• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

103921
Tổng số truy cập:103921
Khách đang online: 100
4 điều về công việc khiến sếp không hài lòng
Ngày đăng tin: 23/08/2019 14:44

 Công việc của bạn được phân chia lại

Bạn đến công ty ngày nào cũng làm những công việc quen tay và được sếp cho bạn làm một công việc đảm nhận dự án. Nhưng nếu 1 ngày nào đó sếp lại bảo bạn dừng lại mọi hoạt động liên quan đến dự án, và chuyển công việc đó cho đồng nghiệp làm thì đó là dấu hiệu nguy hiểm. Dấu hiệu đó đang chứng tỏ bạn đang làm mất niềm tin của sếp vào chất lượng công việc và đặt câu hỏi về sự phù hợp của bạn với vai trò hiện tại. Hãy để họ biết rằng bạn có thể đảm nhận được công việc và chứng minh điều đó bằng các kết quả khả quan.

 

Quản lý từng chi tiết nhỏ

Mỗi nhân viên đều gặp phải những quản lý như thế này: Họ chỉ cho chúng ta những chi tiết tất cả những việc bạn cần phải làm, từng chi tiết nhỏ sếp cũng nhắc nhở bạn, luôn luôn hỏi bạn về công việc theo sát tiến độ. Quản lý của bạn chỉ là người coi trọng tiểu tiết nhưng nếu đây là vấn đề chỉ xảy ra với riêng bạn thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy họ không tin tưởng bạn khi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.

Muốn khiến bạn phải cạnh tranh với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc đều có cạnh tranh là sự cạnh tranh lành mạnh, dấu hiệu bạn nhận biết khi sếp muốn “khích” bạn bằng cách khen đồng nghiệp trước mặt bạn, đề cao đồng nghiệp hơn bạn. Đó là để bạn phấn đấu và vượt qua hiệu suất của đồng nghiệp khác. Nếu nhận thấy dấu hiệu này thì đã đến lúc bạn cần phải cố gắng nhiều hơn rồi đấy.

 

Chuyển tiếp có chọn lọc các tin nhắn

Bạn đã bao giờ nhận ra mình đã bị "cho ra rìa" trong các thảo luận về một vấn đề quan trọng của dự án? Bạn có phớt lờ đi mặc dù điều này đã xảy ra vài lần trước đây? Bằng cách chỉ chuyển các tin nhắn có chọn lọc cho bạn, sếp đang chứng minh rằng họ không tin tưởng bạn có thể xử lý toàn bộ khối lượng công việc, tham khảo ý kiến của bạn là không cần thiết và sự tham gia sâu hơn vào dự án sẽ không mang lại lợi ích cho bạn hoặc đội nhóm.

 

Bạn sẽ làm gì khi thấy những dấu hiệu này đang trở nên rõ ràng hơn trong mối quan hệ công việc với cấp trên của mình? Bước đầu tiên là cần có một cuộc nói chuyện chân thành với sếp, đảm bảo rằng họ nhận thấy bạn luôn sẵn sàng gánh vác nhiều trách nhiệm hơn và thực hiện các thay đổi khiến bạn trở nên hiệu quả hơn, đồng thời tránh đưa ra các nhận định mang tính cá nhân. Và nếu bạn thấy rằng không thể có một cuộc đối thoại hiệu quả nữa và sếp vẫn "lạnh nhạt" với bạn thì đó là lúc bạn nên nghĩ đến một công việc khác ở một môi trường khác.

Số lượt đọc: 661 -