• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

106498
Tổng số truy cập:106498
Khách đang online: 289
Ứng viên thể hiện không tốt như khi phỏng vấn và cách khắc phục
Ngày đăng tin: 15/03/2024 08:24

Thông thường nhà tuyển dụng ra quyết định tuyển dụng dựa trên phần thể hiện của họ trong buổi phỏng vấn. Thế nhưng, khi lăn xả vào công việc đa số ứng viên thể hiện không tốt như khi phỏng vấn. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì và cách khắc phục ra sao? Hãy tham khảo bài viết trong chuyên mục Nhân sự dưới đây của Cevn để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé. 

Thực trạng thể hiện năng lực của ứng viên khi làm việc thực tế
 
Hầu hết trong những cuộc phỏng vấn, các ứng viên thường có thái độ tốt, cầu tiến, thể hiện tối đa năng lực và kỹ năng làm việc. Vì thế, các đơn vị doanh nghiệp thường cảm thấy khá hài lòng và tràn đầy hy vọng họ sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một thực tế là không nhiều những ứng viên sẽ thể hiện được đúng những gì mà họ đã cam kết trong buổi phỏng vấn khi làm việc trực tiếp. 
 
Quả thực, có tới gần 80% ứng viên đã khiến cho doanh nghiệp cảm thấy thất vọng bởi màn thể hiện khác xa khi tuyển dụng ban đầu. Khi bắt tay vào làm việc thực tế nhân viên thường có các biểu hiện:
 
Lơ đãng, thiếu tập trung, hợp tác trong công việc. 
 
Không đạt được hiệu quả công việc như kỳ vọng. 
 
Mờ nhạt trong hoạt động nhóm. 
 
Không hòa mình với các hoạt động của tập thể doanh nghiệp. 
 

Ứng viên thể hiện không tốt như khi phỏng vấn, lơ là trong công việc
 
Đây là những dấu hiệu cho thấy các ứng viên bắt đầu chán nản với công việc. Điều này có thể do họ đang gặp trở ngại trong công việc nhưng không dám đề đạt, trình bày ý kiến. Nhà tuyển dụng cần nhận biết sớm để có thể chấn chỉnh và xử lý nhanh chóng. Từ đó, giúp các ứng viên tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong công việc. 
 
Lý do ứng viên không đáp ứng được kỳ vọng?
 
Sự khác biệt trong hiệu suất của ứng viên giữa phỏng vấn và khi làm việc thực tế có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân từ phía ứng viên và nguyên nhân từ phía nhà tuyển dụng. Dưới đây là hai nhóm nguyên nhân quan trọng từ cả hai phía:
 
Nguyên nhân từ bản thân ứng viên
 
Với tâm thế là người tìm việc, mọi ứng viên đều muốn vượt qua các bài test, vòng phỏng vấn để nhận được việc. Vậy nên một số ứng viên sẽ tìm cách gian lận hoặc phóng đại quá mức các kinh nghiệm, kỹ năng mình có để dễ pass. Dưới đây là một số biểu hiện dẫn đến tình trạng ứng viên thể hiện không tốt như khi phỏng vấn:
 
Phóng đại hồ sơ: Vì muốn gây ấn tượng, thể hiện bản thân với nhà tuyển dụng nên rất nhiều ứng viên mắc lỗi phóng đại hồ sơ xin việc. Họ có thể phóng đại về chức danh, vị trí, kinh nghiệm, hay vai trò trong các dự án,… bởi họ cho rằng phía nhà tuyển dụng không có thời gian đi xác minh những vấn đề này.
 
Không trung thực trong bài test năng lực: Các doanh nghiệp trước khi tuyển dụng chính thức thường đưa ra các bài Test để kiểm tra năng lực ứng viên có đáp ứng được công việc hay không. Tuy nhiên, vì mong muốn sở hữu công việc mà nhiều ứng viên thiếu trung thực khi làm bài kiểm tra.
 
Trả lời phỏng vấn thiếu trung thực: Tới vòng phỏng vấn nhiều ứng viên trả lời khéo léo, nhưng không trung thực chỉ với mục đích là “qua” vòng phỏng vấn. Tuy nhiên, chính vì điều này lại khiến các nhà tuyển dụng có sự đánh giá sai lệch về khả năng của ứng viên. 
 

Không trung thực là một nguyên nhân ứng viên không đáp ứng được kỳ vọng
 
Nguyên nhân từ đơn vị tuyển dụng
 
Chìa khóa để giải quyết vấn đề ứng viên thể hiện không tốt như khi phỏng vấn đó chính là nhà tuyển dụng xem xét lại chính quy trình đánh giá năng lực của mình. Một câu hỏi được đặt ra đó là “Liệu quy trình đánh giá đã đúng và khách quan hay không?” Một số nguyên nhân vì sao ứng viên không thể hiện được tốt như khi phỏng vấn xuất phát từ nhà tuyển dụng như sau:
 
Nhà tuyển dụng không đánh giá đúng năng lực của ứng viên: Nhiều nhà tuyển dụng chỉ dựa vào hồ sơ và phỏng vấn để đánh giá năng lực của ứng viên. Điều này có thể dẫn đến việc nhà tuyển dụng tuyển dụng phải những ứng viên không đáp ứng được yêu cầu của công việc.
 
