Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng Chăm sóc Khách hàng
Ngày đăng tin: 29/04/2022 09:25
Có lẽ, ai cũng biết rằng ứng tuyển vào các vị trí như trưởng phòng, giám đốc sẽ khác rất nhiều với những vai trò thông thường nhưng cụ thể là khác những gì thì không phải ai cũng biết. Đối với Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng, quy trình xin việc sẽ cần tập trung vào nhiều bước.
Trưởng phòng Chăm sóc Khách hàng là người giám sát tất cả mọi hoạt động của Phòng Chăm sóc khách hàng. Họ sẽ chịu trách nhiệm duy trì sự hài lòng của khách hàng thông qua đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng để đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. Khi xin việc Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng, ngoài việc chứng minh mình có kinh nghiệm làm việc, đã từng đạt được những thành tích nhất định, bạn sẽ cần cho thấy kỹ năng lãnh đạo và giao tiếp, tư vấn xuất sắc.
Xin việc làm Trưởng phòng Chăm sóc Khách hàng có khó không?
Vậy cụ thể thì Trưởng phòng Chăm sóc Khách hàng là làm gì và khi xin việc làm Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng cần phải lưu ý những gì? Hãy cùng Cevn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
I. Trưởng phòng Chăm sóc Khách hàng là làm gì?
Trưởng phòng Chăm sóc Khách hàng là người phụ trách toàn bộ công việc của bộ phận này. Họ sẽ phải liên lạc với khách hàng, giải pháp những thắc mắc của họ, đưa ra giải pháp khắc phục sự cố hay nói cách khác là hỗ trợ khách hàng bất cứ khi nào cần thiết. Mục tiêu của việc làm này là để duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng, giữ chân khách hàng hiện tại và tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới.
Ngoài ra, họ cũng sẽ cùng với bộ phận nhân sự để tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên chăm sóc khách hàng. Trưởng phòng Chăm sóc Khách hàng là người soạn thảo mô tả công việc, đưa ra yêu cầu đối với ứng viên và tham gia vào quá trình phỏng vấn.
Sau khi tuyển dụng thành công, họ sẽ trực tiếp đào tạo nhân viên mới và phân công công việc theo đúng năng lực và trình độ của họ. Về khía cạnh này, Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo lập một môi trường cạnh làm việc và cạnh tranh lành mạnh cho nhân viên và thúc đẩy họ cố gắng nhiều hơn trong công việc.
II. Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng Chăm sóc Khách hàng
Để ứng tuyển vào vị trí Trưởng phòng Chăm sóc Khách hàng, trước hết, bạn cần phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và cả kỹ năng mềm. Sau đó mới tính đến việc viết CV và chuẩn bị phỏng vấn.
1. Yêu cầu của nhà tuyển dụng với Trưởng phòng CSKH
Trưởng phòng Chăm sóc Khách hàng phải có bằng Cử nhân trở lên các chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Marketing hoặc một ngành nghề có liên quan khác và có ít nhất 4 - 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng. Đây là một yêu cầu bắt buộc bởi chăm sóc khách hàng chính là công đoạn quyết định sự thành bại của một công ty.
Sản phẩm dù có tốt tới đâu nhưng dịch vụ khách hàng không tốt thì người dùng cũng sẽ sớm quay lưng mà thôi. Vì thế, người làm công việc này cũng phải có trình độ chuyên môn cao và phải đáp ứng được các yêu cầu về kỹ năng mềm khác như:
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
- Hiểu về sản phẩm và khách hàng.
- Linh hoạt, hòa đồng, thân thiện.
- Quyết đoán và có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.
- Thành thạo tin học văn phòng.
- Sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ.
Cần tìm hiểu những gì khi xin việc làm Trưởng phòng Chăm sóc Khách hàng?
2. Cách viết CV ứng tuyển vị trí Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng
Khi tìm việc làm nhân viên chăm sóc khách hàng hay việc làm Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng, CV của bạn không chỉ cần liệt kê được những kinh nghiệm liên quan mà còn phải cho nhà tuyển dụng thấy được thành tích mà bạn đã làm được trong những năm vừa qua. Thành tích là cách tốt nhất để chứng minh cho sự năng động, tích cực của bạn trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng.
