• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

50848
Tổng số truy cập:50848
Khách đang online: 405
3 việc giúp bạn khám phá năng lực bản thân trong công việc
Ngày đăng tin: 01/02/2023 16:20

Đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi tại sao những người khác có cùng xuất phát điểm, khởi đầu tương tự lại có thể phát triển tốt hơn, đạt được những thành công lớn hơn bạn hay chưa? Tính cạnh tranh cũng như ý thức đánh giá, so sánh bản thân luôn tồn tại chúng ta, đó cũng là một phần tạo nên động lực thúc đẩy chúng ta phấn đấu, phát triển. Tuy nhiên, phấn đấu thôi thì không bao giờ có thể giúp bạn đạt được thành tựu đột phá trong công việc, bạn chỉ có thể hoàn thành mọi công việc ở mức tròn vai. Hầu hết những người thành công đều phải trải qua quá trình nỗ lực rèn luyện, họ dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu phương hướng phát triển bản thân thay vì việc chỉ chú tâm vào làm việc một cách chăm chỉ nhất.

 
Sau đây là 3 việc bạn cần làm để có thể khám phá năng lực của bản thân, bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó để gia tăng hiệu suất công việc của mình.
 
Xác định điều bạn thích ở công việc hiện tại
 
Đầu tiên, bạn hãy ngồi lại cùng hồ sơ của bản thân, nhìn vào đó bạn dễ dàng nhận thấy những công việc bạn từng đảm nhận, những khóa học, kiến thức bạn từng học qua. Từ đó, đối với từng công việc, từng vị trí bạn hãy liệt kê ra những vai trò mà mình đã thực hiện. Tiếp theo đó tiếp tục khoanh tròn những điểm mà bạn cảm thấy yêu thích nhất ở mỗi vị trí, đó không nhất thiết phải là công việc mà có thể từ những hoạt động ngoại khóa, những cuộc thi. Trong các cuộc thi nhóm, ngoại khóa bạn thường đảm nhận vai trò gì, bạn đã đóng góp những gì, bạn có thực sự hài lòng với chúng hay không? Bạn hãy cẩn thận liệt kê tất cả bằng nhìn nhận khách quan nhất và ghi chúng ra.
 
Tất cả những hoạt động và nhiệm vụ bạn thích đều đáng để cân nhắc bởi chúng gắn với một trong những điểm mạnh nhất của bạn. Từ vị trí nhỏ nhất cho đến những cấp độ lớn hơn đều có ý nghĩa, bởi khi bạn chọn bắt đầu và đặt trách nhiệm vào công việc bạn sẽ nhận lại những kiến thức và kỹ năng tương ứng. Bạn đừng vội bỏ qua những chuyện đơn giản, việc hướng dẫn một nhân viên mới có liên quan đến năng lực lãnh đạo, truyền đạt kiến thức, hay việc tổ chức những buổi đi chơi, tiệc sinh nhật cũng có thể cho thấy khả năng kết nối, tổ chức sự kiện của bạn. Hoặc cả cách bạn đưa ra ý kiến, đối đáp với cấp trên trong công việc cũng sẽ là những điểm đánh giá phẩm chất lãnh đạo của bạn. Dành thời gian để nghĩ về những khát khao, niềm đam mê của bạn trong công việc là bước đầu tiên cũng là quan trọng nhất để xác định lộ trình khám phá năng lực tiềm ẩn trong công việc của bạn.
 
 
Xác định quỹ thời gian của bản thân
 
Tất cả những công việc, thời gian, giải trí, hay học tập, bạn cần thống kê một cách chi tiết nhất. Bạn thường dành nhiều thời gian cho việc gì, định hướng học thuật chuyên sâu hay là phát triển những kỹ năng mềm, qua cách phân bổ thời gian bạn hoàn toàn có thể tìm thấy câu trả lời. Hơn nữa, qua cách xác định này bạn có thể xác định được bản thân đang ưu tiên cho việc gì hơn để đưa ra những điều chỉnh. Đôi lúc việc dành quá nhiều thời gian cho giải trí, hay làm những công việc không mang tính hiệu quả cho quá trình phát triển kiến thức sẽ làm ảnh hưởng đến lộ trình công việc của bạn.
 
Tất nhiên khi thực hiện sắp xếp phân bổ thời gian bạn cần đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và đời sống. Bạn có thể phát triển toàn tâm cho công việc nhưng cũng không thể vì thế mà bỏ quên đi những yếu tố khác trong cuộc sống. Trên hành trình của bạn, không chỉ bản thân, bạn rất cần những yếu tố khác đồng hành nếu muốn đi đúng đường, điều hòa tốt những mối quan hệ xã hội, công việc, cân bằng trong việc chăm sóc gia đình sẽ tránh bạn phân tâm. Ngoài ra, việc điều hòa tốt giúp bạn nạp lại năng lượng sau khi làm việc chăm chỉ, mệt mỏi, khi đủ sức khỏe bạn mới có thể đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc.
 
Đối với những khoảng thời gian trống giữa công việc và đời sống, bạn có thể cân nhắc học thêm những kỹ năng khác, thể thao, âm nhạc hay nghệ thuật đều là những điều tốt, vừa làm phong phú thế giới quan của bạn, vừa giúp cuộc sống của bạn thêm thú vị. Bên cạnh đó, những điều này sẽ giúp bạn tăng thêm tính kết nối xã hội, mở rộng những mối quan hệ khác hoặc đơn thuần là giải tỏa những căng thẳng.
 
Xác định ưu nhược điểm của bản thân
 
Cuối cùng chính là nghiêm túc đánh giá bản thân bạn, thay vì những điều người khác thường hay nói hoặc bạn hay tự hào, hãy nghĩ về những điều khác mà ngày thường bạn không nghĩ đến. Đó có thể là cách bạn xử lý một tình huống phức tạp trong công việc, hay cách bạn giải quyết những tranh cãi trong công việc, đưa ra những luận điểm mang tính đột phá. Có rất nhiều những chi tiết nhỏ trong quá trình làm việc mà bạn có thể cân nhắc, đừng vội bỏ qua mà hãy ngẫm nghĩ sâu về chúng. Khi ấy, đặt giả sử quay lại trường hợp đó bạn liệu có cách xử lý khác hay không, liệu rằng khi ấy có thể đưa ra một quyết định khác đúng đắn hơn không. Không ngừng đặt các câu hỏi sẽ làm bộc lộ những điểm yếu cùng điểm mạnh của bạn. Những điểm yếu sẽ luôn bộc lộ những nét tương đồng qua từng câu chuyện, tính cách, cách xử lý hay phong cách làm việc. Điểm mạnh cũng tương tự khi chúng được hình thành từ những xử lý đột phá của bạn.
 
Khi đã xác định rõ điểm mạnh cùng điểm yếu, bạn sẽ biết cần phải sắp xếp thời gian như thế nào để phát huy điểm mạnh cũng như khắc phục những khiếm khuyết. Dành thời gian hợp lý cho từng bước như vậy sẽ đảm bảo bạn không đi quá vội vàng hay đi nhầm đường, cẩn thận từng bước, bạn sẽ dần dần đạt được những thành tựu tương ứng, ngày một hoàn thiện, phát triển hơn trong công việc yêu thích của mình. Ba bước kể trên tuy đơn giản nhưng yêu cầu bạn cần phải có sự kiên trì cùng ý chí quyết tâm, không từ bỏ con đường khai phá năng lực bản thân của mình.
Số lượt đọc: 237 -