• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

129543
Tổng số truy cập:129543
Khách đang online: 457
Cách trả lời các câu hỏi về kinh nghiệm làm việc của bạn
Ngày đăng tin: 04/12/2018 10:13

I. Mô tả về các kinh nghiệm làm việc của bạn

1. Tìm hiểu kỹ về vị trí muốn ứng tuyển
 
Bạn cần phải nắm rõ các yêu cầu của công việc mới, những kỹ năng cần thiết hỗ trợ cho công việc này, môi trường làm việc. Điều quan trọng, bạn cần phải biết là công việc hiện tại khác với công việc trước đây như thế nào. Nắm rõ vấn đề này giúp bạn có được câu trả lời thuyết phục khi tham gia buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng.
 
2. Nhận xét về những điều bạn thích về nơi làm việc cuối cùng của bạn
 
Đưa ra các ví dụ cụ thể và đảm bảo chúng phù hợp với vị trí bạn đang phỏng vấn. Người phỏng vấn đang cố gắng xác định xem bạn có phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển hay không và xác định các tính riêng của bạn.
 
Điều quan trọng là phải thể hiện rằng bạn bạn là người hòa đồng, luôn nhiệt huyết với công việc và trung thành với công ty, đồng thời đưa ra các giải thích cụ thể chứng minh những kinh nghiệm bạn có trong các công việc trước đây phù hợp với vị trí mới.
 
3. Không nên dùng các từ ngữ chê bai công ty cũ
 
Đây không phải là lúc chê bai công ty công ty, việc làm này thật vô nghĩa và nó khiến bạn để lại ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Thay vào đó, hãy tận dụng những kinh nghiệm bạn có được trước đây để chứng mình mình phù hợp thế nào với vị trí công ty đang tuyển.
 
Nếu bạn đang phỏng vấn một vị trí việc làm khác với vị trí việc làm trước đây của bạn, bạn có thể giải thích bạn phù hợp với vị trí này hơn vị trí cũ. Bạn cũng có thể giải thích những điều bạn mong muốn nhưng công ty cũ không có và công ty mới đáp ứng được những điều đó.
 
– Ví dụ: nếu bạn đang cố gắng chuyển từ kế toán sang bán hàng, bạn có thể giải thích rằng bạn không thích công việc phải ngồi một chỗ và không có giao tiếp trực tiếp với khách hàng.
 
– Nếu bạn đang chuyển từ một công ty lớn sang một công ty nhỏ, bạn có thể nói về mong muốn của mình như muốn được làm trong môi trường thân thiện hơn
 
– Không nên nói nhiều về những điểm xấu của đồng nghiệp hoặc công ty cũ của bạn. Điều này cho người phỏng vấn sẽ thấy sự trung thành, cống hiến của bạn với công ty.
 

 
 
II. Giải thích tại sao bạn nghỉ việc
 
1. Tập trung vào mong muốn làm việc cho công ty phỏng vấn
 
Rõ ràng có một lý do tại sao bạn đang phỏng vấn cho một công việc mới. Hãy cho họ biết rằng bạn muốn có cơ hội được làm vị trí đang tuyển tại công ty của họ và đây là lý do bạn nghỉ việc hiện tại của mình.
 
– Hiện tại bạn có thể hoàn toàn hài lòng với công việc hiện tại của mình, nhưng bạn có được cơ hội tốt hơn này.
 
2. Đề cập đến mối quan hệ tốt của bạn với sếp và công ty cũ
 
Điểm này cần được nhấn mạnh. Tuyệt đối không nói xấu hoặc những lời lẽ dè bỉu sếp hoặc công ty cũ. Nếu bạn dùng những lời nói không hay về công ty cũ sẽ khiến cho người phỏng vấn thấy rằng bạn là người không trung thành và sẵn sàng rời bỏ công ty khi có bất kì điều gì khiến bạn không hài lòng.
 
– Bạn không cần chê bai hoặc làm giảm uy tín của nơi làm việc trước đó để giải thích lý do bạn nghỉ việc. Chỉ cần nói rằng bạn phù hợp hơn ở một nơi làm việc mới hoặc bạn sẵn dàng cho những thử thách mới.
 
3. Hãy trung thực về vấn đề tại sao bạn nghỉ việc hoặc bị sa thải
 
Người phỏng vấn của bạn có thể liên hệ với công ty để biết thêm thông tin về bạn, do vậy sự trung thực của bạn là rất quan trọng. Thông thường, nếu bạn bị sa thải thì người phỏng vấn rất muốn biết tại sao bạn bị sa thải. Trong trường hợp này, bạn phải cẩn thận khi giải thích về điều đó. Có thể bạn bị luân chuyển vị trí và không đúng với sở trường của bạn. Dù là lý do gì thì hãy cho nhà tuyển dụng thấy những bài học kinh nghiệm mà bạn đã rút ra được sau những chuyện đã qua.
 
– Nếu bạn bị sa thải hãy trung thực và khéo léo trả lời ngắn gọn rõ ràng vấn đề thay vị che dấu hoặc lãng tránh sẽ càng khiến cho nhà tuyển dụng nghi ngờ.
 
III. Trình bày về kỹ năng và thế mạnh
 
1. Làm nổi bật các kỹ năng làm việc trước đó được áp dụng cho vị trí việc làm mới
 
Cho người tuyển dụng thấy bất kì kinh nghiệm và điểm mạnh nào của bạn phù hợp với vị trí công việc mới. Nếu bạn chưa có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cho vị trí việc làm mới thì hãy đề cập đến khả năng học hỏi nhanh những điều mới, hòa nhập và thích ứng nhanh với tình hướng mới và rèn luyện những kỹ năng mới để đáp ứng cho công việc như thế nào. Những phẩm chất cá nhân như đạo đức làm việc chăm chỉ, đáng tin cậy và là một người hòa đồng là những yếu tố rất tốt để trình bày.
 
2. Đưa ra một ví dụ về cách bạn xử lý các vấn đề đã gặp phải trong công việc trước đó
 
Nếu chỉ nói bạn luôn là nhân viên xuất sắt mỗi tháng trong công việc tại công ty cũ, có lẽ điều này không đáng tin cậy. Thay vì vậy, hãy đề cập đến những vấn đề khó khăn bạn gặp phải trong công việc và cách bạn giải quyết công việc để giúp mang lại những hiệu quả cao trong công việc. Sử dụng một ví dụ cụ thể, cách bạn có thể chịu được áp lực cao trong công việc và đưa ra những quyết định khó khăn, hoặc khả năng lãnh đạo một nhóm để hoàn thành công việc.
 
3. Hãy nêu những thành tích tốt nhất bạn đạn được cho đến nay
 
Việc nêu ra những thành tích tốt nhất của bạn với nhà tuyển dụng là cơ hội để nhà tuyển dụng thấy được năng lực, khả năng và kinh nghiệm của bạn là tốt nhất với vị trí họ đang tuyển. Hãy suy nghĩ về một khoảng thời gian bạn vượt qua thử thách lớn, tạo ra một thay đổi tích cực lớn tại nơi làm việc của bạn, hoặc nhận được kết quả nổi bật sau khi hoàn thành một nhiệm vụ.
 
– Đảm bảo rằng bất kỳ thành tích nào của bạn, nó liên quan đến công việc bạn sẽ làm ở vị trí bạn đang phỏng vấn.
 
– Thay vì tập trung vào chính xác những gì bạn đã hoàn thành, hãy tập trung vào cách bạn hoàn thành nó.
Số lượt đọc: 626 -