• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

60389
Tổng số truy cập:60389
Khách đang online: 75
6 sai lầm khi viết "Mục tiêu nghề nghiệp" trong CV xin việc
Ngày đăng tin: 11/05/2022 10:48

Mục tiêu nghề nghiệp là phần khá quan trọng trong CV xin việc. Nhà tuyển dụng căn cứ vào đó để nhìn nhận được định hướng tương lai và sự phù hợp của bạn với công việc đang tuyển dụng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ứng viên chưa chú trọng dẫn đến mắc sai lầm khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV.

Viết mục tiêu nghề nghiệp, cần phải vừa khiến nhà tuyển dụng tò mò muốn đọc thêm nội dung CV, đồng thời còn cho thấy được lý do họ nên tuyển dụng bạn. Dẫu vậy, mục tiêu nghề nghiệp mà viết sai cách và phạm phải một trong 7 lỗi sau đây thì chắc chắn CV của bạn rất dễ bị "đánh trượt".


Những sai lầm cần tránh khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

1. Không viết Mục tiêu nghề nghiệp trong CV
 
Quan điểm của nhiều ứng viên cho rằng việc thêm mục tiêu nghề nghiệp vào CV là không cần thiết. Tuy nhiên, thực tế thì mục tiêu nghề nghiệp là một phần khá quan trọng của CV bởi từ đó nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy được bức tranh tổng thể về ứng viên như thành tích, kỹ năng, kinh nghiệm và học vấn. Ngoài ra, còn giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về định hướng sự nghiệp cũng như sự phù hợp của ứng viên với môi trường và văn hóa công ty.

Còn nếu như bạn bỏ mục tiêu nghề nghiệp ra khỏi CV xin việc, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng ứng viên không nghiêm túc, không nỗ lực phấn đấu phát triển bản thân, đam mê hay hứng thú với công việc cũng như khó biết được thời gian bạn có thể gắn bó với họ trong bao lâu.

2. Dùng nhiều đại từ nhân xưng
 
Sử dụng đại từ nhân xưng trong CV không sai nhưng để CV ngắn gọn, súc tích thì hạn chế dùng vẫn là tốt nhất. Thay vì sử dụng đại từ nhân xưng "tôi" quá nhiều thì bạn có thể dùng gạch đầu dòng với các động từ để thể hiện thành tích, kinh nghiệm hay kỹ năng,...

3. Mục tiêu nghề nghiệp không rõ ràng
 
Sự phù hợp của một ứng viên đối với vị trí ứng tuyển thể hiện rõ nhất ở mục tiêu nghề nghiệp hơn bất cứ phần nào khác. Đây cũng là thước đo để nhà tuyển dụng nhìn thấu được định hướng, đam mê và động lực để bạn theo đuổi công việc này. Do vậy, nếu mục tiêu nghề nghiệp mà chung chung, giống như các ứng viên khác thì bạn sẽ trở nên nhạt nhòa trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy đưa ra mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, rõ ràng và khác biệt.

Trong phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần chỉ rõ và chính xác vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. Đừng sử dụng những từ ngữ chung chung như rèn luyện, phát triển bản thân, trau dồi kinh nghiệm, đóng góp cho sự phát triển của công ty... Thay vào đó, hãy nhấn mạnh vào kinh nghiệm, kỹ năng và đem lại được giá trị gì cho công ty khi được chấp nhận vào làm việc.

4. Không có từ khóa, thành tích nổi bật
 
Để khiến mục tiêu nghề nghiệp trở nên thuyết phục và thu hút, bạn cần thêm những từ khóa (từ bản mô tả công việc) và con số để chứng minh khả năng của mình.

Chẳng hạn, bạn đã giúp tăng doanh số của công ty hay cắt giảm bao nhiêu % chi phí? Cải thiện năng suất cụ thể ra sao? Đó là những con số bạn cần làm nổi bật trong mục tiêu nghề nghiệp của mình. Những có số đó là bằng chứng xác thực về năng lực và tiềm năng bạn mà bạn có thể mang lại cho công ty.

Ví dụ: "Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán và 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán tổng hợp. Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí kế toán kho của công ty để sử dụng và phát huy những kỹ năng nghề nghiệp của mình vào sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp".


Cần làm gì để tránh mắc lỗi khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV?

5. Chỉ nói đến điều mình muốn, không hướng tới lợi ích doanh nghiệp
 
Đây là một trong những lỗi sai phổ biến mà nhiều ứng viên thường hay mắc phải. Nếu bạn chỉ chăm chăm nói về những mong muốn phát triển của bản thân mà không quan tâm đến lợi ích của công ty thì nhà tuyển dụng sẽ "không để ý" đến bạn đâu. Do đó, trong mục tiêu nghề nghiệp, hãy nêu cụ thể vị trí bạn muốn ứng tuyển vào. Đồng thời, hãy nhấn mạnh mối liên quan giữa mục tiêu nghề nghiệp của bạn với định hướng, sứ mệnh của công ty mà bạn đang ứng tuyển.

6. Quá nhiều mục tiêu, viết thành đoạn văn dài
 
Mục tiêu nghề nghiệp là phần đề cao sự ngắn gọn và đơn giản. Nhà tuyển dụng chẳng có thời gian để đi phân tích, tìm hiểu những câu dài dòng, lê thê trong mục tiêu nghề nghiệp của bạn đâu nhé. Vì vậy, mục này chỉ cần tập trung vào những thành tựu nổi bật và định hướng của bạn trong tương lai, còn chi tiết hơn đã được phân chia thành các mục tiếp theo trong CV rồi.

Để khiến cho CV của bạn tỏa sáng trong hàng trăm CV xin việc khác, khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần phải lưu ý tránh xa 6 lỗi mà Cevn liệt kê ở bên trên. Mục tiêu nghề nghiệp càng rõ ràng, cụ thể, chân thực bao nhiêu thì bạn càng dễ dàng gây được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
Số lượt đọc: 333 -