• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

8968
Tổng số truy cập:8968
Khách đang online: 140
Đồng nghiệp hay ganh ghét đố kỵ, xử sao cho đẹp?
Ngày đăng tin: 20/04/2023 22:02

Cuộc sống đôi khi là vậy, người giỏi thì bị ghen ghét, đố kỵ, còn người dốt thì bị coi thường, không được trọng dụng. Điều này cực kỳ đúng trong môi trường văn hóa công sở. Khi bạn giỏi hơn, làm được việc hơn, được thăng tiến, cùng với đó là không ít sự ganh ghét, đố kỵ từ đồng nghiệp. Bài toán khó đặt ra, đối với những kiểu đồng nghiệp hay ganh ghét đố kỵ, xử sao cho đẹp? 

Đừng bao giờ hy vọng hay có suy nghĩ muốn tìm một môi trường làm việc lành mạnh, không có đố kỵ, ghen ghét, cạnh tranh lành mạnh. Môi trường công sở, ganh ghét đố kỵ là điều không thể tránh khỏi, chỉ có điều là nhiều hay ít, đồng nghiệp có thể tìm đủ mọi lý do đển ghen tị, đố kỵ với bạn. Tất nhiên nếu họ được sếp hay quản lý trọng dụng hay thăng tiến này nọ thì không sao. Nhưng khi chính bạn được thăng chức, tăng lương, sếp quý hoặc thậm chí chỉ đơn giản là "xinh hơn" cũng nằm trong tầm ngắm của đồng nghiệp. Vậy với kiểu đồng nghiệp khó ưa, cư xử làm sao cho đúng mực để họ phải nể phục mình?
 

Làm thế nào để đối phó với đồng nghiệp hay ganh ghét, đố kỵ?
 
Cách đối phó với đồng nghiệp hay ganh ghét, đố kỵ 

1. Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp
 
Nếu bạn cũng đang rơi vào tình huống dở khóc dở cười vì bị đồng nghiệp ganh ghét, đố kỵ, trước hết hãy suy nghĩ lại về bản thân, thái độ của mình như thế nào, vì đâu mà bị đồng nghiệp ghen tị, từ đó đưa ra các phương án, thay đổi bản thân, thái độ của mình tốt lên trong mắt đồng nghiệp.
 
Cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, thỉnh thoảng hỏi han và giúp đỡ khi họ gặp khó khăn trong công việc. Có như vậy những quan điểm, đánh giá của đồng nghiệp về bạn sẽ dần thay đổi tốt lên. Hoặc khi bạn muốn góp ý với đồng nghiệp cũng nên thật tế nhị, nhẹ nhàng. Nó cũng là một nghệ thuật mà bạn cần phải học hỏi để không bị mất lòng khi góp ý cho đồng nghiệp.
 
2. Cố gắng làm việc chăm chỉ
 
Sếp trọng dụng hay tin tưởng, quý bạn cũng có lý do cả, vì bạn là người làm được việc tốt hơn nhưng đồng nghiệp của bạn thì không nghĩ thế. Vì vậy cách tốt nhất là hãy cố gắng làm việc chăm chỉ, hoàn thành tốt mọi công việc, nhiệm vụ được giao để chứng minh cho đồng nghiệp của bạn thấy được năng lực làm việc của bạn như thế nào, cách xử lý các công việc chuyên nghiệp ra sao. Có như thế đồng nghiệp của bạn mới phải nể phục và chẳng có lý do nào để mà ganh tỵ hay đố kỵ với bạn nữa. Thay vì để ý những sự ghen ghét đố kỵ của đồng nghiệp xung quanh, bạn hãy biết cách tự học hỏi và trau dồi cho mình nhiều kỹ năng mềm để nâng cao trình độ và nghiệp vụ của bản thân, để mọi người có thể đánh giá được đúng năng lực của bạn.
 

Kỹ năng giao tiếp tốt nơi công sở sẽ giúp đồng nghiệp và sếp yêu quý bạn

3. Khiêm tốn
 
Hãy học cách khiêm tốn dù bạn có giỏi hơn hay làm tốt hơn đồng nghiệp. Đừng đi khoe khoang hôm nay tôi được tăng lương hay thăng chức hay được sếp khen vì làm tốt việc. Trước mặt thì đồng nghiệp của bạn có thể tỏ ra chúc mừng này nọ nhưng có thể trong lòng họ đang tỏ ra ghen ghét, đố kỵ với bạn, tìm cách để bài trừ bạn lúc nào không biết.
 
Muốn được đồng nghiệp tôn trọng, nể phục, trước hết hãy học cách khiêm tốn, chứ đừng vội nhận mình giỏi ngay. Bạn có giỏi, có năng lực thực sự trong công việc hay không, kết quả công việc mà bạn đạt được sẽ phản ánh trực tiếp. Khiêm tốn cũng được coi là một cách gây ấn tượng tốt trong mắt sếp đồng nghiệp, kiêm tốn để học hỏi, để phát huy, chứ không phải kiêm tốn để nhún nhường nhé.
 
Môi trường công sở, ganh ghét đố kỵ là những thứ không thể tránh khỏi. Trên đây, Cevn vừa chia sẻ cho bạn một số lời khuyên để đối phó với những đồng nghiệp hay có tính ghen tỵ, đố kỵ. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích.
Số lượt đọc: 185 -