Bạn kỳ vọng những gì ở công việc này?
Ngày đăng tin: 17/04/2024 08:33
Khi phỏng vấn việc làm, bên cạnh các câu hỏi đánh giá năng lực chuyên môn, thì nhà tuyển dụng cũng muốn khai thác thêm về quan điểm, phong cách làm việc và kỳ vọng của ứng viên về công việc, nhằm đánh giá xem bạn có phù hợp với môi trường, văn hoá công ty không, và có khả năng gắn bó lâu dài không. Liên quan tới vấn đề này, bạn có thể được nhà tuyển dụng hỏi rằng bạn kỳ vọng những gì ở công việc này? Hãy cùng Cevn tham khảo gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn ấy trong bài viết này nhé!
Vì sao công ty muốn biết kỳ vọng của ứng viên?
Trước khi đi vào những gợi ý trả lời phỏng vấn về kỳ vọng công việc, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem vì sao công ty muốn biết kỳ vọng của ứng viên? Thường thì sẽ vì 2 lý do, đầu tiên, công ty muốn tìm hiểu xem liệu ứng viên đã có định hướng nghề nghiệp rõ ràng chưa, có biết rằng nếu muốn theo đuổi định hướng đó thì mình cần phải làm gì, phát huy tối đa năng lực trong một môi trường thế nào, công việc nào hay không? Kỳ vọng về công việc của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được điều đó, kỳ vọng càng rõ ràng, cụ thể, thì càng chứng tỏ rằng bạn có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, bạn đang
ứng tuyển một cách nghiêm túc, chứ không phải đang rải CV tràn lan, hay đi phỏng vấn đại để thử sức.
Tiếp theo, khi hỏi về kỳ vọng công việc của ứng viên, thì nhà tuyển dụng cũng sẽ có cơ sở để so sánh với những điều mà công ty có thể offer, chẳng hạn như về mức lương, môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ, phúc lợi, chính sách, quy trình làm việc, văn hoá công ty, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, độ phủ thị trường,… càng nhiều điểm tương đồng giữa kỳ vọng của ứng viên với khả năng thực tế của công ty, thì càng chứng minh rằng đó là người phù hợp với công việc, có khả năng thích nghi, hoàn thành tốt công việc và gắn bó lâu dài, tránh trường hợp mới vào làm việc vài ngày lại xin nghỉ vì thấy không hợp, không đúng như kỳ vọng, và công ty cũng đỡ mất công tuyển vào, rồi phải training, đào tạo cho những trường hợp đó.
Không trả lời được kỳ vọng về công việc thì sẽ bị rớt?
Sau khi hiểu được tầm quan trọng của kỳ vọng công việc trong chuyện đánh giá ứng viên, thì nhiều người ngay lập tức đặt câu hỏi rằng liệu không trả lời được kỳ vọng về công việc thì có bị rớt không, có mặc định rằng sẽ bị loại sau vòng phỏng vấn không? Điều này sẽ tuỳ thuộc vào quan điểm tuyển dụng và tiêu chí riêng của từng công ty, nhưng đa số sẽ bị rớt, bị loại khi chưa nói được kỳ vọng về công việc, khi được hỏi tới lại ấp úng, không biết nên trả lời thế nào, hoặc thoái thác, xin phép bỏ qua, không trả lời.
Điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng bị tuột mood, đang hào hứng muốn biết kỳ vọng về công việc của ứng viên, vậy mà tự dưng lại bị hụt hẫng, đối phương không trả lời gì hết, không khai thác được thông tin gì. Tệ hơn, nếu gặp phải nhà tuyển dụng khó tính, thì họ cũng có thể nghĩ rằng bạn thiếu chuyên nghiệp, không nghiêm túc khi ứng tuyển, không tôn trọng công ty, mà đơn thuần chỉ đang phỏng vấn một cách hời hợt, phỏng vấn để thử sức xem có đậu không, chứ cũng không quá quan tâm hay nhiệt huyết với công việc này, và thế là mặc định sẽ bị rớt. Nếu không muốn viễn cảnh tồi tệ ấy xảy ra với mình, thì bạn nên có sự chuẩn bị trước, vậy nên trả lời thế nào khi được hỏi bạn kỳ vọng những gì ở công việc này?
Trả lời phỏng vấn: Bạn kỳ vọng những gì ở công việc này?
