• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

61118
Tổng số truy cập:61118
Khách đang online: 406
Ứng xử khi công ty đề nghị cắt giảm lương
Ngày đăng tin: 12/08/2019 09:34

Dù lí do là gì, công ty khó khăn, thu hẹp dự án, tái cơ cấu, thuyên chuyển vị trí, nhân viên làm việc kém hiệu quả, cuối cùng thì khả năng lớn nhất là bạn thường buông xuôi chấp nhận. Tuy nhiên, hơn lúc nào hết, đây là thời điểm phải giữ thế chủ động. Cevn.com.vn sẽ tiếp thêm cho bạn một chút sức mạnh để bảo vệ quyền lợi với vài gợi ý hữu ích sau đây, cùng tham khảo nhé!

 
Lập danh sách những câu hỏi dành cho sếp quản lý trực tiếp
 
Các thông tin có ý nghĩa cần được trao đổi trong trường hợp này là:
  • Tình trạng giảm lương này sẽ diễn ra trong bao lâu? Đây có thể là câu hỏi khó trả lời, đặc biệt nếu quyết định hạ lương này là kết quả của tình hình kinh doanh suy thoái. Biết là khó nhưng phải được giải đáp rốt ráo, vì nếu không, làm sao bạn có thể lập kế hoạch ứng phó phù hợp với tình hình đây. Dù thương yêu công ty đến mấy, chúng ta cũng không thể “nhịn ăn nhịn mặc” mãi để mà cống hiến hoặc chịu đựng sự thiệt thòi không thời hạn.
  • Việc cắt giảm này có ảnh hưởng đến các quyền lợi khác của tôi không? Nếu câu trả lời là có, thì cụ thể những quyền lợi nào và bị cắt giảm ra sao. Với nhiều người, phúc lợi và phụ cấp rất quan trọng, đặc biệt là bảo hiểm xã hội cùng các quyền lợi y tế. Thông thường, việc cắt giảm chỉ áp dụng với lương, nhưng đôi khi từ đó nó ảnh hưởng đến tỉ lệ đóng vào các quỹ bảo hiểm. Trong trường hợp này, bạn hỏi để xác định rõ lợi ích mình mất đi chính xác là bao nhiêu. Nếu thuận lợi hơn thì có thể đề nghị giữ nguyên quyền lợi y tế hoặc mức đóng bảo hiểm, dù tổng thu nhập đã bị sụt giảm.
  • Sẽ cắt giảm lương toàn bộ công ty hay chỉ vài phòng ban nhất định? Hầu hết tình huống cắt giảm lương sẽ được áp dụng trên diện rộng, với toàn thể nhân viên. Nếu cảm nhận được sự thiếu công bằng trong chính sách nếu chỉ một số người bị hạ lương trong khi những người còn lại thì không, bạn cần bình tĩnh để tìm cho được lý do chính đáng, bảo vệ bản thân và làm chủ sự nghiệp của mình theo cách tích cực nhất. Bạn cũng nên thử dạo quanh thị trường để xem liệu có phương án nghề nghiệp nào tốt hơn để dự phòng cho mình trong tình huống này.
  • Khi nào thì quyết định này có liệu lực? Tương tự như câu hỏi “bao lâu kết thúc” thì “khi nào bắt đầu” cũng vô cùng cần thiết. Chắc chắn bạn phải biết cụ thể thời gian để tiên liệu, chuẩn bị và sắp xếp tài chính cho bản thân trong những ngày sắp tới.
Một khía cạnh khác cũng cần xem xét đó là tiền hoa hồng theo doanh số (commission) hoặc thưởng đạt chỉ tiêu (bonus). Khoảng thu nhập này không phải người đi làm nào cũng được nhận, nhưng nó lại cực kỳ quan trọng và chiếm phần lớn trong tổng số tiền lương tháng của những ai phụ trách các vị trí thuộc phòng kinh doanh. Thế nên việc xác nhận này càng mang ý nghĩa, bởi các khoản chi thưởng đặc thù cho công việc bán hàng thường được quy định trước và cam kết chi trả theo chính sách riêng, nên không cần bị giảm theo mức lương căn bản.
 
Tuy nhiên, trong trường hợp công ty áp dụng thưởng hiệu suất công việc định kỳ cho tất cả mọi nhân viên thì bạn phải chấp nhận sự ảnh hưởng. Nếu chẳng may công ty rơi vào tình trạng khó khăn, lợi nhuận chung sụt giảm thì phần tưởng thưởng cho nhân viên buộc phải tạm thời cắt giảm, điều này hoàn toàn chính đáng.
 

Có bất kỳ sự trao đổi hay đền bù nào cho việc giảm lương không?
 
Bên cạnh lương và đãi ngộ, điều quan trọng tiếp theo đối với người đi làm là thời gian. Nên nếu vì lý do chính đáng nào đó mà công ty không thể tránh khỏi quyết định cắt giảm ngân sách chi lương thì có thể hỏi thêm về phương án mà họ dự định đền bù cho khoảng thu nhập mất đi của bạn. Ví dụ bị đề nghị giảm 15% lương thì bạn có thể hỏi về việc giảm thời gian làm việc tương ứng, có thể gợi ý các giải pháp như nghỉ làm chiều thứ Sáu, hoặc giờ làm muộn hơn, giờ về sớm hơn… Mặc dù “ví mỏng” đi một chút, nhưng bù lại bạn có thể dành thời gian cho riêng bản thân, chăm sóc gia đình hoặc đi học nâng cao kỹ năng. Thậm chí, bạn còn có thể dùng thời gian đó để làm thêm việc “tay trái” bổ sung thu nhập.
 
Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ là hãy cư xử “có tâm có tình” với công ty. Đừng vì một thời điểm không thuận lợi mà vội quay lưng bỏ mặc hoặc tính toán quá mức. Chúng ta thường ví văn phòng làm việc như ngôi nhà thứ hai của mỗi người, nên không cớ gì mà bạn lại thiếu sự cảm thông khi công ty gặp khó khăn. Sau tất cả, ban giám đốc sẽ ghi nhớ những điều tốt đẹp, những cống hiến hết mình mà bạn đã dành cho tổ chức, thiện chí này luôn được đáp đền xứng đáng vào những thời điểm thích hợp!
 
Nói gì để giải thích việc mình bị hạ mức lương?
 
Đôi khi bạn sẽ phải vất vả trả lời câu hỏi này khi dự phỏng vấn việc làm hoặc căng óc sắp xếp ý tứ lúc soạn thảo CV. Hãy tôn trọng sự thật! Cứ thẳng thắn thừa nhận nếu lịch sử lương bạn từng bị xáo trộn do công ty phải vật lộn với kết quả kinh doanh trong thời kỳ khó khăn. Nếu bạn bị công ty cắt giảm thu nhập, kể ngắn gọn với lý do thuyết phục. Đây là những thông tin nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể kiểm chứng, đừng nói dối!
 
Dù rằng bất kỳ ai cũng không muốn mình bị cắt giảm lương, nhưng điều không may này thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Nó là tin xấu nhưng vẫn chưa phải là ngày tận thế. Nhưng với bất kỳ cú va vấp nào trong sự nghiệp, quan trọng nhất vẫn là thái độ đối mặt và cách bạn phản ứng lại vấn đề. Giữ sự lạc quan, công bằng, nhiệt huyết và cảm thông trong mọi quyết định bạn nhé. Hãy nhớ rằng, nhà tuyển dụng cũng chưa bao giờ thích nói câu đề nghị cắt giảm lương của bạn, trừ khi họ buộc phải làm thế!
Số lượt đọc: 532 -