• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

63419
Tổng số truy cập:63419
Khách đang online: 387
Đâu là “đường tắt” cho quy trình tuyển dụng?
Ngày đăng tin: 02/03/2020 11:08

 Ở khá nhiều công ty, đặc biệt là các công ty lớn, quy trình tuyển dụng thường khá chặt chẽ và trải qua nhiều công đoạn tính từ khi bắt đầu sàng lọc hồ sơ cho đến khi có kết quả lựa chọn ra được ứng viên phù hợp. Trên thực tế, những công đoạn này đôi khi đòi hỏi khá nhiều thời gian mà không phải tình huống nào hoặc ứng viên nào cũng chấp nhận.

 
Đứng ở vị trí của ứng viên, nhất là các ứng viên có kinh nghiệm lâu năm, bên cạnh việc cân nhắc về chức danh và mức lương thưởng của vị trí đang mở ra, họ còn có tâm lý ưu tiên ứng tuyển vào những công ty có quy trình tuyển dụng nhanh gọn và đơn giản để tránh mất thời gian cũng như không phải chờ đợi kết quả quá lâu mà mất đi những cơ hội nghề nghiệp khác trong cùng thời điểm. Còn về phía bộ phận nhân sự, có những giai đoạn trong năm mà nhu cầu phát triển kinh doanh của công ty đòi hỏi cần phải tuyển dụng một số vị trí thật gấp và quả thật một quy trình tuyển dụng chặt chẽ cần trải qua nhiều bước phê duyệt có thể sẽ gây ra không ít trở ngại.
 

Vậy đâu là “đường tắt” giúp thúc đẩy quy trình tuyển dụng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên?
 
Với những công ty đã từng hoặc đang triển khai chương trình tuyển dụng từ sự giới thiệu của nhân viên nội bộ thì đây chính là câu trả lời mang nhiều tín hiệu tích cực. Tuyển dụng từ kênh nội bộ, hay còn gọi là cevn là một trong những giải pháp đang được đánh giá cao vì những lợi ích nổi bật mang lại. Trước hết là quy trình xử lý hồ sơ được đơn giản hoá và xử lý khá nhanh chóng so với các ứng viên từ các nguồn tuyển dụng khác. Lý do là vì với sự am hiểu tường tận về văn hoá và môi trường làm việc của công ty, những nhân viên nội bộ thường giới thiệu những ứng viên có tính cách và tố chất phù hợp với những vị trí đang cần lấp trống. Vì thế mà phần sàng lọc hồ sơ sẽ nhanh hơn đáng kể cũng như lý lịch của những ứng viên này đủ tin cậy để ít khi cần được kiểm tra chéo lại trước khi bước vào vòng phỏng vấn.
 
Với ứng viên được giới thiệu từ nhân viên nội bộ, bản thân họ cũng có một sự chuẩn bị khá tốt về các kỹ năng, kinh nghiệm cần có cho công việc và cả những kiến thức về công ty, sản phẩm và dịch vụ của công ty bởi trước đó đã được “tư vấn” khá bao quát bởi những người bạn của mình. Do đó, việc những ứng viên này thể hiện vượt trội trong buổi phỏng vấn so với các ứng viên khác là điều mà bộ phận tuyển dụng hoàn toàn có thể kỳ vọng, đồng thời giúp rút ngắn thời gian tiếp tục sàng lọc và lựa chọn thêm hồ sơ dự phòng.
 
 
 
Một điểm nữa giúp rút ngắn khâu tuyển dụng đối với các ứng viên đến từ nguồn cevn chính là phần lớn họ đều khá sẵn sàng và chủ động để tiếp nhận cơ hội nghề nghiệp mới thay vì phải mất nhiều thời gian chờ đợi kết thúc công việc hiện tại như các ứng viên khác. Điều này đặc biệt hữu ích và phù hợp với những vị trí đang cần bổ sung gấp nhân sự.
 
Điểm cộng cực kỳ đáng lưu ý không thể không nhắc đến của việc tuyển dụng nội bộ đó chính là nhờ vào mạng lưới bạn bè và các mối quan hệ xã hội của nhiều nhân viên cộng lại, nguồn ứng viên chất lượng dành cho các vị trí mà công ty đang cần tuyển dụng trở nên dồi dào và đa dạng hơn bao giờ hết. Kết quả đem đến từ hình thức tuyển dụng này có thể khiến nhiều người thật sự ngạc nhiên khi nhiều báo cáo đã cho biết số lượng ứng viên ứng tuyển thành công qua Talent Referral chiếm đến hơn 20%, thậm chí là 30% các vị trí trúng tuyển. Và cũng thông qua mạng lưới bạn bè của nhân viên, hình ảnh, thương hiệu và những phúc lợi tốt nhất của công ty cũng dễ dàng được chia sẻ rộng rãi đến nhiều người hơn nữa.
 
Thêm nguồn ứng viên chất lượng để lựa chọn, dễ dàng quảng bá thương hiệu tuyển dụng và cơ hội nhanh chóng tìm thấy nhân sự phù hợp cho các vị trí đang mở ra, Nhà tuyển dụng nào lại không thích “con đường tắt” này chứ?
Số lượt đọc: 978 -