• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

127240
Tổng số truy cập:127240
Khách đang online: 98
Sếp, người ấy là ai?
Ngày đăng tin: 29/07/2019 11:30

Nhưng theo Ximena Vengoechea thì có thể bạn đã sai.

Với kinh nghiệm của một chuyên gia thiết kế và nghiên cứu trải nghiệm người dùng tại Pinterest cùng quá trình đóng góp nhiều bài viết hữu ích về kỹ năng quản lý, cố vấn và văn hoá làm việc cho Fast Company, Vengoechea tin rằng hầu hết nhà quản lý sẽ rơi vào một trong 4 nhóm chính:
  • Can thiệp cho lợi ích của chính họ
  • Can thiệp nhằm giúp nhân viên tốt hơn
  • Giao quyền cho nhân viên vì lợi ích của họ
  • Giao quyền để nhân viên phát triển
“Rõ ràng, những vị sếp thường chỉ nhúng tay vào công việc vì quyền lợi của bản thân sẽ ít tạo ra tác động tốt cho các cá nhân”. Cũng bằng khả năng của một Illustrator tài năng, Vengoechea đã phác thảo ảnh minh hoạ cho các hình mẫu này như sau:
 
 
Hãy cùng Cevn.com.vn xem thêm các diễn giải của cô ấy để hiểu hơn về kết luận này và xem thử đâu là hình mẫu của người sếp mà bạn đã, đang hoặc sẽ gặp trong sự nghiệp của mình.
 
1. SẾP CAN THIỆP, VÌ LỢI ÍCH CỦA HỌ
 
Đây là lời nhận xét để không phải nói thẳng câu: “Hãy tìm người sếp khác”. Vengoechea chỉ ra rằng, thật khó phát triển khi bạn thì bị quản lý vi mô (micromanage) trong lúc sếp lại nhận lãnh hết mọi công trạng. Chúng ta không thể nào làm việc cho một người quản lý không tin tưởng mình và chỉ chăm chăm nhìn vào lợi ích riêng.
 
Tất nhiên, những vị sếp tồi thuộc nhóm này có thể còn thất bại thêm chút nữa bởi những thói quen và tật xấu khác của họ. Ví dụ, một số người cực kỳ thiếu quyết đoán, số khác lại thường xuyên đặt kỳ vọng không thực tế theo thói quen.
 
Vẫn có cách để bạn cố gắng thích nghi với hình mẫu sếp như thế này, nhưng hãy nhớ rằng đó không phải là lựa chọn bền vững. Quyết định thoả hiệp này thực sự chỉ giúp bạn sống sót được với công việc (mà bạn không thể bỏ) trong khi chờ đợi chuyển giao trách nhiệm cho nhóm khác trong nội bộ hoặc tìm kiếm công việc mới. Nói rộng nói hẹp, hàm ý ở đây chính là ai cũng được nhưng sếp như thế này thì không bao giờ được – bạn sẽ bị kéo lùi hoặc không gặt hái được gì cho sự nghiệp nếu đầu quân dưới trướng một người quản lý vi mô không vì tập thể, không vì công ty, chỉ vì bản thân.
 
2. SẾP CAN THIỆP NHẰM GIÚP BẠN TỐT HƠN
 
Tất nhiên, mẫu sếp như thế này sẽ có khuynh hướng quản lý vi mô, nhưng Vengoechea cảnh báo, “Đừng vội kết luận rằng mọi chuyện đang không tốt chỉ vì một đôi lần "thăm hỏi" ngoài kế hoạch. Có thể người quản lý chỉ đang chủ động trong việc giúp bạn phát triển.”
 
Đôi khi, quản lý vi mô là hiện tượng của tình trạng bị áp lực lớn liên quan đến công việc. Do đó, bạn hãy cho các sếp này nhìn thấy lợi ích của sự nghi ngờ và sử dụng chúng như cơ hội cải thiện khả năng giao tiếp. “Hãy tỏ rõ cho sếp biết đâu là lúc bạn cần sự giúp đỡ và trí tuệ của họ. Điều này bao gồm cả việc chia sẻ những tình huống bạn không cần được giúp.”
 
