng số truy cập:81725
Khách đang online: 279
7 lỗi viết CV hay gặp khiến bạn "lọt thỏm" giữa các ứng viên khác
Ngày đăng tin: 11/05/2022 10:35

Chúng ta thường nghĩ rằng mình khác với người khác và CV xin việc của mình cũng sẽ đẹp hơn, chuẩn hơn ứng viên khác. Thế nhưng, có những lỗi viết CV rất hay gặp, có thể bạn không chú ý nhưng lại làm cho tổng thể CV của bạn "thua chị kém em".

Cạnh tranh trên thị trường lao động là tiền đề để doanh nghiệp, tổ chức nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự và ứng viên tài năng cũng có cơ hội nhận việc tốt, lương cao. Đổi lại, sự cạnh tranh khiến ứng viên phải biết cách tự mình nổi bật, làm thế nào để chứng tỏ được mình, giới thiệu hình ảnh tích cực nhất của bản thân từ khi chuẩn bị CV xin việc. Đừng để những lỗi viết CV hay gặp khiến hồ sơ ứng tuyển của bạn bị loại.


Những lỗi cần tránh để CV xin việc trở nên thu hút, thú vị

1. Tiêu chí của một bản CV xin việc hoàn hảo
 
Như một lẽ đương nhiên, mỗi nhà tuyển dụng, mỗi chuyên gia nhân sự sẽ có những yêu cầu, kỳ vọng khác nhau với ứng viên các vị trí khác nhau. Dù vậy, việc nắm được tiêu chí chung, cơ bản của một CV hoàn hảo vẫn sẽ giúp bạn định hướng, hình dung cách tạo CV chuyên nghiệp cho mình và ứng tuyển là thành công được mời phỏng vấn.

Các tiêu chuẩn của một bản CV xin việc hoàn hảo gồm có:
  • Về mặt hình thức: CV có hình thức đẹp, bố cục rõ ràng, kiểu chữ dễ đọc, phông chữ vừa phải, được căn lề gọn gàng và màu sắc hài hòa (tránh một CV tới 4, 5 màu hay các kiểu chữ "rồng bay phượng múa").
  • Nội dung CV: Đầy đủ, chi tiết nhưng không dài dòng, viết rõ ý, rõ thông tin và các thông tin phải liên quan tới vị trí ứng tuyển, nội dung CV trung thực.
  • CV có điểm nhấn: CV được cho là hoàn hảo khi các thông tin nhà tuyển dụng quan tâm đều được làm nổi bật, có điểm nhấn về bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng hay mục tiêu nghề nghiệp và các chứng chỉ.
  • Tổng thể thu hút: Cuối cùng, tổng thể CV phải tạo được cảm giác thu hút, muốn đọc và muốn tìm hiểu thêm về bạn.
2. Lỗi phổ biến khiến CV của bạn kém thu hút
 
2.1. Mục tiêu nghề nghiệp rập khuôn, theo công thức
 
Đọc qua rất nhiều CV xin việc, nhà tuyển dụng đã quá quen thuộc với mẫu mục tiêu nghề nghiệp rập khuôn, máy móc được sử dụng trong CV của ứng viên. Nếu bạn đang có ý định sử dụng những mẫu câu như vậy thì việc bạn viết phần mục tiêu nghề nghiệp cũng vô giá trị. Thậm chí, nhà tuyển dụng có thể sẽ đánh giá bạn là người thiếu sáng tạo, thậm chí là không thành thật.

Sáng tạo và thể hiện mình, tránh sử dụng những mẫu câu phổ biến có sẵn bởi chúng sẽ khiến CV của bạn trở nên nhàm chán, thiếu dấu ấn cá nhân và khó mà giữ nhà tuyển dụng "ở lại" đọc kỹ CV của bạn.

2.2. Bố cục của CV thiếu khoa học, hình thức xấu
 
Một bản CV bị trình bày lộn xộn, dài dòng, thiếu tính khoa học sẽ làm bạn bị đánh trượt ngay. Đây thực chất là lỗi hình thức mà nhiều ứng viên hay phạm phải. Muốn sửa lỗi này, bạn cần trình bày các mục thông tin rõ ràng, sử dụng tiêu đề và gạch đầu dòng chia tách ý, tránh việc viết thành đoạn văn dài. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp màu sắc hài hòa trong CV để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
 

CV xin việc thiếu ấn tượng là do đâu?

2.3. Bỏ quên các từ khóa quan trọng
 
CV thiếu từ khóa - các từ và cụm từ liên quan tới nghề nghiệp, công việc và công ty - sẽ là một bản CV không có trọng tâm, khó theo dõi. Đặc biệt, nếu bạn ứng tuyển vào các công ty, tập đoàn lớn có hệ thống sàng lọc ứng viên (ATS) mà CV không có keyword thì sẽ bị loại ngay.

