• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

120296
Tổng số truy cập:120296
Khách đang online: 85
Mẹo xử lý tình huống khó trong phỏng vấn
Ngày đăng tin: 29/03/2021 21:11

Dù bạn có chuẩn bị kỹ đến đâu trước khi phỏng vấn cũng không thể tránh khỏi những tình huống khó xử khi phỏng vấn. Điều quan trọng là bạn phải bình tính xử lý tình huống đó 1 cách khôn khéo để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Trong bài viết này Cevn sẽ chia sẻ với các bạn những mẹo xử lý tình huống khó trong phỏng vấn. Phần nào có thể giúp cho các bạn thêm tự tin để có 1 buổi phỏng vấn thành công.

 
Xử lý tình huống điện thoại đổ chuông khi phỏng vấn
 
Điều này có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Nếu điện thoại của bạn đổ chuông giữa cuộc phỏng vấn việc làm của bạn, hãy xử lý nó một cách nhanh chóng, để cuộc đàm thoại trở lại trên đường đua.
 
Bạn hãy tắt ngay điện thoại và để chế độ im lặng hoặc tắt nguồn và nói rằng “Tôi xin lỗi, tôi nghĩ tôi đã chuyển nó sang im lặng trước khi tôi đến đây”. Sau đó, nhanh chóng lấy lại tinh thần và sự tự tin để tiếp tục cuộc phỏng vấn.
 
Quên diễn đạt ý khi trả lời phỏng vấn và cách xử lý 
 

Xử lý tình huống quên diễn đạt ý khi phỏng vấn
 
Bạn đang trả lời một câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra, nhưng vì lý do nào đó như bạn đang hồi hộp, bí từ ngữ hoặc không biết nên dùng từ nào cho nhà tuyển dụng hiểu đúng ý của bạn.
 
Trường hợp này bạn đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh suy nghĩ hoặc có thể nói những từ đồng nghĩa để diễn tả ý của bạn. Nhà tuyển dụng cũng sẽ không quá khắt khe trong trường hợp này.

Bạn “bí” câu trả lời khi nhà tuyển dụng hỏi
 
Bạn đã chuẩn bị rất kỹ tất cả những thông tin của công ty đó và cả những câu trả lời cho những câu hỏi mà các nhà tuyển dụng hay hỏi nhất.
 
Nhưng đâu phải các nhà tuyển dụng chỉ có mỗi ngần đó câu hỏi đâu, họ còn rất nhiều câu hỏi khác liên quan tới cách xử trí hoặc ứng xử trong cuộc sống hằng ngày để đánh giá ứng viên. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, đừng hoảng sợ và bối rối.
 
Nếu bạn chưa thể nghĩ ra ngay câu trả lời hoàn hảo nhất lúc đó, hãy dùng những hiểu biết và kỹ năng của bạn để khéo léo đưa ra những ý chung chung liên quan hoặc có thể nói với nhà tuyển dụng rằng: “Với câu hỏi này hãy cho tôi chút thời gian để suy nghĩ”. 
 
Xử lý tình huống với câu hỏi nhận xét về công ty cũ
 
 
Khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi: “Tại sao bạn lại nghỉ ở công ty cũ?” hay “Bạn thấy sếp cũ của bạn là người như thế nào?”.
 
Lúc này, bạn lỡ lời khi nói lý do bạn nghỉ việc là do không thích làm việc với sếp cũ, làm việc không hợp… hoặc sếp cũ khó tính. Điều này là không nên, nhưng lỡ nói rồi thì phải làm sao đây? Hãy chữa cháy bằng cách trả lời khôn khéo, thông minh hơn như sau:
 
“Dù sếp cũ của tôi tuy khó tính nhưng khi vào làm việc tại công ty đó tôi đã nhận được rất nhiều giá trị, kiến thức và học hỏi kinh nghiệm rất nhiều từ sếp cũ. Chính vì sự khó tính đó đã giúp tôi hoàn thành công việc tốt hơn, đó là điều tuyệt vời và những điều đó sẽ giúp tôi có được những bước đệm cho công việc sau này”. 
 
Đừng quá lo lắng về những khoảnh khắc khó xử trong cuộc phỏng vấn đó. Hãy luôn là chính mình, thật tự tin để thể hiện thật tốt năng lực của bạn cho nhà tuyển dụng thấy.
 
Hãy đặt ra một số mục tiêu nhỏ hơn cho cuộc phỏng vấn – chẳng hạn như “giao tiếp súc tích, hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể để chứng minh sự tham gia của bạn”. Tập trung vào chứng minh rằng bạn phù hợp với vai trò hơn là cố gắng chứng minh với người phỏng vấn rằng bạn là siêu nhân.
 
Những chiến lược này sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn nếu bạn gặp một trong những thời điểm khó xử, để hoàn thành cuộc phỏng vấn thật tốt đẹp.
Số lượt đọc: 352 -