• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

109864
Tổng số truy cập:109864
Khách đang online: 143
Những nữ doanh nhân giúp thế giới biết về Việt Nam
Ngày đăng tin: 10/03/2019 17:05

Ngày càng có nhiều nữ doanh nhân Việt nổi danh. Tài năng của họ không những được cộng đồng doanh nhân Việt Nam và xã hội công nhận mà còn được thế giới vinh danh.

Bà Mai Kiều Liên – Doanh nhân xuất sắc nhất và quyền lực nhất của Châu Á

Bà Mai Kiều Liên sinh ngày 1/9/1953 tại Paris, Pháp trong một gia đình trí thức người Việt, cha mẹ bà đều là bác sĩ. Quê nội của bà ở Vị Thanh, trước thuộc Cần Thơ, nay thuộc Hậu Giang. Năm 1957, gia đình bà quyết định trở về Việt Nam cống hiến, không lâu sau khi Hiệp định Genève được ký kết.

Bà Mai Kiều Liên học tại trường Trưng Vương - Hà Nội, vào những năm chiến tranh khốc liệt phải sơ tán về nông thôn, học giữa bãi sông Hồng. Sau khi tốt nghiệp cấp III, bà sang Liên Xô học khoa chế biến sữa và thịt tại Mat-xcơ-va.

Trở về nước, bà Mai Kiều Liên được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) năm 31 tuổi. Bà cũng là người tiên phong trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), sớm đưa Vinamilk trở thành DNNN đầu tiên cổ phần hóa với chiến lược phát triển đầy trí tuệ, kết hợp hài hòa giữa đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại song song với đào tạo nguồn nhân lực cùng mô hình điều hành, quản lý theo tiêu chuẩn cao nhất của thế giới.

Năm 2018, Vinamilk đạt lợi nhuận trước thuế 12.039 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 10.198 tỷ đồng.

Bà Phạm Thị Việt Nga – “Bông hồng thép”, doanh nhân quyền lực nhất châu Á

Là 1 trong 2 người phụ nữ hiếm hoi ở Việt Nam được vinh danh là doanh nhân quyền lực nhất châu Á, bà Phạm Thị Việt Nga được biết đến như một người phụ nữ quyết liệt và cứng rắn, đã chèo lái thành công con thuyền của Công ty Dược Hậu Giang từng bước vượt qua khủng hoảng và đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế.

Theo Forbes đánh giá, kể từ khi gia nhập Công ty Dược Hậu Giang năm 1988, bà Nga đã biến một xí nghiệp bên bờ vực phá sản thành công ty dược lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Dược Hậu Giang hiện sản xuất và kinh doanh hơn 300 loại dược phẩm, trở thành thương hiệu dược số một Việt Nam và giành lại thị trường nội địa từ các hãng nước ngoài. Năm 2012, công ty này đạt doanh thu 140 triệu USD. Lợi nhuận ròng tăng 18% lên 24 triệu USD”.

Đi lên từ kháng chiến nhưng bà Nga điều hành doanh nghiệp vượt cả các doanh nhân giỏi thời bình. Kỹ năng lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp của bà là nhờ liên tục học hỏi. Bà Nga cho biết: “Đã thành nề nếp, dù là công việc gì, cũng phải làm tới nơi, tới chốn theo tiêu chí ‘đã muốn phải làm, đã làm phải thắng’. Bản thân tôi, mỗi buổi công tác với cộng sự tôi đều đào tạo họ. Học là một quá trình liên tục và học qua công việc là cách học hiệu quả nhất”.

Bà Nguyễn Thị Nga – Nhân vật nổi tiếng ngành ngân hàng, nữ doanh nhân quyền lực

Bà Nguyễn Thị Nga sinh ngày 17/8/1955 tại Hà Nội, từng được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 50 người phụ nữ quyền lực nhất châu Á.

Trên thị trường tài chính - ngân hàng, bà Nga thường được gọi với cái tên thân mật là Madam Nga.

