3 Thói quen xấu và những bước tạo nên một Content hấp dẫn
Ngày đăng tin: 02/07/2019 15:51
1. Lỗi lặp từ
Đây là một lỗi dường như rất nhiều người mắc phải, khi đã là một content writer thì chuyện vốn từ hạn hẹp rất khó có thể xảy ra được. Lỗi lặp từ ở những người “làm bạn với chữ” thường nguyên nhân là do sự mất tập trung, cũng như bài viết quá dài nên bạn sẽ không thể nhớ và kiểm soát được những lỗi nhỏ như chính tả và lặp từ.
Hãy nhớ, một bài viết được sử dụng nhiều từ đồng nghĩa sẽ khác xa so với một bài viết mắc đầy lỗi lặp từ. Và tất nhiên người đọc sẽ rất dễ nhận ra.
Một lời khuyên là bạn hãy dùng thời gian để tập trung nhiều hơn vào những câu chữ, research thêm những từ đồng nghĩa trên mạng để khắc phục ngay lỗi lặp từ.
2. Quá nhiều câu cảm thản
Việc lạm dụng câu cảm thán cũng khá phổ biến đối với những content writer, điều này sẽ khiến cho bài viết của bạn trở nên khiến người đọc thấy thiếu thuyết phục hơn. Đồng ý với quan điểm “thể hiện cảm xúc” sẽ rất hiệu quả, nhưng nó chỉ thực sự thuyết phục khi bạn biết cách phân bố câu cú sao cho hợp lý.
3. Cố gắng đạt được số từ (Word Count) quy định
Đạt được số từ (word count) quy định cũng là một trong những vấn đề khá nan giải. Số từ quy định là một khó khăn đối với nhiều người cũng sở dĩ bởi vì nhiều lí do. Đa phần xuất phát từ thời gian deadline quá ngắn, cạn ý tưởng.
Hãy cố gắng phát huy ý tưởng ra thành nhiều nhóm ý và phát triển từ đó ra thành những câu chữ. Nếu bạn cứ tiếp tục viết vô tội vạ cho phần sau cùng, thì kết quả nhận lại được sẽ chẳng có gì ngoài bạn đã hoài tốn công sức cho những con chữ không có giá trị gì cho khách hàng. Điều bạn nên làm lúc đấy chính là dừng lại và đọc lại từ đầu ngay khi bạn cảm thấy ý chính trong bài có vẻ bắt đầu lan man, hãy bình tĩnh suy nghĩ cũng như cân nhắc lược bỏ những ý thừa, tìm ra những ý hay mà bạn chưa khai thác hết để mở rộng ra thêm.
Khắc phục lỗi thôi là chưa đủ, tiếp theo là những bước cơ bản có thể giúp bạn viết content một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Bước 1: Research về target khách hàng
Nói một cách ngắn gọn hơn, bước này sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin về mục tiêu khách hàng bạn muốn nhắm đến. Bạn sẽ dễ dàng viết content hơn qua việc hiểu được những gì khách hàng muốn đọc, muốn có và muốn cải thiện.
Những thông tin bạn cần có thể nằm bất cứ đâu trên mạng xã hội, thường nó sẽ xuất hiện vào những trang hiển thị kết quả tìm kiếm đầu tiên trên Google, hoặc những group, những bài đăng trên các trang mạng xã hội. Bạn có thể tận dụng những thanh tìm kiếm của những platform và diễn đàn khác nhau. Điều này nhìn chung khá dễ thực hiện. Và đừng quên ghi chú lại theo thứ tự quan tâm nhé.
Bước 2: Lập kế hoạch thật rõ ràng
Một điều rất dễ để khẳng định – bạn sẽ chẳng làm nổi điều gì nên hồn nếu như không có một kế hoạch, nhất là khi làm việc teamwork. Đây chính là lúc bạn nên lập một kế hoạch và chia sẻ công việc cho team (nếu có). Một vài phương pháp lập kế hoạch hay mà bạn có thể tham khảo: Kế hoạch timeline, Kế hoạch theo kiểu mindmap và kế hoạc được lập theo quy trình. Hãy chắc chắn rằng tất cả mọi người đều thấy và cập nhật được công việc mỗi ngày.
Bước 3: Research từ khóa
Tìm từ khóa chắc chắn là một bước không thể bỏ qua rồi đúng không nào? Chắc có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc rằng bước này có khác gì bước 1 đâu. Thế nhưng không hề, đây là lúc chúng ta tìm những từ khóa bằng cách lọc ra những thông tin bạn có ở bước 1, sau đến là kiểm tra lại bằng những công cụ tìm kiếm SEO/SEM để check độ chính xác. Một bài viết thông thường chỉ nên có 3-5 keyword là vừa đủ, bạn không nên quá lạm dụng để nội dung không bị xao nhãng đi.
Bước 4: Viết và viết thôi
Việc của bạn bây giờ chỉ có viết cũng như chèn keyword vào. Chú ý lời văn cũng như cảm thán ở đâu thì đánh vào tâm lý khách hàng tốt nhất. Đừng quên check lại bài viết vài lần trước khi đăng tải bạn nhé!
Bước cuối cùng: Thống kê số liệu
Bạn sẽ tùy thuộc vào kế hoạch mà kiểm tra số liệu sau khi đăng tải. Số liệu ở đây chính là lượng tương tác, lượng chia sẻ, lượng khách hàng được thu hút thêm và doanh thu của sản phẩm.
Mục đích của bước này không ảnh hưởng đến content mà bạn đã đăng tải, nhưng cũng đừng vội xem thường. Những con số biết nói trên sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc điều hướng bài viết sau làm sao cho hiệu quả hơn đấy.