Airbnb là gì? Tiềm năng phát triển Airbnb tại Việt Nam
Ngày đăng tin: 24/07/2019 14:06
I. Airbnb là gì?
Airbnb (AirBed & Breakfast) là ứng dụng kết nối trực tiếp người có phòng cho thuê với người thuê phòng cần tìm chỗ lưu trú, kể cả ngắn ngày hay dài ngày thông qua một ứng dụng di động với thủ tục, cách làm cực kì đơn giản mà giá lại rẻ, hợp lý hơn rất nhiều so với những trang web đặt phòng thông dụng khác (Booking, Agoda, Traveloka…).
Tại Việt Nam, nếu Grab hay Goviet là dịch vụ cho thuê xe, thì Airbnb là dịch vụ cho thuê phòng lưu trú. Tuy nhiên, cả 3 đều có mô hình kinh doanh giống nhau, đó là sharing economy – kinh doanh chia sẻ.
Với Airbnb, bạn có thể là người thuê phòng, cũng có thể là người cho thuê phòng. Khi đó, tất cả việc thanh toán sẽ được thực hiện thông qua Airbnb bằng thẻ tín dụng, nguồn thu của Airbnb đến từ khoản phí trích 3% của chủ nhà và 6 – 12% từ người thuê phòng.
II. Tại sao Airbnb ngày càng được ưa chuộng?
Airbnb có nhiều ưu điểm, mang lại lợi ích cho cả người thuê và chủ nhà. Trong đó, có thể kể đến giá cả, tiện nghi phòng và những chính sách bảo vệ…
1. Giá cả phải chăng & Tiện nghi
Với giá trung bình mỗi phòng trên Airbnb khoảng 35 USD/đêm trở lên, thậm chí hàng loạt cơ sở kinh doanh trên AirBnB sở hữu hồ bơi và dàn bếp công phu với mức giá trên.
Tiện nghi các phòng ở trên Airbnb khá tốt. Khách thuê có thể kiểm tra các tiện nghi trên ảnh mà chủ nhà công khai và kiểm tra độ xác thực của thông tinh thông qua những đánh giá của khách cũ.
2. Nhà đẹp lung linh, phong cách độc đáo
Hầu hết các ngôi nhà/ căn hộ tại Việt Nam đều được tân trang theo các phong cách đa dạng khác nhau như vintage style, Modern Minimalist Style hoặc Vietnamese Classic Style,… Du khách có thể tìm thấy những căn nhà độc lạ phù hợp với sở thích khám phá, thám hiểm những vùng đất mới.
3. Thưởng thức văn hóa địa phương
Không chỉ dừng lại tại đó, các host ở trên AirBnB rất tốt tính và hiếu khách thế nên, khi bạn muốn trải nghiệm một không gian đậm chất địa phương.
Họ có thể ngồi hàn thuyên với bạn cả tiếng đồng hồ để kể về câu chuyện con mèo của nhà hàng xóm hay tặng bạn chai rượu wisky chất lừ… Đó là những trải nghiệm quý giá mà bạn khó mà trải nghiệm trong môi trường khách sạn.
4. Chính sách bảo vệ khách hàng và cả chủ nhà và khách thuê
Khách thuê sẽ không lo bị hủy phòng bởi vì nếu làm vậy, chủ nhà sẽ bị phạt tiền và “chấm điểm” thấp, không được trao danh hiệu “Supperhost”. Hơn thế, nếu phát hiện phòng ở không giống hình được chụp trên web, khách có thể trả phòng, được hoàn tiền, đăng bài đánh giá và cho điểm thấp.
Đối với chủ nhà, họ được Airbnb hỗ trợ chụp hình phòng ở, đánh giá và châm điểm khách, được lưa chọn khách hàng vào ở. Nếu khách làm hỏng, mất tài sản trong phòng sẽ được đền bù.
III. Tiềm năng phát triển Airbnb tại Việt Nam
So với các trang web đặt phòng truyền thống: Booking, Agoda, Traveloka,… thì Airbnb xuất hiện khá muộn. Dịch vụ chỉ mới được xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2015. Tuy nhiên sau 4 năm phát triển, Airbnb đã xây dựng được thương hiệu và thị trường riêng cho mình, trở thành đối thủ mạnh mẽ với các loại hình khách sạn và các phương thức đặt phòng truyền thống.
Tại Việt Nam, tính đến tháng 2019 có khoảng số lượng phòng Airbnb ở Việt Nam đã lên đến 40.800 cơ sở và con số này chưa có dấu hiệu dừng lại. Airbnb phát triển mạnh mẽ nhất tại các thành phố du lịch: Sapa, Đà Lạt, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An,…
Airbnb Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau để khách lựa chọn theo nhu cầu và điều kiện của mình. Nhiều gia đình giàu có thường mua các biệt thự, villas ven biển hoặc tại các điểm du lịch và tần suất sử dụng rất ít, họ chỉ đến nghỉ ngơi vào những dịp lễ, cuối tuần… Phần lớn thời gian còn lại, họ bỏ trống và từ khi có Airbnb, họ đăng ký để cho thuê biệt thự, villas.
Nhìn chung, Airbnb mang đến cho du khách thêm lựa chọn khi có nhu cầu lưu trú. Bởi ngoài việc tìm một địa điểm nghỉ ngơi ưng ý trong thời gian du lịch, khách hàng còn có thể tìm được những người bạn và khám phá những nên văn hóa độc đáo. Sự phát triển của Airbnb đặt ra thách thức đối với các hệ thống khách sạn, nhà nghỉ phải làm sao để không mất nhiều thị phần, làm sao khách hàng vẫn lựa chọn dịch vụ của mình…