Lọc từ khóa cần có trong CV từ mô tả công việc (JD) của nhà tuyển dụng, kết hợp với kiến thức, sự hiểu biết của bạn về vai trò, bạn sẽ có một danh sách ngắn những từ và cụm từ buộc phải có. Sau đó, bạn có thể diễn đạt khéo, phân bổ từ khóa phù hợp vào các phần trong CV.

2.4. CV có nhiều cụm từ, cách diễn đạt quá phổ biến
 
Thực trạng CV trăm bản như một không lạ vì nhiều ứng viên không biết cách viết CV, hoặc quá "lười" để cá nhân hóa CV. Những cụm từ hay cách diễn đạt phổ biến, chẳng hạn như "kỹ năng giao tiếp", "kỹ năng quản lý thời gian" - vì sẽ khiến CV trùng lặp, không có điểm nhấn nào. Có lẽ bạn sẽ không muốn CV của mình gần giống hết phần kỹ năng với các "đối thủ" là những ứng viên khác đúng không?

Bởi vậy, đừng chỉ nghĩ rằng viết kỹ năng ở phần kỹ năng hay kinh nghiệm ở đúng phần kinh nghiệm mới là chuẩn. Bạn hãy linh hoạt, khi viết kinh nghiệm hãy có thêm 1 gạch đầu dòng viết rằng bạn đã phát triển được các kỹ năng và/ hoặc kỹ năng chuyển đổi nào; hoặc viết mục tiêu nghề nghiệp cũng có thể bao gồm kinh nghiệm, bằng cấp.

2.5. Chỉ viết vào CV các kỹ năng mềm
 
Kỹ năng mềm quan trọng và thậm chí có thể đóng vai trò quyết định với nhà tuyển dụng khi lựa chọn ứng viên. Dù thế, sẽ rất "kỳ quặc" nếu trong CV ứng tuyển của bạn chỉ có kỹ năng mềm mà không có kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn/ kỹ năng kỹ thuật). Thực tế, nếu bạn viết toàn kỹ năng mềm thì có vẻ k đáng tin cậy, đặc biệt là khi các ứng viên khác cũng liệt kê trùng với bạn.

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn thành thạo kỹ năng chuyên môn nào, có đủ năng lực, phương pháp để hoàn thành các nhiệm vụ được giao hay không. Thế nên, hãy đảm bảo bạn đã đề cập tới cả 2 nhóm kỹ năng theo thứ tự ưu tiên, cần thiết cho công việc.

2.6. Chỉ liệt kê thông tin, không có số liệu chứng minh
 
Đừng lãng phí không gian trong CV chỉ để copy y xì nội dung trong JD của nhà tuyển dụng hoặc viết tất cả các thông tin bạn có. Việc diễn giải dài dòng, đưa quá nhiều thông tin trùng lặp (ví dụ đều làm nhân viên kế toán, nhiệm vụ như nhau) không làm bạn nổi bật, ngược lại còn có thể khiến CV của bạn bị mất điểm.

Kinh nghiệm làm việc là phần chính trong CV xin việc của bạn mà nhà tuyển dụng sẽ đọc kỹ và trải nghiệm của mỗi ứng viên đều không giống nhau. Nhà tuyển dụng muốn biết thông tin liên quan qua những giá trị mà bạn tạo ra chứ không phải là một "bản tường trình" liệt kê các nhiệm vụ hàng ngày. Và chính những số liệu, thành tích bạn có sẽ giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với đối thủ khác.

2.7. Dùng nhiều từ, cụm từ bị động
 
Sử dụng những cụm từ mang nghĩa bị động sẽ khiến bạn trở nên thiếu tự tin trong mắt nhà tuyển dụng. Chẳng hạn như thay vì sử dụng cụm từ như "được làm việc với", "được tham gia vào",... thì bạn nên chuyển sang sử dụng những động từ chủ động, hướng kết quả và ý nghĩa hơn nhé - ví dụ "thực hiện", "triển khai", "xây dựng", "quản lý", "lãnh đạo một team 5 thành viên",...

CV xin việc của bạn cần đảm bảo thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, sau đó là các nội dung thông tin thuyết phục để nhà tuyển dụng mời bạn đến phỏng vấn. Tránh được 7 lỗi hay gặp ở trên, bạn sẽ tự tạo cho mình một bản CV chinh phục mọi nhà tuyển dụng.
Số lượt đọc: 307 -