• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

130515
Tổng số truy cập:130515
Khách đang online: 438
“Hớp hồn” nhà tuyển dụng chỉ với 30s giới thiệu bản thân bằng tiếng anh
Ngày đăng tin: 02/09/2018 20:45

Hãy bắt đầu từ điều đơn giản là giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh vì đầu có xuôi thì đuôi mới lọt.

1. Cảm ơn nhà tuyển dụng
 
Sau khi nhận được lời đề nghị hãy giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh thì gần như 100% ứng viên sẽ ngay lập tức bắt đầu với câu trả lời “My name is X…” mà quên mất gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng.
 
Có lẽ đối với tiếng Việt thì lời cảm ơn lúc này nghe có vẻ gượng gạo nhưng khi bạn đã tham gia phỏng vấn bằng tiếng Anh thì đây lại là yếu tố giúp bạn khác biệt và để lại ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng. “Thanks for letting me introduce myself” hoặc “Thank you very much for giving a great opportunity to introduce myself to you” (Cảm ơn vì đã cho tôi cơ hội được giới thiệu bản thân với bạn) sẽ là câu mở đầu chuyên nghiệp, mang lại may mắn cho bạn trong suốt cả quá trình phỏng vấn phía sau.
 
2. Cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai
 
 

 
 
Giờ thì bắt đầu vào nhiệm vụ chính đi nào, đã đến lúc bạn phải cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai. Nhưng khoan đã nào, phải chăng bạn định trả lời rằng “I am A, I live in Ho Chi Minh city. I graduated at University of Economics in Marketing major…”. Đừng đi theo lối mòn, đó không phải là những thông tin mà nhà tuyển dụng quan tâm, đừng lặp lại những gì mà bạn đã trình bày trong CV ứng tuyển.
 
Một câu trả lời ngắn gọn, đầy đủ trọng tâm và liên quan đến vị trí ứng tuyển mới giúp bạn ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng: “I am a proactive and innovative Marketing Manager with 5 years of experience managing all aspects of the Marketing function – from recruiting to training for Rohto – Mentholatum.”
 
3. Hãy làm nổi bật thế mạnh của mình
 
Đừng nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ đọc kỹ hồ sơ của bạn và biết được khả năng của bạn như thế nào, thông thường họ chỉ dành tối đa 30s để lướt qua tất cả các thông tin trong CV xin việc và quyết định ai là người sẽ được tham gia phỏng vấn. Tất cả chỉ dừng lại ở đó. Chính bạn mới phải là người cho nhà tuyển dụng biết bạn có những thế mạnh gì, chuyên nghiệp trong công việc ra sao…
 
Hãy liệt kê ra từ 2-4 điểm mà bạn cho là mình nổi bật nhất và trình bày, chẳng hạn “I have spent the last six years developing my skills as a Customer service staff for Unilever where I have won several performance awards and been promoted twice. I love solving customer problems.”
 
Càng thể hiện được kinh nghiệm, niềm đam mê, tình yêu dành cho công việc và niềm tự hào đối với những thành tích đạt được, bạn sẽ càng thu hút được sự chú ý và niềm tin của nhà tuyển dụng.
 
Lời khuyên cho bạn là đừng trình bày dài dòng, đừng liệt kê hết tất cả kinh nghiệm làm việc trong suốt những năm qua. Chúng chỉ khiến bạn bị đánh giá thấp vì không có định hướng rõ ràng cho sự nghiệp và là người thường xuyên nhảy việc, khó trung thành với công ty.
 
4. Trả lời câu hỏi “Vì sao bạn lại có mặt ở đây”
 
 

 
 
Hãy kết thúc màn giới thiệu của bạn bằng việc cho nhà tuyển dụng thấy được khát khao của bạn đối với vị trí này và giải thích lý do tại sao bạn muốn hiện thực hóa khát khao đó.
 
“Although I love my current role, I feel I’m now ready for a more challenging assignment and this position really excites me.”
 
Đừng bao giờ đưa ra những lý do ngớ ngẩn, mang tính tiêu cực như “Because of the company’s financial problems and my boss’s issues, I’m worried about my job’s stability and decided to start looking for new opportunities.”
 
Bạn nên nhớ rằng, phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh không nên chứa quá nhiều thông tin, chúng chỉ là bước đệm giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quát về năng lực và tính cách thể hiện qua những công việc trong quá khứ của bạn mà thôi. Việc quá tham lam, cố gắng chia sẻ mọi thông tin có thể khiến bạn lâm vào tình huống bất lợi, khiến nhà tuyển dụng chán ngán và đánh giá thấp bạn ngay từ đầu.

Sau phần yêu cầu ứng viên giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đặt thêm những câu hỏi liên quan khác, thường sẽ là:
 
– What are your strengths? (Điểm mạnh của bạn là gì?)
 
– What are your weaknesses?  (Điểm yếu của bạn là gì?”
 
– What are your short term goals? (Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?)
 
– What are your long term goals? (Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?)
 
– Why should we hire you? (Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?)
 
– What do you think makes you a good fit for this company? (Bạn nghĩ điều gì khiến bạn phù hợp để làm việc ở công ty này?)
 
Bạn nên chuẩn bị tinh thần và các câu trả lời thật kỹ càng, có thể tham khảo các câu trả lời mẫu trên internet nhưng hãy thay đổi sao cho phù hợp với kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân. Chỉ khi nào nhà tuyển dụng vừa chấm dứt câu hỏi và bạn nhanh chóng trả lời không ấp úng thì bạn mới mong có cơ hội thành công.
Số lượt đọc: 2254 -