Bản thân người tuyển dụng chưa khách quan, công bằng: Một nguyên nhân khác khiến các ứng viên thể hiện không tốt như khi phỏng vấn đến từ chính các nhà tuyển dụng trực tiếp. Họ có thể thường mắc phải những lỗi như đánh giá dựa theo cảm tính, đánh giá theo ấn tượng ban đầu, đánh giá dựa trên khuôn mẫu không có sự linh hoạt.
 
Thiếu hỗ trợ và đào tạo: Nhà tuyển dụng có trách nhiệm cung cấp hỗ trợ và đào tạo cho ứng viên mới. Nếu họ không cung cấp sự hỗ trợ đủ đối với ứng viên mới hoặc không giúp họ hiểu rõ công việc và môi trường làm việc, ứng viên có thể gặp khó khăn khi làm việc thực tế.
 
Môi trường làm việc không phù hợp: Một số ứng viên có thể rất giỏi trong công việc nhưng lại không phù hợp với môi trường làm việc của công ty. Điều này có thể khiến họ không thể phát huy hết năng lực của mình.
 
Doanh nghiệp không có quy chuẩn về khung đánh giá: Rất nhiều đơn vị đang gặp tình trạng không có bộ khung chuẩn cũng như lượng hóa đánh giá ứng viên. Chính vì thế, các trường hợp đánh giá mỗi người một kiểu, kết quả không đảm bảo công bằng, khách quan là điều rất dễ xảy ra.


Có nhiều nguyên nhân nhà tuyển dụng không đánh giá đúng năng lực của ứng viên
 
Giải pháp đánh giá ứng viên tối ưu và chuẩn xác nhất
 
Để khắc phục được vấn đề ứng viên thể hiện không tốt như khi phỏng vấn một cách tối ưu các doanh nghiệp cần hướng tới đó chính là có được giải pháp đánh giá ứng viên một cách toàn diện. 
 
Tất cả những vấn đề nhân viên thể hiện khác lúc phỏng vấn, nhân viên nghỉ việc sớm có thể được gỡ bỏ nhờ vào việc đánh giá năng lực ứng viên.  Nếu như đánh giá đúng năng lực sẽ giúp doanh nghiệp giảm tỷ lệ nghỉ việc, giảm chi phí đào tạo nhân viên mới (đào tạo xong lại nghỉ việc do ko phù hợp). Một số các phương án có thể kể tới như:
 
Lập hội đồng tuyển dụng chuẩn xác
 
Lập hội đồng tuyển dụng là một cách tốt để đảm bảo quyết định tuyển dụng được đánh giá toàn diện và cân nhắc từ nhiều góc độ. Dưới đây là các bước để thành lập và quản lý một hội đồng tuyển dụng chuẩn xác:
 
Xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của hội đồng tuyển dụng.
 
Xác định những người sẽ tham gia vào hội đồng tuyển dụng. 
 
Đảm bảo rằng các thành viên trong hội đồng tuyển dụng hiểu rõ vai trò của họ và phối hợp một cách hiệu quả trong việc đánh giá ứng viên.
 
Sau khi tất cả các ứng viên đã được đánh giá, hội đồng nên tổ chức cuộc họp để thảo luận về mỗi ứng viên và đưa ra quyết định cuối cùng về việc tuyển dụng hoặc từ chối.
 
Hội đồng nên truyền đạt quyết định tuyển dụng cho các bên liên quan và cung cấp phản hồi cho ứng viên.

 
Lập hội đồng tuyển dụng là một cách tốt để đảm bảo quyết định tuyển dụng
 
Tạo môi trường phỏng vấn thoải mái cho ứng viên
 
Một môi trường phỏng vấn thoải mái sẽ giúp ứng viên cảm thấy tự tin và thể hiện bản thân trung thực, chân thành hơn. Nhà tuyển dụng cần tạo ra một môi trường phỏng vấn thân thiện, gần gũi, khuyến khích ứng viên chia sẻ suy nghĩ và quan điểm của mình.
 
Để tạo ra một môi trường phỏng vấn thoải mái, nhà tuyển dụng có thể thực hiện các bước sau:
 
Chào hỏi ứng viên một cách thân thiện và lịch sự.
 
Thể hiện sự quan tâm đến ứng viên và công việc của ứng viên.
 
Tạo ra một không gian phỏng vấn thoải mái và riêng tư.
 
Tạo ra một bầu không khí phỏng vấn cởi mở và khuyến khích ứng viên chia sẻ suy nghĩ của mình.
 

Môi trường phỏng vấn thoải mái sẽ giúp ứng viên tự tin trả lời trung thực hơn
 
Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau
 
Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau sẽ giúp nhà tuyển dụng có được cái nhìn toàn diện về năng lực của ứng viên. Khi nhà tuyển dụng có được cái nhìn toàn diện về năng lực của ứng viên, họ sẽ có thể đánh giá chính xác hơn khả năng của ứng viên trong việc đáp ứng yêu cầu của công việc.
 