Miễn là bạn còn thấy được những tác động tích cực và tâm ý từ sếp, hãy cố gắng xem phương pháp quản lý mà họ đang áp dụng là cơ hội để bạn được học hỏi và cố vấn. Vengoechea đã giải thích trong một bài viết khác trên Fast Company, nếu sếp có trao đổi thêm với bạn ngoài lề những buổi họp riêng thường có, hãy thư giãn! Đừng tự động giả định những điều tồi tệ và bật chế độ cảnh giác. Cần xem xét những góc nhìn khác, thay vì nghĩ sếp đang quản lý vi mô, nhiều khả năng họ chỉ đang cố tìm hiểu vấn đề và tìm cách giúp đỡ. Cho nên, bạn hãy là một nhân viên biết tiếp thu từ cố vấn.
 
 
3. SẾP GIAO QUYỀN VÌ LỢI ÍCH CỦA HỌ
 
Nếu có vẻ cấp trên của bạn hầu như chỉ lo lắng đến địa vị và sự thăng tiến của chính họ mà không mảy may quan tâm đến bạn, đây tất nhiên không phải tình huống thuận lợi. Nhưng bạn không nhất thiết phải vội vàng nghĩ đến việc ra đi hay tìm bãi đáp mới.
 
Trước tiên hãy thử kiểm tra lại nhận định của mình về việc “sếp luôn giữ khoảng cách”. Vengoechea giải thích là thường vì một trong hai lý do: Sếp đã kiểm tra tổng thể công việc rồi, hoặc vì họ hoàn toàn tin bạn. Dù rằng sẽ có chiến lược ứng phó khác nhau cho hai kịch bản trên, nhưng kết luận chung ở đây là: Chủ động theo dõi tiến độ và mở rộng tầm nhìn của sếp đối với công việc của bạn là bước đi thông minh.
 
Những nỗ lực này có thể giúp xây nên cầu nối giữa bạn với vị sếp lãnh đạm. Nhưng nếu sau một khoảng thời gian, không có tiến triển gì trong nhiệm vụ làm sâu sắc hơn mối quan hệ, bạn hãy cân nhắc ý tưởng tìm sếp khác. “Rất khó phát triển nếu trong tâm trí của sếp không chút gì những mối quan tâm của bạn.”
 
4. SẾP KHÔNG NHÚNG TAY VÀO ĐỂ BẠN PHÁT TRIỂN
 
Hoàn toàn không phải là điều tồi tệ khi có người sếp quản lý mọi việc từ xa đơn giản chỉ vì họ tin bạn đủ khả năng hoàn thành công việc.
 
Ở đây cũng vậy, trách nhiệm truyền đạt những gì bạn cần thuộc về bạn. Vengoechea gợi ý bạn hãy bày tỏ lòng biết ơn vì sự tin tưởng và chia sẻ khi bạn cần thêm sự can thiệp, tìm hiểu mục tiêu của sếp và những điều bạn cần làm cũng như đề nghị sếp góp ý. Tất cả tựu chung lại là bạn phải xác nhận cảm giác mình được trao quyền quyết định và thực hiện ý tưởng, nhờ vào sự hỗ trợ của sếp. Đừng ngại làm rõ các vấn đề khi quan điểm của sếp sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Thông thường, người quản lý quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên sẽ luôn tham gia và tạo ra những nỗ lực giúp đỡ tốt nhất ngay khi bạn cần.
 
“Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mối quan hệ của nhân viên với quản lý là một trong những yếu tố chủ chốt nhất trong việc ra quyết định tìm việc mới hay ở lại với vị trí hiện tại,” Vengoechea chỉ ra, “điều này có nghĩa là phong cách của vị sếp bạn gặp thực sự là vấn đề - trong việc xác định mức độ phát triển đối với một vai trò hoặc công ty cũng như cảm giác hạnh phúc và thoả mãn mỗi ngày của bạn.
 
Vì thế, bất kể sếp tương lai của bạn thuộc hình mẫu nào, Vengoechea khuyên rằng, hãy chắc chắn bạn luôn tuân theo nguyên lý “managing up” (thuật ngữ chỉ việc chủ động kết nối với người giám sát mình): Hãy hiểu mục tiêu của sếp, và bạn có thể giúp họ ra sao; Tìm hiểu xem đâu là phong cách giao tiếp có hiệu quả với sếp lẫn bạn, đưa ra những phản hồi cho họ và về cả những điều mình cần nữa và chia sẻ thành công. Không phải tất cả mối quan hệ nhân viên và sếp đều sẽ bình đẳng về lợi ích, nhưng nhiều trong số những người có thể hiểu và thực hành được quy tắc này đã thực sự đạt được điều đó.
Số lượt đọc: 521 -