Đối với câu hỏi về kỳ vọng công việc nói riêng hoặc các câu hỏi phỏng vấn nói chung, thì ứng viên cần luôn đảm bảo sự trung thực, có gì nói đó, không gian dối, bịa đặt để phóng đại năng lực bản thân, trau chuốt câu trả lời cho hoa mỹ nhưng thực tế lại không nghĩ thế, không làm được như thế. Chuyện gian dối khi phỏng vấn là điều tối kỵ, nhà tuyển dụng hoàn toàn có những kỹ năng để quan sát, hỏi xoáy và phát hiện ra những ứng viên trả lời sai sự thật, tất nhiên sau đó họ sẽ loại thẳng tay, chứ không tuyển những người gian dối vào công ty làm việc.
Khi được hỏi bạn kỳ vọng những gì ở công việc này, thì bạn phải trả lời đúng những gì mình thật sự muốn, cần có ở công việc để giúp mình thoải mái làm việc, mang lại kết quả tốt, phát huy tối đa năng lực bản thân và có thể gắn bó lâu dài. Đó có thể là những yếu tố liên quan tới mức lương, phúc lợi, đãi ngộ, rằng bạn kỳ vọng công ty sẽ trả cho mình mức lương bao nhiêu, có các chính sách đãi ngộ thế nào cho nhân viên, rồi khi hoàn thành tốt công việc, công ty sẽ tuyên dương khen thưởng ra sao,… hoặc bạn cũng có thể chia sẻ thêm những kỳ vọng về môi trường làm việc, đồng nghiệp, cấp trên, quy trình làm việc, rằng bạn muốn làm việc với team như thế nào, quy trình rõ ràng ra sao, phối hợp mượt mà thế nào, cứ chia sẻ những gì bạn kỳ vọng, vì hơn ai hết, bạn hiểu rõ rằng mình cần những điều đó để làm việc tốt hơn, để giúp ích cho công việc, chứ không phải rằng mình đang đòi hỏi những điều gì quá đáng, quá vô lý.
Lỡ công ty không đáp ứng được như kỳ vọng thì sao?
Sau khi đã nắm được một số gợi ý trả lời phỏng vấn khi được hỏi về kỳ vọng công việc, thì nhiều ứng viên cũng quan ngại, sợ rằng lỡ mình hồn nhiên quá, lỡ nói ra những kỳ vọng cao siêu mà công ty chưa chắc đáp ứng được, thì có bị loại luôn không? Đây cũng là tâm lý chung của khá nhiều người ngay khi được nhà tuyển dụng hỏi rằng bạn kỳ vọng những gì ở công việc này, khiến họ cũng phải cố gắng tiết chế lại bớt, chỉ dám nói sương sương vài kỳ vọng cơ bản, chứ không dám nói nhiều tới những tiêu chuẩn, mong muốn cao hơn. Vậy liệu nhà tuyển dụng có nghĩ giống vậy không, nếu ứng viên đưa ra những kỳ vọng mà công ty không đáp ứng được thì sẽ thế nào?
Vẫn là câu chuyện về sự trung thực, có gì nói đó, bạn có thể hạn chế bớt những kỳ vọng của mình, nhưng chỉ nên nói giảm nói tránh tầm 10% – 20% thôi, chứ không nên hạ thấp kỳ vọng của bản thân xuống chỉ còn một nửa, vì đó là bạn đang dối lòng, lỡ tới khi vào công ty làm việc, công ty đáp ứng được đúng 50% mà bạn đã kỳ vọng, nhưng lại có tới 50% còn lại không đáp ứng được, khác biệt hoàn toàn với kỳ vọng, thì bạn sẽ cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, chán nản, đi làm như cực hình, chẳng có gì vui, vì công việc này đâu giống như kỳ vọng của bạn? Vì thế, bạn kỳ vọng thế nào thì cứ chia sẻ như thế, hoặc giảm xuống đôi chút trong phạm vi mình có thể chấp nhận, chứ không nên “xuống giá” quá.
Ở phía công ty, họ cũng luôn đánh giá khách quan, rằng công ty đáp ứng được phần lớn kỳ vọng của ứng viên thì họ mới lựa chọn người đó vào nhận việc, chứ với một người đưa ra quá nhiều kỳ vọng mà công ty chưa đáp ứng được, thì đành phải nói lời tạm biệt, chúc cho ứng viên đó tìm được một công ty phù hợp với kỳ vọng của họ hơn, điều này tốt cho cả đôi bên, chứ công ty cũng sẽ không vẽ vời ra những điều sai sự thật, để ứng viên kỳ vọng nhiều rồi tới khi vào làm việc lại thất vọng, lại xin nghỉ đâu, vì như thế thì cũng mệt cho công ty lắm.
Bài viết này đã giúp bạn nắm được một số gợi ý trả lời cho câu hỏi phỏng vấn bạn kỳ vọng những gì ở công việc này? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!