• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

71729
Tổng số truy cập:71729
Khách đang online: 374
Peer Leadership Là Gì? 7 Bước Trở Thành Peer Leader Tài Năng
Ngày đăng tin: 31/08/2023 15:11

Có phải kỹ năng lãnh đạo chỉ dành cho những người quản lý hoặc những người có địa vị cao hơn hẳn? Câu trả lời là không. Sẽ có những tình huống bạn cần dẫn dắt một nhóm người nhưng lại ngại hành động vì bạn không phải một trưởng nhóm chính thức. Thực chất, ngoài leadership, chúng ta còn có cụm từ “peer leadership” – một định nghĩa nghe khá lạ lẫm nhưng thực chất lại gần gũi hơn bạn tưởng.

Cùng tìm hiểu peer leadership là gì và cách phát triển kỹ năng này nhé.
 

 
1. Peer leadership là gì?
 
Peer leadership nghĩa là kỹ năng lãnh đạo ngang hàng, làm người đầu tàu cho một nhóm người cùng tuổi, cùng lĩnh vực, hoặc cùng một mức độ hiểu biết. Định nghĩa này tồn tại trong khá nhiều bối cảnh, từ trường học đến nơi làm việc. Một peer leader có thể không có chức vụ cao hơn những người còn lại nhưng lại có khả năng dẫn dắt, định hướng cho số đông để đạt đến mục tiêu chung.

Một peer leader có thể chịu trách nhiệm làm role model, mentor hoặc người tư vấn tuỳ vào tính chất của từng nhóm. Nhìn chung, các peer leader đóng vai trò rất quan trọng bởi họ mang đến nhiều hơn chỉ sự chỉ đạo.


Peer leadership được coi là kỹ năng lãnh đạo ngang hàng.
 
2. Vai trò của peer leadership
 
Tại sao nói peer leadership là một kỹ năng quan trọng?

Thông thường, những người làm peer leader dù không có “cái danh” hào nhoáng hơn, nhưng họ có khả năng liên kết với những thành viên cùng nhóm vì họ có cùng độ tuổi, trải nghiệm hoặc chuyên môn.Những điều gì khiến một thành viên ngang hàng những người khác trở thành trưởng nhóm?

Đó là người dám đứng lên chỉ dẫn mà không làm những người còn lại cảm thấy như bị chỉ đạo, sai khiến. Không ít người trong chúng ta đã gặp phải những vị sếp khó tính, thậm chí khá tồi trong việc quản lý nhân viên. Một người dám đứng lên lãnh đạo nhưng lại gần gũi với mọi người là rất khó tìm.

Một peer leader sẽ biết cách phân chia công việc, sắp xếp các hoạt động và động viên các thành viên còn lại một cách hài hoà, khéo léo. Ngoài ra, những người cùng độ tuổi sẽ dễ dàng chia sẻ, thấu hiểu những khó khăn của nhau hơn. 

Do đó, ví dụ trong trường hợp một team chưa có quản lý, một người có kỹ năng peer leadership sẽ đóng vai trò làm chất kết dính cho đội nhóm. 

3. Tố chất của một peer leader
 
Một peer leader thường có những kỹ năng và tố chất sau:
  • Khả năng giao tiếp tốt
  • Kỹ năng lắng nghe
  • Sự cảm thông, thấu cảm
  • Sự nhận thức bản thân
  • Khả năng thuyết phục, tạo động lực cho người khác
  • Tinh thần cam kết, cống hiến hết mình cho nhiệm vụ chung

Dấu hiệu bạn có peer leadership.
 
4. 7 bước phát triển kỹ năng peer leadership

4.1. Tinh thần tích cực
 
Không có ai lại không có cảm tình với một người tích cực, đặc biệt là ở nơi công sở khi có quá nhiều căng thẳng, áp lực mỗi ngày. Vậy yếu tố không thể thiếu để bạn rèn luyện peer leadership là gì?