Trong danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2015, Forbes cũng đã xếp bà Nguyễn Thị Nga ở vị trí thứ 5. Miêu tả về bà Nga, Forbes viết: “Bà Nguyễn Thị Nga được biết đến như một trong những chủ doanh nghiệp tư nhân kỳ cựu có vị thế hàng đầu tại Hà Nội, với bề dày kinh doanh trên thương trường bắt đầu từ những năm đầu thập niên 1980. Gia sản của bà Nga và gia đình tập trung vào bất động sản, du lịch, ngân hàng và kinh doanh thương mại”.

Bà Nga đã tạo dựng được một cơ nghiệp đồ sộ khi sở hữu tập đoàn đa ngành BRG, nắm giữ nhiều tại sản lớn như SeABank, 2 khách sạn do Hilton quản lý tại Hà Nội, 3 sân golf đi kèm với những khu nghỉ dưỡng, đồng thời là cổ đông chủ chốt tại Intimex Hà Nội, doanh nghiệp Nhà nước có khối bất động sản giá trị cao.

Ngoài vị trí quan trọng tại SeABank, bà Nga còn là Chủ tịch của Intimex Việt Nam, Chủ tịch tập đoàn BRG, Chủ tịch HĐQT Hapro, Chủ tịch Công ty TNHH Khách sạn Nhà hát và Phó chủ tịch Công ty Cổ phần Du lịch dịch vụ Hà Nội.

Vào hồi tháng 5/2018, bà Nguyễn Thị Nga chính thức rời "ghế" chủ tịch HĐQT của SeABank mà bà đã giữ suốt 11 năm qua để giữ vị trí Phó chủ tịch thường trực.. Việc rời khỏi vị trí chủ tịch ngân hàng là tuân theo Luật tổ chức tín dụng mới, có hiệu lực từ ngày 15/1/2018.

Thái Hương – “Người đàn bà sữa tươi” quyền lực châu Á

Bà Thái Hương sinh năm 1958 tại Nghệ An, từng là cán bộ Ban vật giá tài chính Hải Phòng từ năm 1982 đến 1985. Sau đó bà làm cán bộ kế toán tại Công ty Vật liệu xây dựng chất đốt Nghệ An. Đến năm 1989, bà làm Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Hương Hà.

Cuối năm 2017, sau gần 10 năm gắn bó với TH True Milk, bà Thái Hương đã rời ghế chủ tịch HĐQT tập đoàn này để đảm nhận vị trí Tổng giám đốc của Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank), theo quy định mới của Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ bà Hương, bà vẫn tiếp tục làm cố vấn cho TH True Milk trong thời gian tiếp theo.

Dưới sự điều hành của nữ doanh nhân Thái Hương, năm 2018, BacABank gây ấn tượng với lợi nhuận trước thuế 842 tỷ đồng, tăng 13,4% so với năm trước. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục ở mức thấp, chỉ 0,76%. Tổng tài sản 97.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay ở mức gần 64.000 tỷ đồng.

Một trong những sự kiện quan trọng gắn liền với bà Thái Hương trong năm 2018 là việc Tập đoàn TH chính thức khởi công nhà máy chế biến sữa công suất 1.500 tấn/ngày tại Kaluga, Liên bang Nga.

Năm vừa qua cũng là năm bà Thái Hương tiếp tục đón tin vui về kết quả kinh doanh. Theo số liệu đo lường bán lẻ toàn thị trường thành thị do Nielsen cung cấp thì trong 11 tháng đầu năm 2018, sữa TH True Milk tăng trưởng gần 22% về sản lượng (trong khi cả ngành hàng sữa nước hầu như không tăng), tăng trưởng 30% về doanh thu. Tới nay thị phần của TH True Milk trong phân khúc sữa tươi tại các kênh bán lẻ thành thị đạt gần 40%.

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Top 50 Doanh nhân Việt quyền lực châu Á

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh (sinh năm 1952, nguyên quán Tây Ninh) là con gái của Trung tướng Nguyễn Thới Bưng – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong kháng chiến chống Mỹ, bà theo học lớp dược tá và được phân công về Sư đoàn 9 ở chiến trường miền Đông ác liệt.

