• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

129153
Tổng số truy cập:129153
Khách đang online: 58
Kỹ năng phỏng vấn xin việc: Cách tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng
Ngày đăng tin: 03/03/2019 16:57

Trong quá trình phỏng vấn, các ứng viên biết cách thể hiện bản thân ấn tượng, thì tỷ lệ chinh phục nhà tuyển dụng càng cao. Hãy rèn luyện kỹ năng phỏng vấn xin việc, để tạo thiện cảm ngay từ giây phút đầu.

 
 
Một bản CV xin việc ấn tượng sẽ giúp ứng viên nổi bật giữa hàng trăm CV hồ sơ xin việc. Nếu bạn được nhà tuyển dụng gọi điện mời phỏng vấn, xin chúc mừng bạn, đây là cơ hội giúp bạn đến gần với công việc bạn mong muốn.
 
Trong cuộc sống hiện tại, để kiếm được một công việc phù hợp, chế độ đãi ngộ tốt thường rất khó, chính vì vậy ứng viên không thể để tuột tay cơ hội ngàn vàng chỉ vì không gây thiện cảm tốt cho nhà tuyển dụng. Tạo sự khác biệt bằng sự chuẩn bị chuyên nghiệp, thu hút ánh nhìn của nhà tuyển dụng bằng sự đầu tư kỹ lưỡng, chắc chắn bạn sẽ chinh phục được trái tim của người phỏng vấn bạn.
 
 
 
1. Lời chào đi trước, mở màn thú vị
 
Không thể thiếu hành động chào hỏi khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng, vì đây là hành động tạo thiện cảm đầu tiên. Các cụ thường có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, ứng viên hãy chuẩn bị kỹ và biến khoảnh khắc đầu tiên thành cú ghi điểm xuất sắc. 
 
2. Nghiên cứu rõ về công ty, chuẩn bị các câu hỏi, và nêu ra ý kiến của cá nhân
 
Thị trường việc làm vô cùng khắc nhiệt, yêu cầu cao ở nhân viên và chế độ lương cũng không hề đơn giản, các ứng viên muốn đạt được công việc, cần vượt qua buổi phỏng vấn một cách ngoạn mục, khác biệt.
 
Việc chuẩn bị kiến thức, kỹ năng phỏng vấn xin việc là việc vô cùng quan trọng. Đây là cách giúp bạn vượt qua những câu hỏi khó nhằn, những thử thách nhà tuyển dụng đưa ra cho bạn.
 
Việc nhà tuyển dụng hỏi bạn biết gì về công ty, hiểu gì về vị trí công việc đang tuyển hay đưa ra một vài ý kiến cá nhân để nâng cao vị thế doanh nghiệp… chính là dò hỏi bạn có muốn làm công việc này hay không. Nhà tuyển dụng muốn xem tâm huyết và sự đầu tư thời gian của bạn cho công ty họ như thế nào, đây là một thước đo đánh giá ứng cử viên.
 
Chú ý: Hãy trả lời nhà tuyển dụng một cách thẳng thắn, nếu bạn không nhớ rõ hay không biết, hãy xin lỗi vì chưa tìm hiểu kỹ, thay vì việc trả lời bừa, sai thông tin. Nếu bạn xin lỗi, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn thành thật và biết hạn chế của mình ở đâu, còn trường hợp, bạn trả lời bừa, sai, thì một điểm trừ to đùng ghi vào mức thang điểm đánh giá bạn. Hãy thành thật thay vì lừa dối.
 
 

3. Tự tin luôn tạo sự khác biệt so với ứng viên khác
 
Nhiều ứng cử viên có kiến thức chuyên môn tốt, nhưng không tự tin trả lời nhà tuyển dụng, thái độ lo sợ…. điều này làm giảm đi độ cạnh tranh so với các ứng viên khác. Bởi theo quan niệm của người phỏng vấn, kiến thức có thể học được, kinh nghiệm có thể tích lũy, nhưng riêng tự tin không thể tạo nên được. Hãy rèn luyện, tạo sự thoải mái, tự tin, để giúp bạn nổi bật giữa hàng trăm ứng cử viên cạnh tranh.
 
Đừng để sau khi phỏng vấn, bạn cảm thấy chán nản, hối hận, chỉ vì thiếu một vài kỹ năng, yếu tố mà tuột mất công việc trong tầm tay. Hãy tự tin, biến buổi phỏng vấn khô khan thành cuộc trò chuyện hỏi đáp vui vẻ giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Đặc biệt, sinh viên mới ra trường hãy rèn luyện bản thân, truy cập website Giáo dục hiện đại để biết nhiều kiến thức, kỹ năng phóng vấn xin việc hơn.
Số lượt đọc: 622 -