• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

105895
Tổng số truy cập:105895
Khách đang online: 452
Sếp cũ của em là người như thế nào?
Ngày đăng tin: 11/04/2024 08:45

Khi được hỏi rằng đâu là câu hỏi phỏng vấn nào gây lú nhất, hóc búa và khiến ứng viên lúng túng, bối rối, khó xử nhất, thì nhiều người đã nghĩ ngay tới câu “sếp cũ của em là người như thế nào?”. Trời ơi, tự nhiên nghe tới là tỉnh liền luôn, xịt keo cứng đơ, không biết nên trả lời thế nào luôn, sợ lỡ nói trúng điều này điều kia không nên, thì lại bị nhà tuyển dụng đánh giá không tốt. Hãy cùng Cevn tham khảo gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn ấy trong bài viết này nhé!


Tự nhiên sếp mới đi hỏi cảm nhận về sếp cũ
 
Khi phỏng vấn xin việc, khả năng cao rằng trong số những người đang ngồi phỏng vấn bạn sẽ có sếp mới, quản lý/cấp trên sẽ làm việc trực tiếp với mình trong thời gian tới, nếu được nhận vào công ty thì mình sẽ thường xuyên trao đổi công việc, nhận nhiệm vụ và phối hợp cùng người ấy để xử lý công việc. Tức là sau này sẽ đụng mặt nhau rất nhiều, và “số phận” của bạn trong công ty mới cũng chịu tác động khá nhiều từ người sếp ấy, nếu mà lỡ nói gì đụng chạm, hoặc chia sẻ những điều không đúng lắm về sếp, thì khả năng cao rằng bạn sẽ bị tạch ngay từ vòng phỏng vấn.
 
Tự nhiên sếp mới lại đi hỏi bạn cảm nhận về sếp cũ, rằng sếp cũ của em là người như thế nào, thì họ đang muốn biết điều gì, muốn nghe điều gì? Nếu bạn thật sự rất quý mến, đánh giá cao năng lực và khả năng lãnh đạo của sếp cũ, thì tại sao bạn lại nghỉ việc, không tiếp tục làm việc với người cấp trên ấy, rồi lỡ khi vào công ty này làm việc, sếp mới của bạn cũng rất ổn áp, thì bạn có tiếp tục xin nghỉ giữa chừng nữa không, lý do là gì, tự dưng lúc này câu chuyện lại đi xa hơn, kéo theo nhiều điều khó xử khác. Hoặc nếu bạn chia sẻ rằng sếp cũ có những điểm bạn không thích, không phù hợp trong cách làm việc, thì có bị sếp mới cho rằng bạn là người chuyên đi nói xấu công ty cũ, sếp cũ không? Tiến thoái lưỡng nan, cực kỳ khó xử khi gặp phải câu hỏi phỏng vấn này, vậy ứng viên nên trả lời thế nào cho hợp tình hợp lý?
 
Câu hỏi phỏng vấn: Sếp cũ của em là người như thế nào?
 
Đây là một câu hỏi được đặt ra trong buổi phỏng vấn, tức là nhà tuyển dụng vẫn sẽ dựa vào đó để đánh giá, chấm điểm, vẫn có tác động tới cơ hội việc làm của mình, nên bạn cần trả lời câu này, chứ nếu ngại ngùng, xin bỏ qua, thì mất điểm luôn rồi, mà còn khiến nhà tuyển dụng bực bội, mất thiện cảm, cho rằng bạn không tôn trọng họ hoặc đang muốn che giấu điều gì không tốt ở công ty cũ, hoặc có xích mích với sếp cũ nên mới không dám chia sẻ. Nói chung là chuyện xin bỏ qua, không trả lời câu này là điều không nên. Vậy nếu trả lời, thì bạn nên chia sẻ những điều gì?
 
Bạn có thể khen năng lực của sếp cũ, rằng họ là người có chuyên môn tốt, bạn đã học hỏi, trau dồi được nhiều kiến thức hữu ích từ sếp, sếp cũng đã tận tình chỉ bảo cho bạn khá nhiều điều ở công việc cũ. Còn nếu bạn ngại chia sẻ về năng lực của sếp cũ, hoặc thực tế họ đã để bạn tự bơi chứ không hướng dẫn gì, thì bạn có thể nói sang chuyện khác, chẳng hạn như phong cách lãnh đạo của sếp, rằng sếp là người quyết đoán, lãnh đạo kiểu trao quyền, để nhân viên tự cân nhắc phương án trong công việc chứ sẽ không cầm tay chỉ việc hay ép buộc nhân viên phải làm theo ý mình, em thấy đó cũng là một phong cách lãnh đạo hay. Tuy nhiên, bạn có thể chia sẻ thêm một số lý do ngắn, khiến bạn muốn thay đổi công việc, không tiếp tục gắn bó với người sếp cũ nữa, đó có thể là những thay đổi định hướng làm việc hoặc muốn tìm cơ hội phát triển ở công ty mới, chứ không nhất thiết phải nói rằng do không thích, không hợp sếp cũ, cảm thấy có làm thêm cũng không học hỏi được gì từ người sếp ấy, vì đó là những điều nhạy cảm bạn không nên chia sẻ.
 
Tức là thực tế, sếp cũ của bạn là người như thế nào, thì bạn cứ chia sẻ như thế ấy, nếu không thích sếp cũ thì bạn nên nói giảm nói tránh đi một chút, không nên thẳng thừng chê bai hay nói quá nhiều điều tiêu cực về sếp cũ, công ty cũ, vì như thế thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rằng bạn là người tiêu cực, để bụng, dễ xảy ra vấn đề, đụng chạm, xích mích với sếp và những đồng nghiệp trong công ty. Tuy nhiên, dù sao đi nữa thì đây cũng là một buổi phỏng vấn việc làm, bạn vẫn phải đề cao tính trung thực, không bịa đặt nói những điều quá thảo mai, sai sự thật, mà chỉ nên nói giảm nói tránh, hoặc nói sang những khía cạnh có phần tích cực hơn thôi nhé.
 
Bài viết này đã giúp bạn nắm được gợi ý trả lời cho câu hỏi phỏng vấn “Sếp cũ của em là người như thế nào?” – Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Số lượt đọc: 166 -