“Tôi làm mọi thứ. Chẻ củi, tải gạo, lội sông, lội suối như đàn ông. Tôi luôn cố gắng quên mình là con của một cán bộ để sống như mọi người, càng không cho phép xem mình là phụ nữ để gây khó khăn cho người khác” – đó chính là suy nghĩ tự lập đáng nể của nữ doanh nhân khi mới 16 tuổi.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí điện tại Đại học Karl-Marx-Stadt (Đức), năm 1982, bà gia nhập REE với vị trí là một kỹ sư và trở thành lãnh đạo công ty này từ năm 1985. Từ đó, bà Nguyễn Thị Mai Thanh đã giúp REE thoát khỏi cảnh chật vật nhờ thương hiệu máy điều hòa Reetech. Đây cũng là công ty đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2000.

Cuối năm 2013, tổng tài sản của REE đông 350 triệu USD, vốn chủ sở hữu hơn 200 triệu USD, doanh thu mỗi năm trên 100 triệu USD. Từ ngày đầu có vài cỗ máy cũ kỹ, REE mở rộng hoạt động kinh doanh ra nhiều lĩnh vực mới, nền tảng vững chắc theo thế “chân kiềng”: Cơ điện – văn phòng cho thuê – đầu tư chiến lược vào lĩnh vực hạ tầng tiện ích.

Tính đến ngày 10/2/2105, bà Mai Thanh và gia đình hiện đang nắm giữ lượng cổ phiếu REE trị giá hơn 1031,4 tỷ đồng, trong đó cá nhân bà nắm giữ khoảng 469 tỷ đồng. Hiện, người phụ nữ này đang xếp vị trí thứ 40 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Doanh nhân Trần Uyên Phương - Người Việt Nam đầu tiên được Forbes chọn xuất bản sách

Trong số nữ doanh nhân Việt Nam được thế giới biết đến, doanh nhân Trần Uyên Phương là người trẻ nhất (38 tuổi) và thuộc thế hệ doanh nhân thành công thứ 2 của Việt Nam kể từ sau khi đất nước chuyển mình sang kinh tế thị trường.

Trần Uyên Phương sinh năm 1981, trong gia đình thương nhân cực kỳ kín tiếng nhưng tiềm lực bậc nhất với bố là ông Trần Quí Thanh (thường gọi là Dr Thanh). Doanh thu năm 2016 của Tân Hiệp Phát là 500 triệu USD và cô mang trong mình trọng trách kế thừa mục tiêu doanh thu 3 tỷ USD cho tập đoàn vào năm 2027.

Có một điều khá đặc biệt, đây là 1 công ty gia đình và vốn sở hữu 100% thuộc về gia đình này.

Trách nhiệm của Uyên Phương đối với gia đình, với xã hội lớn hơn rất nhiều so với bạn cùng trang lứa. Ngay từ nhỏ, bà đã phải học cách tự lập, kỷ luật bên cạnh việc trau dồi tri thức. Ý thức được trách nhiệm của mình, bà đã không ngừng học tập, làm việc và cống hiến.

Doanh nhân Trần Uyên Phương - Người Việt đầu tiên được Forbes chọn xuất bản sách.

Năm 2018 là năm thành công rực rỡ của nữ doanh nhân Trần Uyên Phương khi cô là người Việt Nam đầu tiên được Forbes chọn xuất bản cuốn sách “Competing with Giants” (tạm dịch: Vượt lên người khổng lồ) để giới thiệu tới độc giả quốc tế.

"Competing with Giants" là câu chuyện của một công ty ở Việt Nam khởi nghiệp từ hoàn cảnh gian khó của thời kỳ hậu chiến tranh và kinh tế bao cấp, để vượt lên cạnh tranh thành công và sòng phẳng với các công ty đa quốc gia hùng mạnh.

Cuốn sách là công trình nghiên cứu về môi trường kinh doanh tại Việt Nam từ khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường, về phương thức quản trị doanh nghiệp thời hội nhập toàn cầu, về kinh nghiệm cạnh tranh giữa doanh nghiệp bản địa với các công ty đa quốc gia.

Theo Sức khỏe cộng đồng

Số lượt đọc: 575 -