Để sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, nhà tuyển dụng có thể:
 
Sử dụng kết hợp các phương pháp phỏng vấn, bài kiểm tra, bài tập thực hành, và tham khảo ý kiến của người tham chiếu.
 
Xác định rõ các tiêu chí đánh giá cho từng phương pháp.
 
Tuân thủ quy trình đánh giá minh bạch và công bằng.
 

Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để chọn lọc ứng viên hiệu quả hơn
 
Thống nhất bộ khung đánh giá công bằng, minh bạch
 
Việc thiết lập một bộ câu hỏi và tiêu chí đánh giá cụ thể và đồng nhất giúp xác định năng lực của ứng viên một cách công bằng và minh bạch. Bộ khung đánh giá cần được xây dựng dựa trên các tiêu chí cụ thể, phù hợp với yêu cầu của công việc. Các tiêu chí này cần được xác định rõ ràng, đảm bảo tính khách quan và công bằng trong quá trình đánh giá.
 
Dưới đây là một số lưu ý khi xây dựng bộ khung đánh giá ứng viên:
 
Trước khi xây dựng bộ khung đánh giá, nhà tuyển dụng cần xác định rõ yêu cầu của công việc. Điều này sẽ giúp xây dựng bộ khung đánh giá phù hợp với những yêu cầu đó.
 
Các tiêu chí đánh giá cần được xây dựng cụ thể và chi tiết, tránh chung chung. Các tiêu chí này cần bao gồm các yếu tố về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, và thái độ của ứng viên.
 
Xác định thang điểm đánh giá rõ ràng để đảm bảo tính khách quan và công bằng.
 
Bộ khung đánh giá cần được thống nhất giữa các nhà tuyển dụng để đảm bảo tính nhất quán trong quá trình đánh giá.


Doanh nghiệp cần thống nhất bộ khung đánh giá công bằng, minh bạch cho ứng viên
 
Ứng dụng công nghệ đánh giá năng lực ứng viên
 
Trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, đánh giá năng lực ứng viên đã trở nên phức tạp hơn và cần sự hiệu quả, đáng tin cậy. Để đối phó với thách thức này, Cevn đã trở thành một đối tác đáng tin cậy cho doanh nghiệp. 
 
Cevn không chỉ đơn giản là một công cụ để tạo các bài Test năng lực Online, mà còn là một nền tảng mạnh mẽ cho việc tổ chức các kỳ thi và đánh giá nhân sự với quy mô lên tới hàng nghìn ứng viên. Cevn sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:
 
Hệ thống ngân hàng đề thi mẫu tiêu chuẩn quốc tế: Cevn có hơn 300+ đề thi mẫu với đa dạng lĩnh vực và cấp độ phù hợp với nhu cầu đánh giá của doanh nghiệp.
 
Tính năng thiết lập đợt thi nhanh chóng: Chỉ cần vài phút, doanh nghiệp có thể thiết lập đợt thi với số lượng ứng viên lên đến hàng nghìn người.
 
Giao diện thân thiện, dễ sử dụng: Cevn có giao diện đơn giản, dễ sử dụng giúp ứng viên làm bài thi một cách thuận tiện.
 
Hệ thống bảo mật cao: Cevn sử dụng công nghệ bảo mật tối tân giúp đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình đánh giá.
 
Hệ thống tự chấm điểm, lọc kết quả: Hệ thống tự chấm điểm và lọc kết quả thí sinh giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức.
 
Bên cạnh đó, hỗ trợ thiết lập đợt thi trong 5 phút, gửi đề thi tới hàng ngàn người qua Email hay mã QR với chế độ bảo mật, đảm bảo công bằng. Hệ thống tự chấm điểm, lọc được kết quả thí sinh.
 
Cung cấp sự đào tạo ở giai đoạn Onboarding
 
Giai đoạn Onboarding là giai đoạn giúp ứng viên hòa nhập với môi trường làm việc mới. Khi ứng viên được đào tạo đầy đủ về công việc và môi trường làm việc, họ sẽ có thể thể hiện năng lực của mình một cách tốt hơn.
 
Để cung cấp sự đào tạo ở giai đoạn Onboarding, nhà tuyển dụng có thể:
 
Cung cấp các khóa đào tạo về công việc và kỹ năng mềm.
 
Cung cấp cơ hội cho ứng viên thực hành công việc.
 
Hỗ trợ ứng viên hòa nhập với môi trường làm việc mới.
 
Tóm lại, ứng viên thể hiện không tốt như khi phỏng vấn không phải là vấn đề hiếm ở các doanh nghiệp. Phía doanh nghiệp cần áp dụng các giải pháp thiết thực để giảm được tình trạng này. Cevn hy vọng sẽ là lựa chọn tối ưu để doanh nghiệp hoàn thiện hơn quy trình tuyển dụng của đơn vị mình.
Số lượt đọc: 125 -