Ngoài ra, CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng, hay vị trí trưởng phòng cũng cần phải nêu bật được những yêu cầu về trình độ mà nhà tuyển dụng đưa ra trong mô tả công việc. Việc đưa các thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong ngành vào CV cũng rất quan trọng bởi hiện nay có nhiều nhà tuyển dụng sử dụng hệ thống theo dõi ứng viên tự động để sơ duyệt những CV mà họ nhận được. Những CV không có các từ khóa quan trọng sẽ bị loại trước khi được gửi đến tay người duyệt.
CV xin việc Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng phải là mẫu CV dành cho người có kinh nghiệm, có hình thức đẹp và bố cục rõ ràng. Bạn có thể chọn những mẫu CV online thanh lịch, phù hợp với bản chất công việc chăm sóc khách hàng. Một số từ khóa cần bao gồm trong CV là: Tư vấn, chăm sóc khách hàng, CSKH, customer service, hỗ trợ, kinh doanh, sales, ...
3. Chuẩn bị phỏng vấn vị trí Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng
Khi ứng tuyển vào vị trí Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng, bạn có thể sẽ phải cạnh tranh với cả những đối thủ từ trong và ngoài công ty. Để tỏa sáng trong cuộc thi và chinh phục được nhà tuyển dụng, bạn cần phải hiểu thật rõ về công việc và phải có đủ sự tự tin cần thiết.
Trong quá trình chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng, hãy ghi nhớ những điều sau:
- Một lần nữa nghiên cứu lại mô tả công việc để xem những việc mình cần làm là gì và yêu cầu của nhà tuyển dụng ở mức cao, trung bình hay thấp.
- Liệt kê các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi trong quá trình phỏng vấn cũng như những câu mà bạn muốn hỏi lại họ.
- Lục lại ký ức về những đánh giá, khen thưởng mà sếp ở công ty cũ đã dành cho bạn. Liệt kê ra những điểm nổi bật nhất và ghi nhớ nó để thể hiện trong quá trình phỏng vấn.
- Xác định lại triết lý dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình và tìm hiểu xem nó có phù hợp với phong cách làm việc của công ty mà bạn đang ứng tuyển hay không. Hãy cố gắng tìm ra điểm chung và tập trung vào đó trong quá trình phỏng vấn.
- Chuẩn bị các tình huống có thể xảy ra trong thực tế làm việc để trả lời câu hỏi tình huống của nhà tuyển dụng (nếu có). Hãy nhớ, nếu là các tình huống khó khăn thì khó khăn phải là do yếu tố khách quan chứ không phải là do bạn tự tạo ra cho mình. Sau khi nêu tình huống, nhất định phải cho nhà tuyển dụng thấy khả năng phán đoán và xử lý vấn đề của bạn.
- Luyện tập phỏng vấn. Nếu như bạn có người quen làm việc trong cùng lĩnh vực này thì hãy sắp xếp thời gian để luyện tập phỏng vấn với họ. Đây là cách chuẩn bị tốt nhất, giúp bạn rèn luyện sự tự tin và phản ứng nhanh trước các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
- Luôn lắng nghe, chú tâm vào câu hỏi của nhà tuyển dụng và đưa ra câu trả lời đúng ý chính, không vòng vo tam quốc.
- Cuối buổi phỏng vấn, hãy một lần nữa khẳng định lại sự thích thú của mình với công việc này và quyết tâm hoàn thành mọi công việc được giao nếu trúng tuyển.
Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn, bạn cũng nên chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của mình. Hãy ngồi thẳng lưng, đừng co rúm người lại và đừng quên giao tiếp bằng mắt với người phỏng vấn. Đây cũng là một cách để ngầm khẳng định sự tự tin của bạn khi giao tiếp với khách hàng và nhân viên sau này.
Trên đây là một số kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng mà bạn có thể tham khảo để ứng tuyển thành công vào vị trí này. Muốn tìm việc Trưởng phòng CSKH, bạn hãy tìm kiếm từ khóa trên Cevn để nhận được nhiều kết quả với những cơ hội việc làm tốt, lương cao tại các công ty hàng đầu và ứng tuyển trực tuyến dễ dàng nhất.