Bạn hãy cố gắng đem lại những năng lượng tích cực cho mọi người. 
  • Không phải lúc nào cũng cười đùa, nhưng không mạt sát, dị nghị người khác
  • Tạo môi trường làm việc thân thiện, an toàn
  • Xác định rõ mục đích, nhấn mạnh mục tiêu làm việc chung
  • Động viên khi có người bị xuống tinh thần, cạn kiệt năng lượng
4.2. Nói lời cảm ơn
 
Sự biết ơn là điều bạn cần có dù là trong cuộc sống thường ngày hay trong công việc. 94% nhân viên nữ và 96% nhân viên nam đều đồng tình rằng một người lãnh đạo biết coi trọng công sức của người khác sẽ có khả năng thành công lớn hơn.

Dù là một nhân viên hay một người quản lý, bạn đều cần trân trọng công sức của người khác. Biết nói lời cảm ơn và thể hiện rằng bạn công nhận công lao, sự cống hiến của mọi thành viên trong mọi giai đoạn sẽ giúp bạn có thêm tố chất của một “đầu tàu” chính hiệu.

4.3. Lòng cảm thông
 
Một nghiên cứu cho thấy 86% người dễ dàng cân bằng công việc và cuộc sống hơn khi sếp của họ là người biết cảm thông. Trong công việc, sẽ có những lúc mọi người gặp phải các vấn đề bất khả kháng, dẫn tới việc khó bắt kịp hoặc để lỡ công việc. 

Điều bạn cần làm là tìm hiểu nguyên nhân và thấu hiểu nếu đó là những lý do có thể chấp nhận được.

4.4. Trung thực
 
Để dẫn dắt được người khác, bạn cần có sự trung thực và minh bạch. Hãy nhận lỗi khi làm sai, hãy thẳng thắn chia sẻ những công việc bạn đang làm, cho họ biết chi tiết những công việc chung. 

Chỉ khi làm một người chính trực thì bạn mới có thể làm người đi đầu.


Sự trung thực, minh bạch là yếu tố cốt yếu khi làm người lãnh đạo.
 
4.5. Học cách lắng nghe
 
Hãy lắng nghe thấu cảm với lòng trắc ẩn. Bạn nên đặt mình vào vị trí của người khác và nhìn nhận vấn đề qua nhiều góc nhìn thay vì áp đặt ý kiến của mình lên họ.

Bằng cách lắng nghe và đưa ra ý kiến đóng góp khi cần, bạn đang dần có được tố chất của một nhà lãnh đạo xuất sắc.

4.6. Đừng quá cứng nhắc
 
Sự linh hoạt là yếu tố rất quan trọng của một người lãnh đạo. Những người quá khó tính sẽ không thể làm một leader. Vậy cách để có được kỹ năng peer leadership là gì?

Thay vì chăm chăm làm theo một luật lệ, bạn nên thả lỏng và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt dựa trên tính chất của từng vấn đề.

4.7. Giải quyết xung đột một cách tinh tế
 
Cho dù bạn đang cố tạo ra một văn hóa làm việc hài hòa đến đâu, xung đột giữa các đồng nghiệp là không thể tránh khỏi.

Bạn nên khuyến khích sự trao đổi cởi mở, trung thực, với sự tôn trọng và lắng nghe tích cực. Thay vì chỉ đưa ra một giải pháp và để mặc cho mọi người tự giải quyết, bạn nên góp phần làm dịu đi những xung đột và làm cầu nối, hàn gắn mọi người từ những xung đột không đáng có.
 
Lời kết
 
Có thể nói, kỹ năng peer leadership không dễ mà có. Để rèn luyện khả năng này cũng không phải một quá trình ngày một, ngày hai. Nhưng khi sở hữu tố chất này, bạn sẽ trở thành nhân tố giá trị trong mọi hoàn cảnh. Với bài viết peer leadership là gì của Cevn, hy vọng bạn sẽ có thể trở thành một phiên bản tốt hơn của bản thân và phát triển tối đa tiềm năng của mình, dù bạn có đang làm mộ trưởng nhóm hay chưa.
Số lượt đọc: 103 -