• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

108668
Tổng số truy cập:108668
Khách đang online: 174
Manufacturing là gì? Cách lập kế hoạch sản xuất tối ưu
Ngày đăng tin: 24/04/2019 21:06

 I. Manufacturing là gì?

Manufacturing là quá trình sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng có sử dụng sức lao động và máy móc, công cụ, kết hợp với các công thức chế biến hoặc quy trình. Thuật ngữ Manufacturing này được sử dụng để chỉ các hoạt động sản xuất của con người từ thủ công mỹ nghệ cho đến các ngành công nghệ cao, tuy nhiên nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp, quá trình nguyên liệu thô được sản xuất tạo thành các hàng hóa thành phẩm trên quy mô lớn. Các sản phẩm này có thể được bán cho các nhà sản xuất khác để sản xuất thành các sản phẩm phức tạp hơn như máy bay, ô tô, đồ gia dụng, nội thất.
 
II. Quy trình sản xuất là gì?
 
Quy trình sản xuất là các bước cần thực hiện để có thể biến các nguyên liệu thô thành các sản phẩm cuối cùng và được bán cho người tiêu dùng. Quá trình sản xuất bắt đầu với khau thiết kế sản phẩm và lựa chọn các đặc điểm kỹ thuật của vật liệu và các công đoạn khác nhau để tạo ra sản phẩm như yêu cầu.
 
 

 
III. Kế hoạch sản xuất là gì?
 
Lập kế hoạch sản xuất là đặt ra mục tiêu sản xuất và ước tính các nguồn lực cần thiết để có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Cần đưa một bản kế hoạch thật chi tiết để có thể hoàn thành các mục tiêu một cách tối ưu nhất về chi phí, và thời gian hoàn thành. Bản kế hoạch cần đưa ra được các bước cụ thể trong quá trình sản xuất, đồng thời dự báo các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình sản xuất để có thể tối ưu và loại bỏ các nguyên nhân gây lãng phí.
 
Mục tiêu của lập kế hoạch sản xuất
 
1. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực
 
Có bản kế hoạch chi tiết, phù hợp sẽ giúp sử dụng được các nguồn lực, máy móc một cách hiệu quả, nâng cao năng suất, giảm chi phí và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
 
2. Dòng sản xuất ổn định
 
Lập kế hoạch sản xuất giúp doanh nghiệp luôn chủ động, đảm bảo quá trình sản xuất luôn ổn định và đáp ứng thời gian giao hàng. Các máy móc sẽ được tận dụng một cách tối đa, giúp việc sản xuất không bị đình trệ, cung ứng sản phẩm liên tục đến khách hàng.
 
3. Ước lượng nguồn lực
 
Lập kế hoạch sản xuất giúp ước lượng nguồn lực cần thiết như con người, nguyên vật liệu để có thể hoàn thành mục tiêu đề ra,… Ước lượng này được tính toán dựa trên dự báo doanh số, vì vậy kế hoạch được lập ra để đáp ứng yêu cầu bán hàng.
 
4. Phối hợp hoạt động của các phòng ban nhịp nhàng
 
Lập kế hoạch sản xuất giúp phối hợp các phòng ban phối hợp nhịp nhàng, giúp nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Ví dụ: bộ phận marketing phối hợp với bộ phận sản xuất để bán hàng hóa. Từ đó gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
 
5. Giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu
 
Lập kế hoạch sản xuất sẽ giúp giảm đáng kể các nguyên liệu thô. Nó giúp đảm bảo nguồn nguyên vật liệu và chất lượng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất giúp tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng.
 
 
IV. Cách lập kế hoạch sản xuất hiệu quả
 
Việc lập kế hoạch sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bộ phận sản xuất sẽ lập kế hoạch phù hợp với nguồn lực và yêu cầu của doanh nghiệp, để tối ưu hóa về chi phí và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
 
Tuy nhiên, để đáp ứng được các yêu cầu sản xuất đề ra, cũng như hệ thống sản xuất vận hành được tối ưu, doanh nghiệp phải dự báo được các sản lượng tiêu thụ của thị trường hoặc các đơn hàng doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng trong thời gian tới. Việc này giúp cho bộ phận sản xuất có thể lên kế hoạch mua và dự trữ nguyên vật liệu, tính toán số lượng nhân công tham gia sản xuất và bố trí các máy móc thiết bị phù hợp cần thiết.
 
Để bản kế hoạch sản xuất là tối ưu nhất mang lại nhiều lợi nhuận thì bộ phận lập kế hoạch phải dựa trên rất nhiều thông tin như tình hình bán hàng, các báo cáo kho hàng hóa – Nguyên vật liệu, năng lực sản xuất của nhà máy, tình hình nhân công … để từ đó đưa ra được kế hoạch sản xuất tối ưu nhất đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn lực trong doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tiến độ sản xuất cần thiết.
 
Đối với các doanh nghiệp lớn, hoạt động sản xuất cho nhiều khách hàng trong và ngoài nước, thì yêu cầu về thời gian hoàn thành sản phẩm đúng kế hoạch là điều rất cần thiết. Do đó, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng các hệ thống phần mềm ERP tại doanh nghiệp, giúp nhân viên có thể xem và tổng hợp số liệu một cách nhanh chóng. Rút ngắn tối đa thời gian và giúp cho bộ phần lên kế hoạch có thể lập và quản lý kế hoạch sản xuất một cách hiệu quả.
Số lượt đọc: 630 -