• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

62069
Tổng số truy cập:62069
Khách đang online: 362
7 kỹ năng cần có để sở hữu một tính cách mạnh mẽ trong sự nghiệp
Ngày đăng tin: 23/06/2020 10:15

1. TỰ TẠO CẢM HỨNG CHO BẢN THÂN MỖI NGÀY

Dù làm việc ở đâu, tại văn phòng hay làm việc linh hoạt từ xa, bạn đều cần có cảm hứng. Điều này rất quan trọng và có thể quyết định một ngày của bạn tốt hơn hoặc xấu đi. Khi bạn không thích chỗ ngồi trong văn phòng hoặc góc làm việc của bạn vừa bừa bộn vừa kém sạch sẽ, năng lượng của bạn có thể bị tụt dốc và ảnh hưởng đến hiệu quả trong công việc. Vì vậy, hãy lưu ý và dành cho không gian làm việc của mình một sự chăm chút nhất định để tự tạo cảm hứng cho bản thân mỗi ngày nhé.

2. XÂY DỰNG MỌI THỨ TRÊN THẾ MẠNH CÁ NHÂN
 
Lời khuyên từ các chuyên gia là đừng cố gắng trở thành một người giỏi toàn diện hoặc phát triển quá lan man trong nhiều lĩnh vực. Biết thêm nhiều kiến thức là điều tốt nhưng bạn chỉ nên dành thời gian để rèn luyện những kỹ năng mà bạn thật sự mạnh bởi "một nghề cho chín còn hơn chín nghề". Câu nói vốn rất quen thuộc nhưng nhiều người vẫn thường rơi vào việc chạy theo tâm lý đám đông, thấy người khác thành công ở một mảng nào đó ví dụ như bán hàng trực tuyến chẳng hạn, vốn không phải ưu thế của mình nhưng vẫn "cố đấm ăn xôi" dù đã rõ ngay từ khi khởi đầu là bản thân không hề phù hợp. Điều này dễ dẫn đến việc thất bại và khiến bạn thêm tự ti và nhụt chí.
 
3. VƯỢT QUA NỖI SỢ HÃI
 
Nghe có vẻ thật lý thuyết nhưng sự thật việc vượt qua nỗi sợ hãi là một kỹ năng rất quan trọng với người đi làm. Khi bạn thường xuyên cảm thấy e ngại trong nhiều hoàn cảnh, sợ phỏng vấn, sợ đàm phán lương, sợ làm sai, v.v và chọn cách không đối diện vấn đề, bạn hoàn toàn không thể tránh được những gì sẽ xảy ra mà ngược lại thu về những kết quả rất tiêu cực. Vì vậy, thay vì chọn cách "sợ", hãy học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm xử lý tình huống để bản thân có được sự chuẩn bị tốt nhất trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
 
4. RA KHỎI VÙNG AN TOÀN
 
Kỹ năng tiếp theo mà mỗi người cần phải có rất nhiều nghị lực để tự phát triển đó chính là bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Khi đi làm, dù cho là một nhân viên trung thành đến đâu, điều đó cũng không thể hiện việc bạn đang phát triển ổn định mà có khi lại đưa ra những tín hiệu giả về sự tiến bộ. Do vậy, đừng tự khiến bản thân trì trệ và nuối tiếc khi rơi vào những tình huống như biết lương đồng nghiệp cao hơn lương mình, bởi lẽ bản thân vẫn cứ mải ngủ quên trong những thành tích xưa cũ mà không nghĩ về những hướng phát triển tốt hơn ngoài vùng an toàn. 
 
5. LUÔN CÓ DANH SÁCH CẦN GHI NHỚ TRONG TAY
 
 
Một thói quen tốt mà nhiều người thường bỏ qua đó chính là tạo ra danh sách ghi chép những điều cần nhớ khi bắt đầu một ngày làm việc mới. Đừng khiến não bộ hoạt động quá mức khi phải vừa căng ra giải quyết nhiều tình huống lại vừa phải ghi nhớ đâu là những việc cần hoàn thành trong ngày. Hãy đơn giản hoá mọi việc bằng cách ghi ra giấy hoặc sổ tay thật nhanh danh sách công việc bạn muốn thực hiện và đọc lại một lần nữa vào cuối ngày để xem mình đã làm việc hiệu quả hay chưa, nhằm có hướng cải thiện cho ngày hôm sau.

6. BIẾT CHỌN THỜI ĐIỂM ĐỂ THỰC HIỆN
 
Nếu chỉ mải miết đọc và học lý thuyết nhưng lại không mảy may nghĩ về việc sẽ thực hành như thế nào, bạn sẽ mãi chọn cách trì hoãn những mục tiêu đề ra. Việc chọn thời điểm để thực hiện là một kỹ năng rất quan trọng để giúp bạn phát triển bản thân bởi lẽ kiến thức là mênh mông, chúng ta không thể chờ đến khi học xong xuôi và biết tất tần tật mọi thứ rồi mới thực hành. Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ và tiếp tục vừa cải thiện vừa học thêm trong suốt quá trình thực hiện.
 
7. HỌC ĐIỀU MỚI THEO CÁCH MỚI
 
Với cùng một kiến thức, bạn có thể chọn nhiều cách học khác nhau, không nhất thiết phải tuân theo một quy chuẩn nào miễn là nó phù hợp với bản thân mình. Giống như khi chơi một ván cờ, mỗi người cần có những chiến lược và bước đi khác nhau để giành chiến thắng dù vẫn đang áp dụng cùng một nguyên tắc của cuộc chơi. Do đó, đừng chỉ học một cách sáo rỗng những gì lý thuyết đưa ra, hãy chiêm nghiệm vào bản thân, rút ra những điều hợp lý nhất để áp dụng. Thậm chí, bạn có thể học lại cả những kiến thức cũ trước đây nhưng bằng cách quên đi mình đã học như thế nào để bắt đầu tiếp thu lại từ người hướng dẫn mà bạn cảm thấy khâm phục và có sự nghiệp thành công.

 

Số lượt đọc: 515 -