• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

59976
Tổng số truy cập:59976
Khách đang online: 74
Những sai lầm “chết người” khi tuyển dụng nhân sự
Ngày đăng tin: 05/03/2020 21:04

Bạn đang băn khoăn không biết tại sao bạn mãi chưa tuyển dụng được nhân sự tốt cho công ty? Cùng đưa ra 1 số sai lầm “chết người” khi tuyển dụng nhé.

 

1. Không xem kỹ hồ sơ ứng viên

Hầu hết, ứng viên muốn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng nên thường “vẽ ra” những thành tích hoàn hảo để có 1 CV thật đẹp, chứng tỏ mình là người duy nhất phù hợp với công việc. Nên khi xem xét hồ sơ ứng viên, không nên cho rằng tất cả những gì họ kê ra là sự thật, bạn nên cẩn thận nghiên cứu kỹ hồ sơ ứng viên. Để tìm được nhân viên thực sự tốt, bạn nên kiểm tra bằng việc gọi điện thoại trực tiếp cho ứng viên hoặc gọi tới ít nhất 1 người đã từng quản lý ứng viên trước đó (trên hồ sơ ghi rõ) để test về năng lực chuyên môn, tính cách… Khi đó bạn sẽ đánh giá ứng viên đó được dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn.

 

 

2. Hẹn quá nhiều ứng viên đến phỏng vấn

Nhiều công ty để tiết kiệm thời gian thường “nhân tiện” gọi tất cả các ứng viên đến phỏng vấn cùng một lúc dẫn đến tình trạng “ùn ứ”, chờ đợi mệt mỏi. Điều này không chỉ khiến hình ảnh công ty bị hạ thấp trong mắt đối tác, bạn bè, tạo sự thiếu chuyên nghiệp trong mắt ứng viên mà còn gây ra sự ồn ào, ảnh hưởng tới công việc chung. Vì vậy bạn hãy lên lịch phỏng vấn thật hợp lý, phân chia từng nhóm nhỏ theo mốc thời gian.

 

3. Quá tập trung vào kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn là điều kiện cần có của mỗi ứng viên. Ứng viên có thành tích làm việc xuất sắc trong quá khứ đáng là người để doanh nghiệp xem xét tiếp nhận. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên tiêu chí này thôi thì chưa đủ. Một nhân viên kinh doanh có thể đạt doanh số cao ở một công ty lớn chưa chắc đã đạt thành tích tương tự nếu làm việc cho một công ty nhỏ không tên tuổi.

 

 

4. Quá xem trọng bằng cấp

Các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp thường nhìn vào thành tích cá nhân, đánh giá ứng viên bằng cách đếm số lượng bằng cấp mà họ có. Những ứng viên có “bề dày” bằng cấp thường là những ứng viên thiếu kinh nghiệm vì họ dành phần lớn thời gian cho việc học hành hơn là va chạm với thực tế. Tuy nhiên, với một số lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao thì bằng cấp có vai trò rất quan trọng, chứng tỏ ứng viên đủ trình độ để đảm nhiệm yêu cầu công việc.

 

5. Tuyển người quen biết

Để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhà quản lý thường sử dụng những mối quan hệ riêng hoặc tuyển dụng thông qua mối quan hệ của các nhân viên hiện tại, đấy là sai lầm phổ biến nhất. Cần lưu ý rằng những mối quan hệ cá nhân có ít nhiều ảnh hưởng cả tốt lẫn xấu tới tập thể người lao động. Ảnh hưởng tốt thì có lợi chung, nhưng ảnh hưởng xấu rất khó xử lý.

Hãy nhớ rằng nhiệm vụ của nhà tuyển dụng là tìm những ứng viên thích hợp nhất với công việc. Quan tâm giúp đỡ các nhân viên có thể bằng nhiều cách khác nhau, không nhất thiết phải thể hiện qua việc tuyển dụng nhân sự người thân của họ nếu người được giới thiệu không hội đủ những yêu cầu cần thiết.

 

 

 

6. Bỏ qua những dấu hiệu đặc biệt của ứng viên

Một số ứng viên có năng lực đặc biệt nhưng không dễ phát hiện được ngay.Vì vậy, đừng bỏ qua cảm nhận trực giác của bạn. Nếu phát hiện ra một dấu hiệu nào đó có vẻ đặc biệt của ứng viên mà không quan tâm tới nó thì có thể bạn đã để lỡ cơ hội tuyển dụng người tài.

Cách khắc phục: Hãy để kinh nghiệm và trực giác tác động đến những quyết định tuyển dụng của bạn! Nếu cảm thấy có điều gì đó chưa rõ, hãy đặt thêm câu hỏi để phát hiện ra năng lực đặc biệt của ứng viên. Sau đó, cần kiểm tra và rà soát lại những điểm ấn tượng do ứng viên tạo ra.

 

Số lượt đọc: 864 -